Hiện thực đời sống xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong truyện nguyễn nhật ánh (Trang 54 - 60)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Hiện thực đời sống xã hội

Viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện khá đầy đủ và sâu sắc những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, những câu chuyện về tình bạn, tình yêu của trẻ. Trong những câu chuyện kể, nhà văn đan cài, tích hợp những vấn đề nhức nhối của xã hội ảnh hưởng đến các em, đặc biệt là những em nữ. Gần

gũi với trẻ, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ du ngoạn trong thế giới mộng mơ cũng tuổi thơ mà nhà văn còn nhìn hiện thực đời sống xã hội bằng một đôi mắt thấu đáo. Ông trao cho các em, nhất là những em nữ một thứ vắc-xin để miễn dịch trước những cái xấu đang có nguy cơ đe dọa cuộc sống của trẻ.

Trên những trang viết, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ miêu tả cuộc sống tốt đẹp của những nhân vật nữ may mắn mà nhà văn còn cho thấy hiện thực xã hội còn nhiều mảnh đời bất hạnh ở độ tuổi vị thành niên. Những nhân vật nữ ấy là những đứa trẻ mồ côi, phải tự lực cánh sinh trong cuộc sống như cô bé Tài Khôn trong Bong bóng lên trời. Hay những em đang tuổi cắp sách đến trường nhưng không được đi học như Hồng Hoa trong Thiên thần nhỏ của tôi.

Trường hợp của nhân vật Mận trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

đáng thương hơn. Từ cuộc sống có một mái nhà với đầy đủ ba mẹ bỗng chốc Mận trở nên bơ vơ, không nơi nương tựa “chỉ trong một ngày, nhà nó cháy, ba nó chết, mẹ nó bị bắt, cứ như địa ngục đột ngột trút xuống đầu” [tr.180]. Mận ngồi “đầu gục trên cánh tay, theo cái kiểu sẽ không bao giờ ngẩng lên nữa” [tr.180]. Ở độ tuổi bắt đầu biết nhận thức về cuộc sống, nhân vật đã ý thức về thực tại bất hạnh của mình. Nỗi đau này là quá sức đối với Mận.

Hiện thực xã hội trên trang văn của Nguyễn Nhật Ánh còn có những nhân vật nữ bước vào đời sớm vì hoàn cảnh khó khăn. Trong Quán gò đi lên, con Cúc, con Hường từ Quảng Nam vô Sài Gòn phụ bán ở quán Đo Đo hay Hồng Hoa trong Thiên thần nhỏ của tôi hàng ngày phụ mẹ bán cháo lòng ở chợ là những nhân vật như vậy. Qua những trường hợp như thế, nhà văn gián tiếp lên tiếng về quyền trẻ em trong xã hội. Trẻ em cần được quan tâm, giúp đỡ, được học hành, vui chơi và được sống đúng với độ tuổi của mình.

Viết cho các em, Nguyễn Nhật Ánh còn cho thấy hiện thực đời sống xã hội đã tác động không nhỏ đến cuộc sống của các nhân vật nữ tuổi mới lớn.

Nhất là sự khác biệt giữa cuộc sống phố thị và nông thôn thường khiến những bạn nữ ở quê lên phố thay đổi theo chiều hướng không tốt. Vẻ hào nhoáng bề ngoài của môi trường và con người chốn thị thành thường làm các nhân vật nữ choáng ngợp. Các em thay đổi, chạy theo nó mà không biết rằng đó là sự a dua, đánh mất mình.

Mặc khác, thay đổi môi trường sống trong khi tầm nhận thức đang ở mức chỉ thấy mà chưa hiểu nên các em dễ phạm sai lầm. Trường hợp của Hà Lan trong Mắt Biếc là một ví dụ. Rời khỏi làng Đo Đo, Hà Lan không còn là cô thôn nữ ngày nào khi chỉ sau một tháng Hà Lan đã mang vẻ ngoài của thiếu nữ chốn thị thành. “Lối ăn mặc dung dị ngày nào đã biến mất. Bây giờ, nó mặc quần tây ống bó và chiếc áo tay phồng với đủ thứ thêu ren. Mái tóc của nó cũng được cắt ngắn, gọn gàng hơn nhưng cũng kiểu cọ hơn” [tr.96]. Sự thay đổi về hình thức như dự báo sự thay đổi về nội dung. Điều đó thật đúng khi Hà Lan đã bị thu hút bởi những cái mới lạ từ Dũng mà bỏ quên tình cảm chân thật của Ngạn dành cho mình.

Viết về hiện thực đời sống xã hội, Nguyễn Nhật Ánh đề cập đến những định kiến trở thành rào cản khiến cho các nhân vật nữ không thể trọn vẹn với mối tình đầu. Sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình của Chương và Quỳnh khiến ba Quỳnh ngăn cản mối tình của đôi trẻ. Gia đình Quỳnh là gia đình cách mạng, ba Quỳnh là đảng viên là cán bộ cách mạng trong khi bố Chương lại là sĩ quan chế độ cũ và đang chuẩn bị đi học tập cải tạo. Quỳnh không dám đấu tranh để bảo vệ tình yêu của mình, cô quay lưng lại với Chương. Điều này có thể cảm thông. Bởi lẽ, nhân vật nữ ấy đang độ tuổi mới lớn nên kinh nghiệm sống chưa có. Trong tình cảm các em dễ dao động khi đứng trước định kiến xã hội khắt khe.

Với các tác phẩm Mắt biếc, Đi qua hoa cúc, và gần đây là tác phẩm

việc có thai ở các bạn nữ vị thành niên. Những nhân vật như: Hà Lan, Ngà, Miền đều phải dừng việc học ở lứa tuổi cắp sách đến trường. Đau lòng hơn, Ngà đã tìm đến cái chết vì không thể đối diện với sự đàm tiếu, dị nghị của người đời. Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội và cũng là nỗi boăn khoăn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Trên những trang viết về hiện thực đời sống trong sáng tác cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh còn đề cập đến việc kết hôn sớm ở những bạn nữ. Trong Hạ đỏ, nhân vật Út Thêm mười bảy tuổi lấy chồng. Hôn nhân của Út Thêm là do gia đình sắp đặt. Bởi theo lời Dư, em nhỏ Thơm giải thích thì “chị Út Thêm và anh Thoảng không quen nhau nhưng hồi trước ba em và ba anh Thoảng chơi thân với nhau. Và ba em hứa gả chị Út Thêm cho anh Thoảng. Lẽ ra một, hai năm nữa mới làm đám cưới nhưng ba anh Thoảng bệnh hoài, do đó ổng giục phải cưới sớm, trước khi ổng mất ” [tr.162].

Nhìn nhận về vấn đề hiện thực đời sống trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý cho rằng: “Hiện thực trong truyện Nguyễn Nhật Ánh không phải hoàn toàn màu hồng, nhưng cũng không quá dấn sâu vào những điều nhức nhối của xã hội đang còn lắm bất công” (Vân Thanh). Ngòi bút của anh hướng về hiện thực cuộc sống, chứ không phải là một thế giới tinh khiết, được thanh lọc đến vô trùng. Tuy vậy, khi nói về những mặt tiêu cực trong xã hội, anh thường ý thức không gây cho các em sự bi quan” [55, tr.17].

Trước bức tranh hiện thực đời sống xã hội đầy phức tạp, các nhân vật nữ tuổi mới lớn có nhận thức chưa sâu sắc. Các em phần lớn chỉ thấy hiện tượng mà chưa chưa nắm bắt được vấn đề nên dễ bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài. Vì vậy, các nhân vật nữ tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh dễ bị vấp ngã khi chưa hiểu ra những hào nhoáng bên ngoài không phải là giá trị đích thực của con người. Tuy vậy, nhà văn luôn dành cho nhân vật nữ những ngả rẽ hứa hẹn

triển vọng tốt đẹp. Hà Lan trong Mắt biếc, Quỳnh trong Còn chút gì để nhớ, Út Thêm trong Hạ đỏ, Miền trong Ngày xưa có một chuyện tình... cuối cùng cũng có một mái ấm hạnh phúc.

Mặc dù, hiện thực đời sống xã hội đôi khi gây ra nhiều khó khăn cho trẻ nhưng nhân vật nữ tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh vẫn có thái độ sống tích cực. Các em nữ ấy không phải là những con người dễ dàng đầu hàng hoàn cảnh. Nhân vật Rùa dù bị phường săn căm ghét nhưng cô bé vẫn đeo đuổi việc bảo vệ các con thú hoang trong rừng. Tài Khôn vẫn luôn lạc quan, yêu đời với việc bán bóng bay hằng ngày để tự kiếm sống. Hồng Hoa luôn yêu mảnh vườn nhà cũ dù bây giờ ngôi nhà đã thuộc về người khác. Em không thôi mơ ước và hi vọng về một ngày được đi học trở lại.

Hiện thực đời sống xã hội trên trang viết dành cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thấp thoáng những tấm lòng nhân ái, giàu thương yêu dành cho trẻ. Trong Ngồi khóc trên cây, nhà văn đã thể hiện điều này. Mặc dù không cùng suy nghĩ với ông Hương - ba của Rùa, nhưng “những người thợ săn tốt bụng lúc đó, đều nhất trí kể lại câu chuyện theo cách khác, trước hết bịa ra một bọn cướp sau đó bịa ra thêm một người anh hùng bắt cướp để đứa con ông Hương có thể lớn lên một cách tự nhiên như mọi đứa trẻ khác trong làng” [tr.226]. Những người thợ săn ấy đã “hành động theo tiếng gọi của lương tri, vì mặc cảm về danh dự gia đình là nỗi khổ tâm lớn lao có thể làm thui chột tâm hồn non nớt của đứa bé” [tr.226].

Mặt khác, khi sự thật về cái chết của ba Rùa được nói ra, những người thợ săn đã lập tức giải nghệ. Họ quên đi những gì mà Rùa đã gây ra cho mình, gieo cho nó niềm tin, niềm yêu đời. Họ trả lại sự hồn nhiên ngây thơ cho cô bé có đam mê bảo vệ bầy thú nhỏ trong rừng.

Ngoài ra, trong Quán gò đi lên cô Thanh chủ quán Đo Đo cũng là người tử tế. Những bạn nữ làm ở quán của cô như Cúc, Hường, Lan, Kim

luôn nhận được sự cảm thông và góp ý chân thành của cô chủ. Cô Thanh đã tạo điều kiện để các bạn yên tâm với công việc mưu sinh ổn định.

Trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mận trong những ngày không có gia đình đã được mẹ Thiều đón về nuôi. Thiều và Tường, em Thiều luôn bên cạnh, quan tâm và đối xử với Mận như người thân trong gia đình. Tình cảm của những con người ấy giúp Mận nguôi ngoa bớt nỗi đau ly tán và nuôi hy vọng sớm gặp lại mẹ. Mận đã không cô đơn trong hoàn cảnh côi cút. Nguyễn Nhật Ánh đã không để cho nhân vật nữ của mình “bị số phận thình lình đánh quỵ” [tr.180]. Nhà văn mở ra một cánh cửa khác chan chứa yêu thương, đồng cảm và sẻ chia để xoa dịu nỗi đau của các em.

Trên những trang viết cho tuổi mới lớn của ông, hình ảnh người phụ nữ trưởng thành thấp thoáng hiện lên với bao vất vả, lo toan giữa những bộn bề của cuộc sống. Họ có thể là những người buôn bán nhỏ như mẹ Mận, mẹ Thiều trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh; Mẹ Hồng Hoa trong Thiên thần

nhỏ của tôi. Đó cũng có thể là những người kinh doanh có vốn khá hơn như

mẹ Cẩm Phô trong Trại hoa vàng. Hay những người nông dân như dì Sáu của Chương trong Hạ đỏ, mẹ Hà Lan trong Mắt Biếc.

Mỗi nhân vật có một ngành nghề và hoàn cảnh sống riêng. Điểm chung ở các nhân vật đó là công việc mưu sinh lương thiện. Trong giao tiếp với trẻ, đôi khi bị những lo toan của cuộc sống đè nặng họ không kiềm chế được cảm xúc tiêu cực của mình. Bên cạnh đó cũng có những bà mẹ thật tâm lý. Điều cơ bản, các nhân vật phụ nữ này đều có tấm lòng nhân hậu, yêu thương trẻ.

Như vậy, viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ miêu tả nhân vật nữ trong đời sống gia đình mà ông còn đặt các em trong bức tranh xã hội rộng lớn. Ở đó không có những giờ học, giờ chơi hồn nhiên nơi trường lớp. Môi trường xã hội trên trang viết của nhà văn là nơi nhân vật nữ tuổi mới lớn bước vào đời. Các em phải nhọc nhằn mưu sinh với bao ước mơ đành gác

lại. Cả những mất mát, va vấp trong cuộc sống của bạn nữ tuổi mới lớn đều được nhà văn tỏ bày với bạn đọc. Dẫu vậy, trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh hiện thực xã hội vẫn có nhiều điều tốt đẹp và những con người tốt đẹp.

Trên phông nền ấy, những nhân vật nữ tuổi mới lớn của nhà văn đã không hề đầu hàng hay gục ngã trước số phận. Với nghị lực mạnh mẽ của bản thân và sự sẻ chia của những người xung quanh, các nhân vật nữ ấy vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã để sống có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong truyện nguyễn nhật ánh (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)