Lớp từ ngữ chỉ tên nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 36 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Lớp từ ngữ chỉ tên nhân vật

2.1.1.1. Kết quả thống kê

Khảo sát 2 truyện đồng thoại của Nguyễn Thị Thanh Bình là Rim chạy

Mèo con xa mẹ, chúng tôi thu được kết quả thống kê về trường từ vựng chỉ tên gọi nhân vật như sau:

Bảng 2.1. Thống kê trường từ vựng chỉ tên gọi nhân vật

Tác phẩm

Từ ngữ

Rim chạy Mèo con xa mẹ

Nhân vật con người 8 8

Nhân vật con vật 18 9

Nhân vật đồ vật 0 1

Nhân vật hiện tượng

thiên nhiên 0 2

Cả hai truyện đồng thoại đều xuất hiện trường từ vựng chỉ tên gọi nhân vật con người. Trong đó, Rim chạy có trường từ vựng chỉ nhân vật con người có số lượng là 8 lần và trường từ vựng chỉ nhân vật con vật là 18 lần. Còn truyện Mèo con xa mẹ ngoài số lượng nhân vật con người là 8, con vật là 9, thì còn có thêm sự xuất hiện của nhân vật đồ vật và nhân vật thiên nhiên số lượng lần lượt là 1(tờ giấy) và 2(Gió, Mặt trời).Khác với truyện đồng thoại của Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Thị Thanh Bình còn đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật vô tri vô giác nhưng lại được nhân hóa và có lời thoại. Điều này góp phần thể hiện lối viết của nữ nhà văn, đó là sự bay bổng, tưởng tượng phong phú, phù hợp với tư duy non nớt, mơ mộng của trẻ thơ.

Trong đó, ta thấy rằng số lượng nhân vật con vật ở cả hai tác phẩm đều phong phú đa dạng hơn số lượng nhân vật con người, đặc biệt là ở truyện Rim chạy. Điều đó cho ta thấy rằng, Nguyễn Thị Thanh Bình đã rất chú tâm vào việc xây dựng hệ thống nhân vật loài vật trở nên phong phú, đa dạng. Mỗi nhân vật lại có tần suất xuất hiện khác nhau và có vai trò nhất định trong việc xây dựng cốt truyện ở mỗi tác phẩm. Tuy vậy, giống như những truyện đồng thoại khác, truyện của Nguyễn Thị Thanh Bình cũng có đặc điểm về số lượng nhân vật còn hạn chế nếu so với các thể loại tương đương viết cho người lớn như truyện dài hay tiểu thuyết. Đây có lẽ là đặc trưng thể loại, phủ hợp với nhận thức lứa tuổi.

2.1.1.2. Lớp từ vựng chỉ tên gọi nhân vật con người

Lớp từ vựng chỉ tên nhân vật con người trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình chiếm số lượng ít phong phú hơn so với lớp từ vựng chỉ tên nhân vật con vật. Tuy vậy, mỗi nhân vật xuất hiện đều đóng vai trò nhất định.

Nhìn chung, ở truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình có hai cách gọi tên nhân vật chủ yếu:

a. Gọi bằng tên riêng

Đây là cách gọi tên phổ biến và được sử dụng nhiều trong hầu hết các tác phẩm. Ở truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, các nhân vật con người được đặt tên khá tối giản. Điển hình như:

- “Anh Trung” – Người con trai thứ của gia đình nhận nuôi nhân vật chính “Rim”

- “Bé Su” – Thằng nhóc con trai của chị cả trong gia đình nhận nuôi “Rim”

- “Anh Khoa” – Người nhặt được nhân vật chính chú mèo tên “Meo” - “Chị Phương” – Cô bé lớn hơn Khoa, con gái gia đình nhận nuôi “Meo”

- “Nhóc Nam” – Cậu bé nhỏ nhất trong gia đình - “Chú Quang”, “chú Chính”, “chú Linh” – Hàng xóm

Cách gọi tên này có điểm đặc biệt đó là tên mỗi nhân vật đều là mang dấu ấn cá nhân, khó nhầm lẫn giữa các nhân vật với nhau. Giúp người đọc có thể dễ dàng ghi nhớ, phân biệt. Ngoài ra, đi kèm các tên riêng, luôn có các từ chỉ danh xưng với công thức chung: Danh xưng + Tên riêng.

b. Gọi bằng danh xưng

Ở truyện đồng thoại của Nguyễn Thị Thanh Bình, ngoài cách gọi tên nhân vật bằng tên riêng thì còn sử dụng cách gọi bằng danh xưng, có thể là danh từ thân tộc hoặc danh từ, cụm danh từ chỉ một kiểu người. Ví dụ: Dì, dượng, cô, bác (Mèo con lạc mẹ) hay bố, mẹ, chị hai; cô bán thịt, tên trộm chó, hàng xóm (Rim chạy).

Cách gọi này được sử dụng nhiều và gần như là phổ biến nhất trong các tác phẩm đồng thoại của Nguyễn Thị Thanh Bình. Xuyên suốt tác phẩm, các nhân vật này không được xưng gọi bằng tên riêng mà chỉ gọi bằng danh xưng, hay vị thế trong gia đình. Tuy vậy, họ không phải là những người xuất hiện mờ nhạt, chỉ đóng vai trò làm đa dạng thêm hệ thống nhân vật. Ngược lại, những nhân vật được gọi bằng danh xưng trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình đều có vai trò quan trọng nhất định trong dòng thời gian của việc xây dựng cốt truyện. Không có họ, tác phẩm gần như không thể hoàn thành. Hay nói cách khác, ngoài nhân vật chính thì các nhân vật không có tên riêng chính là phần hồn của tác phẩm.

Chẳng hạn, trong truyện Rim chạy, hai nhân vật bốmẹ đóng vai trò là người nhận nuôi Rim, quan tâm chăm sóc, chơi đùa, thậm chí là dạy dỗ và bảo vệ Rim. Họ xuất hiện từ đầu đến cuối câu truyện, là người mở ra cốt truyện, cũng là người góp phần khép lại câu truyện. Tương tự, những nhân vật khác cũng vậy. Đấy cũng chính là một trong những điểm đặc biệt trong cách sử dụng từ ngữ của Truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình.

2.1.1.3. Lớp từ vựng chỉ tên gọi nhân vật con vật

a. Gọi bằng tên riêng

Tương tự với nhân vật con người, nhân vật con vật cũng được đặt tên riêng. Tuy nhiên, số lượng tên riêng ở nhân vật con vật nhiều hơn, phong phú hơn nhân vật người. Cụ thể qua hai tác phẩm: Xám/Meo, Khoang, Tam Thể, Vằn, Đẹt (Mèo con xa mẹ), Rim, Liu, Két, Vàng, Mun, Nâu, Xù Nơ, Nhiếp Một, Nhiếp Hai, Nhiếp Mười Một, Mèo Cọp, Phiu Chơ, Guây, Viva,…

+ Cách thứ nhất là nhân vật được đặt tên dựa vào đặc điểm ngoại hình xét theo góc nhìn cùng là loài vật với nhau như: Xám, Khoang, Tam thể, Mun, Vàng, Nâu, Vằn, Mèo Cọp(phân biệtđặc điểm về màu lông), hay Đẹt (dựa theo vóc dáng), Xù Nơ (dựa theo trang phục); Meo (theo tiếng kêu);Nhiếp Một, Nhiếp Hai, Nhiếp Mười Hai... (tuổi trưởng thành kết hợp số đếm); …

+ Cách thứ hai, đó là loài vật được đặt tên theo cách của con người đặt tên cho chính mình tương tự như cách đặt tên Khoa, Nam, Phương, Chính, Linh,..theo sở thích của con người:Rim,Phiu Chơ, Guây, Viva (dựa theo tên loại xe: Dream, Future, Wave Alpha,Suzuki Viva);Két (tiếng Anh: Cat),…

Điều này hoàn toàn phù hợp với nhìn nhận khác nhau của con người và loài vật. Con vật thì thường phân biệt với nhau bằng bộ lông, mùi, vóc dáng… do khả năng bẩm sinh về khứu giác và thị giác ở chúng phát triển. Còn con người lại phân biệt nhau qua cách gọi tên được đặt một cách độc đáo, hiếm khi nào trùng với nhau, thể hiện khả năng tư duy sáng tạo vượt bậc hơn ở con người so với loài vật.

b. Gọi bằng tên loài

Một trong những đặc điểm nữa chúng ta không thể không nhắc đến trong cách gọi tên của truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, đó là cách gọi nhân vật bằng tên của chính loài đó. Cách này tương tự như cách gọi theo danh xưng. Những nhân vật này không hề có một cái tên cụ thể, mà là một con vật nhưng mang đặc điểm chung của cả loài, đại diện cho loài đó tham gia vào cốt truyện.

Điển hình cho cách gọi tên này chính là các nhân vật: Thằn Lằn, Rắn Đực, Rắn Cái (trong Mèo con xa mẹ), Tắc Kè, Rắn Mối, Bò Cạp, Gà, Chuột Cống (trong Rim chạy),…

Ngoài ra, các hình tượng thiên nhiên (gió, mặt trời) hay đồ vật (tờ giấy) cũng được xem như một nhân vật với cách gọi thân mật bằng các đại từ nhân xưng như cô, bác, chị,... có khả năng bay lượn, nói chuyện, hờn dỗi, buồn phiền,... Điều này phù hợp với góc nhìn, tư duy ngây thơ của trẻ em – đối tượng mà truyện đồng thoại thường hướng đến, chúng thường nhìn mọi vật xung quanh như những vật thể có cảm xúc, có thể cùng khóc, cùng cười, cùng trò chuyện. Cách đặt tên, gọi tên cho các nhân vật của tác giả cũng giúp chúng ta thấy được chị là một người nhạy cảm, hiểu rõ tâm lí, cách tư duy của trẻ em, cũng như hiểu về đặc tính của loài vật khác như thế nào so với con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)