Lớp từ ngữ chỉ hành động, trạng thái của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 41 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Lớp từ ngữ chỉ hành động, trạng thái của nhân vật

2.1.1.1. Kết quả thống kê

Khảo sát lớp từ ngữ chỉ tính cách của nhân vật trong truyện đồng thoại của Nguyễn Thị Thanh Bình, chúng tôi thu được bảng thống kê như sau:

Bảng 2.2. Thống kê trường từ vựng chỉ hành động, trạng thái của nhân vật

Tác phẩm

Nhân vật Mèo con xa mẹ Rim chạy

Nhân vật con người 389 183

Nhân vật con vật 706 489

Nhân vật đồ vật 02 0

Nhân vật thiên nhiên 06 0

Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta thấy: trường từ vựng chỉ hoạt động, trạng thái của nhân vật hết sức phong phú, đặc biệt là đối với nhân vật loài vật vì đây là kiểu nhân vật chính của truyện đồng thoại. Nhân vật chủ yếu được hiện diện qua các hành động và cả những trạng thái, biểu hiện vì vậy sự phong phú ở trường từ vựng này còn thể hiện rõ sự sinh động của thế giới nghệ thuật của mỗi tác phẩm, cũng là tài năng của mỗi tác giả. Ngoài nhân vật con vật được nhân hóa ra, truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình còn có nhân vật đồ vật và thiên nhiên cũng được nhân hóa. Nhưng vì số lượng khá ít nên chúng tôi sẽ gộp chung 2 loại nhân vật này với nhân vật con vật. Sau đây là nội dung chi tiết:

2.1.2.2. Lớp từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của nhân vật con người

Phần lớn nhân vật con người trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình đều được miêu tả khá cụ thể, nhất là trong hành động, tâm trạng. Do đó, lớp từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong truyện có số lượng khá nhiều và đa dạng. Được thể hiện cụ thể như sau:

a. Lớp từ ngữ chỉ hoạt động

Có các lớp từ chủ yếu sau:

+ Lớp từ ngữ chỉ hoạt động bản năng: tắm, đi, chạy, ôm, giữ chặt, băng qua, thấy, nhoài người tìm, nhào xuống, thả xuống, lồm cồm bò dậy, bò, khóc, ngoảnh tới ngoảnh lui, vứt xe chạy trốn, đổ xô ra đường, thổi phù phù, phá lên cười sằng sặc, thét lên, giậm chân đùng đùng, phì cười, cười ngặt nghẽo, nhíu mày, cười khanh khách, ngậm ngón tay, …

+ Lớp từ ngữ chỉ hoạt động lao động (chân tay và trí óc): mở chum, lấy ra, vung tay rải, mang, thu lại, giặt khăn, phơi khăn, hốt đám rác, đi mua, đục

đếm chữ, chụp hình, đưa lên mạng, lôi những công cụ, ngồi lặt rau, lau nước dãi, …

+ Lớp từ ngữ chỉ hoạt động vui chơi, đùa giỡn: quăng sợi dây chuối, cầm một đầu cho đầu kia ngoe nguẩy, vò đầu, tay khua khoắng, …

+ Lớp từ ngữ chỉ hoạt động hướng đến người khác: nâng nhẹ, nâng, dẫn, đưa, xé thịt dằm cơm cho, đưa tay ra, dỗ, bế, tặng, xoa đầu, vuốt ve, vỗ nhẹ đầu, chìa, …

+ Lớp từ ngữ chỉ hoạt động giao tiếp: kêu lên, đòi, gạt đi, bảo, hét, vẫy, dặn dò, nói, chỉ chỉ, rù rì bảo, chỉ, khoe,lắc đầu, quay sang, lên tiếng, kêu, nói, đòi, ngón tay ngọ nguậy, miệng kêu “chậc chậc”, nhắc, tay vẫy vẫy, hét lên, khóc ré, ơ ơ gọi, thò tay ra khỏi cũi, vẫy vẫy, lẩm bẩm, ca thán, than phiền, ngợi khen, giơ ngón tay cái lên, dặn, đe, kể, thù thì, à lên, giải thích, kêu gọi, liếc nhau, ngửa bàn tay kêu “chật chật”.

Về từ loại, đại đa số trong các lớp từ ngữ này là động từ. Về mặt cấu tạo, hầu hết đều là từ ghép. Cụm từ (chủ yếu là cụm động từ) cũng chiếm số lượng tương đối lớn.

Lớp từ ngữ chỉ hoạt động của con người xuất hiện thường xuyên, nhưng cũng không quá nhiều, thường được sử dụng ở những đoạn miêu tả hoạt động của nhân vật.

Ví dụ: “Thân bìm bìm khá to, có dây còn to bằng ngón chân cái, có gốc to bằng cổ tay. Dì lấy kéo cắt dây thành từng đoạn. Dượng lấy cuốc bổ gốc, lôi cả rể lên. Dì vơ đám bìm bìm, chặt nhỏ vun thành đống. Dượng đào một cái hố to, bốc đám bìm bìm ấy bỏ xuống hố, lấp đất lại.”[MCXM, tr.86]

b. Lớp từ ngữ chỉ trạng thái

+ Lớp từ ngữ chỉ trạng thái bên ngoài: quanh quẩn, hí hửng, kinh ngạc, ngả nghiêng, toét miệng cười, nắc nẻ cười, hí hí mắt, lặng lẽ, ngã ngửa ra sau, ôm đầu nằm co quắp, cau mặt, say sưa, nhớt dãi thè lè, khoái chí, mắt híp lại vui vẻ, toét miệng cười, xụ mặt, phừng phừng như núi lửa sắp phun, nhảy nhỏm, hí hoáy, quạu, trầm ngâm, bù xù, gật gù, nhăm nhe, lê la, loay hoay, lững thững, dơ dáy, ướt lướt thướt,…

+ Lớp từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí:

* Trạng thái tâm lí tiêu cực:buồn, tò mò, hoảng hốt.

* Trạng thái tâm lí tích cực:thương, vui vẻ, thương, hoảng, hiểu, thương cảm, hồ hởi vui sướng, háo hức.

Nhìn chung, phần lớn trong lớp từ ngữ chỉ trạng thái nhân vật là tính từ và động từ; về mặt cấu tạo, chủ yếu trong lớp từ ngày là từ ghép và từ láy. Lớp từ ngữ này thường xuất hiện trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình ở những đoạn xuất hiện nhân vật con người, đặc biệt là những đoạn văn hội thoại dùng để bộc lộ tâm trạng, nội tâm của các nhân vật.

Ví dụ:

- Sao ba biết em Meo là con gái? – Chị Phương hỏi. (…)

- Ba đoán thôi! (…)

- Đoán sao dượng? – Anh Khoa cũng háo hức xen vào

- Thấy nó yếu ớt, mỏng manh, dượng đoán chắc là con gái. Chưa kể hai đêm rồi, cô nàng vừa ngủ vừa khóc mơ. [MCXM, tr.77]

So với lớp từ chỉ tâm trạng của nhân vật con vật thì lớp từ chỉ trạng thái của nhân vật con người trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình được

sử dụng khá ít. Tác giả chủ yếu tập trung miêu tả trạng thái, tâm lí của nhân vật con vật nhiều hơn. Nhân vật con người xuất hiện chỉ chủ yếu được miêu tả qua hành động và lời thoại, ít được bộc lộ qua các từ miêu tả tâm trạng. Nếu có cũng chỉ là miêu tả sơ lược dưới góc nhìn của loài vật.

2.1.2.3. Lớp từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của nhân vật con vật

a. Lớp từ ngữ chỉ hoạt động

Là nhân vật trung tâm, xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, có số lượng khá lớn, lại được thể hiện bằng hình thức nhân cách hóa nên nhân vật con vật trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình hiện lên rất sinh động, mang dáng dấp, tính cách như con người khá rõ nét. Lớp từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của nhân vật con vật vì thế cũng nhiều và đa dạng hơn hẳn.

+ Lớp từ ngữ chỉ hoạt động bản năng: lắc đầu, nhìn, tè, quan sát xung quanh, nhờ, ngó nghiêng tìm kiếm, bật lên tràng sủa, sà xuống, đập cánh phành phạch, kêu la ầm ĩ, khịt khịt mũi, thè lưỡi liếm,.. (phụ lục 1, tr.93)

+ Lớp từ ngữ chỉ hoạt động giao tiếp: ngước mắt nhìn, quay nhìn, ư ử nhìn mẹ lần cuối, hỏi, làm thinh, gừ gừ trong cổ họng, hóng mỏ, bĩu môi, hét, gào, hằm hè, hừ mũi, bĩu môi, lên giọng, hứ dài,… (phụ lục 2, tr.95)

+ Lớp từ ngữ chỉ hoạt động thể hiện tình cảm, giúp ích cho con người:

thè lưỡi liếm tay mẹ,tìm thấy đồ chơi của Su, mang cất, dí mũi ngửi, rúc đầu vào tay mẹ dụi dụi, ngoạm bịch rác lôi đi, đi đổ rác, dùng mũi đóng cổng, chồm lên hất cho chốt rơi xuống, diệt chuột, bắt ốc sên, tưới rau, tấn công tên trộm, đi tìm tên bắt chó, xô ngã hai tên trộm, rời nhà đi cầu xin cứu người khác,…

+ Lớp từ ngữ chỉ hoạt động vui chơi, nghịch phá: chúi đầu vào, chen vào, bật dậy, xông đến, ùa tới, châu đầu vào, ngoáy mông, huých, lấn, chơi

xấu, cắn đuôi, lon ton theo, lấy chân khều, thò mũi hẩy, huơ tay, nhéo mũi, lấy mũi ủi ủi, đè chân lên, lấy chân khều,… (phụ lục 3, tr.97)

Về cấu tạo, các đơn vị chỉ hoạt động của nhân vật con vật là động từ và cụm động từ. Miêu tả các nhân vật loài vật, Nguyễn Thị Thanh Bình đã sử dụng một lượng lớn các từ ngữ liên quan đến đặc tính loài vật. Ngoài ra, cũng dùng nhiều từ ngữ mượn từ hoạt động của con người. Nhân vật loài vật trong đồng thoại của chị vì thế hiện lên chân thực mà cũng thật sinh động. Lớp từ này được sử dụng thường xuyên, đa phần là ở những đoạn miêu tả và hội thoại giữa các nhân vật.

Ví dụ 1, “Do ở trong chuồng tối đen, đàn gà không biết bên ngoài xảy ra chuyện gì, chỉ biết đồng thanh hét:

- Cáo! Cáo! Cứu với!

Đang lo đối phó với trộm mà rim bật cười, gâu gâu thông báo: - Trộm chứ cáo nào?”[RC, tr.100]

Ví dụ 2, “Con rắn giận dữ, nó phì to hơn, nó rít lên, nghe như tiếng huýt gió, phóng tới.

(…) Tui gào to, xông tới, máu nóng rần rật chảy khắp người, thấm luôn cả đám lông chân trái. Khỏi cần trận thế, khỏi cần mảng miếng, tui cứ nhằm khúc giữa con rắn mà ngoạm, mà nhay, mà cào” [MCXM, tr.16]

Ví dụ 3, “Rim thè lưỡi nhìn mẹ, Rim có ý kiến nhưng mẹ không hiểu Rim.” [RC, tr.42]

b. Lớp từ ngữ chỉ trạng thái

+ Lớp từ ngữ chỉ trạng thái bên ngoài: khó chịu, hầm hừ, buồn xo, tim nhảy bang bang, chân lẩy bẩy, run, cụp tai, giật mình, nhắm tịt mắt, mếu máo,

khóc, lơ vơ bỏ ăn, say ngủ, nằm dài, cuộn người, nghếch mõm, hú vía nhảy dựng,…(phụ lục 4, tr.99)

+ Lớp từ ngữ chỉ trạng thái bên trong:

* Trạng thái tâm lí tiêu cực: nhớ, buồn, đợi, bực mình, lo lắng, buồn thiu, thấy trống vắng, khó chịu, thèm thuồng, lo sợ, ghen tỵ, bất an, lo lắng, tuyệt vọng, căng thẳng, nhức buốt, trái tim nhói đau, bực, tim đập phình phịch, hơi thở ngắn, gấp gáp, choáng váng, đau nhói, đau nhức, hoảng hồn, giả điếc, giận dữ, chán, thấy bất an, tỉnh bơ, buồn bã, sợ hãi, buồn chán, căng thẳng, đề phòng, không dám đi đâu, hoảng, điên tiết,…

* Trạng thái tâm lí tích cực: sướng, vô cùng sung sướng, tưởng tượng đang nằm trên đám mây, tự hào, thấy mình lớn nhanh, cảm động, vui, hâm mộ, ngượng chín, khoái khoái, cảm động, phấn khích, tò mò, hớn hở, thẹn thùng, ân hận, mắc cỡ, ngưỡng mộ, cảm thấy tin cậy được, hy vọng, …

Cũng như ở lớp từ chỉ trạng thái của nhân vật con người, phần lớn lớp từ ngữ chỉ trạng thái của nhân vật con vật trong truyện là tính từ, chủ yếu là từ ghép, cụm từ.

Nhiều nét trong hoạt động, đặc biệt là trạng thái tâm lí của nhân vật con vật mang bóng dáng của con người, nhờ thủ pháp nhân cách hóa – thủ pháp cơ bản, cốt lõi nhất của thể loại truyện đồng thoại. Thủ pháp này được thể hiện qua việc tác giả mượn hầu hết từ lớp từ ngữ chỉ trạng thái của nhân vật con người. Do đó, giữa hai lớp từ ngữ chỉ trạng thái của nhân vật con người và nhân vật con vật có sự tương đồng mà chúng ta dễ nhận thấy.

Ví dụ 1: “Nó thụt thò cái lưỡi, cười ha hả trong lúc cái đầu lắc lư trái phải:

- Đúng là ngựa non háu đá, ta là rắn, là rắn biết chưa, là loài vật có thân hình dài nhất, đẹp nhất

Tui hoang mangnhìn lại phía sau, thấy vịt Đẹt lẩy bẩy lùi tuốt luốt vào gầm bàn. Cả người, cả thân lẫn mỏ một màu xám xịt. Nhìn nó như sắp xỉu tới nơi. Chứng tỏ rắn là một loài vật khá đáng sợ” [RC, tr.123]

Ví dụ 2: “ Con chó đang lim dim ngủ dưới gốc cây thì bị một trận mưa lá trút xuống, hoảng hồn bật dậy, nhảy chồm chồm, sủa ủng oẳng. Nào có ai, cơn mưa lá cũng tạnh, con chó tiu nghỉu quay tròn tại chỗ mấy vòng rồi ôm đuôi ngủ cho hết giấc. Tui thấy cảnh đó thì ngoác miệng cười.” (MCXM, tr.82).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)