7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Giá trị thẩm mĩ
Từ địa phương có mặt ở cả 2 tác phẩm, tuy nhiên tập trung nhiều hơn ở
Mèo con xa mẹ. Nguyễn Thị Thanh Bình từng tâm sự rằng thật ra chị gốc Bắc, nói giọng Bắc, nhưng miền Bắc ngôn ngữ có phần trang trọng, cứng nhắc không phù hợp lắm với truyện dành cho thiếu nhi nên chị chuyển sang dùng phương ngữ Nam cho các tác phẩm của mình.
Đa phần có nguồn gốc từ phương ngữ Nam nên từ địa phương xuất hiện trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình góp phần làm ngôn ngữ truyện trở nên gần gũi. Nhân vật trong truyện cũng hiện lên thật sinh động, giản dị và vô cùng đáng yêu.
Chẳng hạn, cảm nhận của cún Rim lần đầu tiên nhìn thấy “mấycon nâu nâu” từ trong giỏ bò ra: “Trời ơi con gì ngộ ghê luôn, có quá trời chân, những cái chân mọc xòe ra hai bên….Con này còn có hai cái tay to vật vã. Chắc siêng tập nâng tạ lắm nè. Mà ngộ, sao lại có con vật chân nhỏ tay bự thế nhỉ?” (RC, tr.18).
Còn đây là cảm xúc của Meo khi “tìm được … giới tính”:
Tui nghe người nhẹ bỗng tưởng bay được. Niềm vui tìm được … giới tính làm tui lâng lâng. Thiệt khó chịu khi là một thằng con trai mà cứ bị khen là “xinh quá”. … Tui là con trai chính hiệu à nghen! (MCXM, tr.176).
Trong hai đoạn văn trên hiện lên hai nhân vật đích thực thuộc vùng phương ngữ Nam với cách sử dụng từ xưng hô (tui), các từ tình thái (ngộ ghê, quá trời,à nghen, …). Từ địa phương được sử dụng đã làm nổi bật nét tính cách hồn nhiên của “tụi nhỏ” vật – người với tâm hồn trong sáng đáng yêu. Có thể nói, sử dụng từ địa phương chính là một trong những điều quan trọng nhất làm nên sự thành công của tác phẩm.
2.4. Đặc điểm sử dụng một số lớp từ ngữ khác
2.4.1. Từ láy
Từ láy là lớp từ được Nguyễn Thị Thanh Bình có ý thức sử dụng, xuất nhiều trong hai truyện, góp phần khắc họa hình ảnh, hành động, tính cách, trạng thái vừa là của loài vật, vừa là con người lứa tuổi nhi đồng: ngây thơ, hồn nhiên, hiếu động, thích thể hiện, dễ khóc dễ cười, …
Chẳng hạn, “tính cách mèo” được thể hiện trong tình huống bụng đói trước miếng ăn - chén sữa: Thiếu chút nữa tui nhảy tưng tưng, tui kịp dừng lại vì nhận ra đó là một hành động rất không chững chạc, rất không … mèo. Tui là mèo, loài mèo luôn thâm trầm dịu dàng chứ không bắng nhắng, ồn ào”[MCXM, tr.75]. Còn đây là “năng lực và thiên chức chó”: Các chú chó ngay cả khi còn bé tí teo, vẫn luôn tự tìm chỗ ngủ cho mình. Chỉ cần một nơi kín gió, ấm áp và bất ngờ là được. (…) Bất ngờ là làm sao nằm chỗ kín đáo đó, ấm áp đó, nhưng mắt vẫn bao quát được hết ngoài sân ngoài cổng. Ai đến, cún phải biết đầu tiên báo động cho chủ nhà.
Nếu là người quen, sẽ sủa “oăng oẳng” vui vẻ và đuôi ngoáy nhẹ nhàng tỏ ý thân thiện. Đừng ngoáy phần phật lại thành ra con cún ngốc, bạ ai cũng mừng. Gặp người lạ, phải sủa “gáu gáu” khô khan, đanh thép, ngẳng đầu lên, nhìn thẳng vào khác. [RC, tr.14]
Trong hai đoại văn trên, cách sử dụng từ láy đã góp phần làm nổi bật đặc trưng giống loài – trẻ nhỏ.
Những từ láy dẫn ra đây phần nào giúp ta hình dung được đặc trưng của loài vật – trẻ nhỏ trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình: bang bang, bắng nhắng, bẽn lẽn, bò lê bò toài,bối rối, cà chớn cà cháo, cà lơ phất phơ, chẹp bẹp, chình ình, choe chóe, chồm chồm, chút chéo, cục cựa, cuống
quýt, dáo dác,dơ dáy, điệu đàng, đứ đừ, gằm ghè, hăm he, hăm hở,…(phụ lục 5, tr.102)
2.4.2. Từ ngữ tuổi Teen a. “Thành ngữ teen” a. “Thành ngữ teen”
Truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình đã “cập nhật” được đặc điểm sử dụng từ ngữ của trẻ em thời hiện đại. Đấy là lối dùng “thành ngữ teen” kiểu: dã man con ngan, ngất ngây con gà tây, tụ tập con cá mập, … Loại “thành ngữ” này là tổ hợp từ ngữ có vần mà vế sau không có quan hệ với vế trước về nghĩa.
Ta bắt gặp trong đời sống ngôn ngữ tuổi teen không ít các đơn vị ngôn ngữ này. Lối diễn đạt lạ, vui, có vần này cũng đi vào truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình.
- Ba ngày nay không có hột cơm vào bụng, tui lép kẹp như con cá lưỡi mèo, nhìn chán như con gián.[MCXM, tr.26]
- Tui tha thẩn ngoài sân chơi với vịt Đẹt. Thấy tui buồn xo như … con bò, vịt Đẹt lúc lắc cái mông đi tới. [MCXM, tr.107].
- “Then kiu” là cái gì?
- Là ngoại ngữ đó. “Then kiu vi na miu, sân siu bồ kết”. [MCXM, tr.148]
“Thành ngữ tuổi teen” xuất hiện trong truyện đồng thoại không nhiều nhưng cũng góp phần tạo nên sự sinh động và hơi thở cuộc sống của ngôn ngữ tác phẩm.
b. Từ ngữ lóng, khẩu ngữ
Ngoài những kết cấu có vần như thành ngữ, trong hai tập truyện còn xuất hiện những từ ngữ lóng, từ khẩu ngữ. Ví dụ: xong phim (chết), phởn (vui
sướng, hả hê), ông nội (xưng gọi đồng trang lứa một cách thân mật),bó tay (chịu thua, không thực hiện được), nghề (năng lực bẩm sinh, giỏi, thành thạo), đệ tử (bậc đàn em thân cận), sư phụ (gọi người có khả năng hơn mình), sút (đá) ,thần sầu (quỷ khốc thần sầu: đạt đến mức đỉnh cao)…
- Cua cá chỉ nói khi ở dưới nước, lên cạn là bó tay . [RC, tr.21]
- Đêm qua có mưa nhẹ, may mà tui núp dưới giàn mướp nên không hề hấn gì. Trời còn thương, chứ trời mưa lớn, chắc là tui … xong phim. [MCXM, tr.18]
- Rim khịt khịt mũi. Chẵng cần anh Trung chỉ bảo Rim cũngbiết, “nghề” của Rim mà. Loài cún nhà Rim có cái mũi siêu việt, siêu nhất trong các loài. Sao anh lại đi chỉ cún đánh hơi nhỉ? Rõ buồn cười? [RC, tr.10]
c. Tiếng Anh
Bước sang thế kỉ XXI, trong sự hội nhập quốc tế sâu rộng, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, có vai trò quan trọng. Ngoại ngữ được dạy từ bậc tiểu học. Nhiều gia đình, nhất là khu vực thành thị, cho con em học tiếng Anh từ tuổi mẫu giáo. Trong giao tiếp xã hội, truyền thông, sách báo xuất hiện trong lời nói khá nhiều từ tiếng Anh. Trẻ em cũng dùng tiếng Anh xen tiếng Việt. Được học bài bản thì phát âm chuẩn, còn phần lớn là kiểu tiếng bồi Anh – Việt (nhiều khi người nghe cũng … bó tay!).
Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, ta gặp nhiều từ tiếng Anh với đủ dạng thức.
Tên cún được đặt theo tên xe: Rim (Dream), Phiu Chơ (Future), Guây (Wave), Vi Va (Viva). Tên mèo Két (cat).
Các từ ngữ khác: quần jeans, zide, “made in dì”, Facebook, Taekwondo, yes (dé …é…é…!)
Nhìn chung, các từ ngữ tiếng Anh trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình được sử dụng phổ biến, không quá xa lạ với bạn đọc. Ta hãy “nghe” đoạn đối thoại giữa cún Rim và Mèo Két:
“Rim lắc đầu: - Thế bạn tên gì?
- Tên Két! Mèo đáp ngay, chưa thôi hậm hực.
Rim buồn cười quá thể. Két là bà con với vẹt, yểng, những con chim có cánh, biết bay và biết nói tiếng người. Ai lại lấy tên Két đặt con mèo lông ngắn tủn, không có cái cánh nào kia chứ.
Két lườm Rim một cái dài thăm thẳm, hất mặt: - Biết one two three four five không?
- Biết! Một hai ba bốn năm tiếng Anh chứ gì nữa. - Tiếng Anh kêu tui là cat, hiểu chưa?” [RC, tr.26]
Còn dưới đây là đoạn đối thoại giữa Khoang (chú mèo đi hoang) với người anh trai (nhân vật tui – Mèo nhà) gặp lại sau bao ngày xa cách:
Mèo Khoang:
- À, cái sân nơi tui với anh hay ra nghịch nắng đó, giờ thành cái “Goa sinh tơn xi ty” của tụi tui rồi nghe.
- “Goa sinh tơn xi ty” là cái gì?
- Là nhà vệ sinh, là World Cup, WC đó. Vậy mà đòi ra giang hồ. (…) Tui vuốt râu:
- Lúc nào đói, cứ đến đây. Khoang bật cười:
- “Then kiu” là cái gì?
- Là ngoại ngữ đó. “Then kiu vi na miu, sân siu bồ kết”.
- Vinamilk thì tao biết, tao có uống mấy lần. Nhạt thếch chứ có quái gì đâu.
Tui nói mà không biết rằng, loài mèo nhà tui không cảm nhận được vị ngọt.
- Là một câu cảm ơn long trọng đó “ông nội”. Hổng phải là tên sữa “ông” mút hằng ngày đâu.” [MCXM, tr.145-148]
Những câu chứa từ ngữ tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh “bồi” kèm “thành ngữ teen” góp phần khắc họa được chân dung nhân vật và mang lại sự tiếp nhận thú vị đối với bạn đọc.
Tiểu kết chương 2
Truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình đã vận dụng linh hoạt các trường từ vựng liên quan đến nhân vật, gồm: lớp từ ngữ chỉ tên gọi nhân vật, chỉ hoạt động và trạng thái, tính cách nhân vật. Các lớp từ này đều có số lượng lớn và được sử dụng phong phú, đa dạng, nhiều nhất là lớp từ chỉ hoạt động, trạng thái của nhân vật. Các lớp từ này thường xuất hiện ở những đoạn miêu tả nhân vật. Đồng thời, bên cạnh những đặc tính vốn có, nhân vật loài vật còn được gán cho những từ ngữ liên quan đến con người, nhờ vào thủ pháp nhân cách hóa. Từ đấy, nhân vật trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình hiện lên thật cụ thể, sinh động và gần gũi.
Ngoài ra, truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình còn sử dụng thành ngữ, tục ngữ và từ địa phương. Đây là một trong những đặc trưng mang lại thành công của truyện. Các thành ngữ, tục ngữ được sử dụng hầu hết là quen thuộc, gần gũi, phù hợp với nhận thức và tâm lý của lứa tuổi mà truyện đồng thoại hướng đến. Các biến thể của thành ngữ, tục ngữ còn thể hiện sự sáng tạo
cũng mang lại sự gần gũi, đáng yêu nhờ vào phương ngữ Nam được vận dụng linh hoạt. Các từ ngữ tuổi Teen, tiếng Anh mang tính khẩu ngữ dù xuất hiện không nhiều những cũng góp giúp tác phẩm mang “hơi thở” của ngôn ngữ trẻ em đương đại.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÂU VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ
TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
3.1. Đặc điểm sử dụng câu văn
3.1.1. Câu hội thoại giữa các nhân vật
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giáo tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đíc được đặt ra.... Tùy theo nhân vật giao tiếp, ta có hội thoại giữa hai người, giữa ba người, bốn người và nhiều người; hội thoại mà người nghe hiện diện hoặc vắng mặt” [37, tr.122]. “Tất cả các diễn ngôn như một bài văn nghị luận, một bài văn miêu tả, một giấy đề nghị, v.v.. tuy không có sự hiện diện đối mặt của người nói và người nghe, tuy không gắn chặt với tình huống cụ thể nào nhưng vẫn hàm ẩn một cuộc trao đổi” [10, tr. 207].
Câu hội thoại được đặt trong mối quan hệ với câu trần thuật, miêu tả của nhà văn trong tác phẩm. Câu hội thoại là loại câu tương tác giữa các nhân vật, giữa nhân vật với bạn đọc hoặc giữa nhà văn với bạn đọc. Đây là một trong những loại câu phổ biến, đặc trưng của các tác phẩm kịch, tự sự, đặc biệt là tác phẩm tự sự văn xuôi. Nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ suy nghĩ, hành động của nhân vật. Truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình cũng vậy, câu hội thoại có mặt hầu như xuyên suốt tác phẩm
3.1.1.1. Kết quả thống kê
Bảng 3.1. Số lượng và mật độ câu hội thoại
Tác phẩm Mèo con xa mẹ Rim chạy
Số lượng (câu) 456 195
Mật độ (câu/trang) 2,53 1,87
Qua bảng thống kê ở trên, ta thấy rằng câu hội thoại có mặt khá nhiều ở hai tác phẩm, nhưng Mèo con xa mẹ vẫn có số lượng và mật độ nhiều hơn. Trong đó, Mèo con xa mẹ là tác phẩm hơi thiên về hành động và đậm chất triết lý, còn Rim chạy lại là tác phẩm thiên về tự sự. Có lẽ sự chênh lệch về câu hội thoại giữa hai tác phẩm là điều dễ hiểu. Những tác phẩm có số lượng và mật độ câu hội thoại dày là những tác phẩm giàu đối thoại, sẽ tạo nhịp điệu nhanh cho câu chuyện và sự tương tác giữa các nhân vật hơn. Nhờ đó, làm nổi bật dụng ý nghệ thuật của tác giả.
3.1.1.2. Đặc điểm cấu tạo
Xét về cấu trúc ngữ pháp, câu hội thoại trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình được chia thành các kiểu sau chính: Câu đơn và câu ghép. Câu đơn gồm câu đơn mở rộng thành phần và câu đơn không mở rộng thành phần. Câu ghép gồm câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập. Ngoài ra, còn có câu tỉnh lược, câu đặc biệt
a. Câu đơn
Câu đơn là câu một kết cấu chủ - vị làm nòng cốt. Trong ngôn ngữ truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, câu đơn bình thường (có đầy đủ hai thành phần chủ - vị) có hai tiểu loại: câu đơn không mở rộng và câu đơn phần mở rộng.
a1. Câu đơn hai thành phần không mở rộng
Đây là những câu đơn trong đó chỉ có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, dạng câu đơn này không nhiều. Ví dụ:
- Rim ăn đi.
- Tắc Kè là con gì? - Chị Hai về! [RC] - Dì đoán coi! - Tao biết rồi! - Chân em sạch mà! - Tui là tờ giấy. - Mẹ nói!
- Con không sao.
- Con nhớ mẹ lắm! [MCXM] a2. Câu đơn mở rộng
Đây là những câu đơn mà ngoài hai thành phần chính chủ - vị còn có những thành phần phụ khác Trong truyện đồng thoại của Nguyễn Thị Thanh Bình, loại câu này chiếm số lượng lớn nhất trong kiểu câu hội thoại. Ví dụ:
*Mở rộng thành phần trạng ngữ
- Ban ngày chúng nó leo lên cành mít đậu hết.[RC, tr. 10]
- Hôm nay mua được mớ cua ngon. [RC, tr.18]
- Hôm ấy, ông chủ nhà lừa mẹ ra sân, bỏ ba con vào ba cái hộp giấy. [MCXM, tr.139]
* Mở rộng thành phần khởi ngữ
- Xa mẹ, tụi con nhớ mẹ rồi sao? [RC, tr.10]
- Chuyện này là Bò Cạp vô tình hay cố ý vậy? [RC, tr.75]
- Nước ngoài nào tui không biết! (MCXM, tr.160)
* Mở rộng thành phần tình thái
- Có lẽ Rim phải quen với nơi này.[RC, tr.15]
- Tui muốn hỏi chuyện nó thôi mà. [RC, tr.21]
- Đúng rồi, gâu là con chó. [RC, tr.37]
- Hình như có người xấu đến đây. [RC, tr.54]
- Thiệt tình, mày to xác nhưng còn non nớt lắm. (MCXM, tr.67)
* Mở rộng thành phần cảm thán
- Ối giời, nó nhay quần tôi! [RC, tr.8]
- Dữ vậy trời?[RC, tr.22]
- Ghê thật, đợi chị mời nó mới chịu ăn![RC, tr.23]
- Ái chà, Rim ngủ rồi ha! [RC, tr.39]
- Ối, cái lưng của tôi [RC, tr.68]
- Ui, con mèo! [MCXM, tr.16]
- Trời đất, thằng nhỏ té rồi kìa! [MCXM, tr.8] * Mở rộng thành phần gọi đáp
- Rim, ăn đi nào! [RC, tr.23]
- Này ông cá sấu, ông tên gì vậy?[RC, tr.34]
- Anh ơi, anh tìm mẹ giùm em đi! [MCXM; tr.14]
- Dì ơi, em Meo không chịu ăn. [MCXM, tr.29]
- Meo ơi, măm măm! [MCXM, tr.72]
- Meo ơi, ra chơi với anh nè! [MCXM, tr.111] * Mở rộng thành phần giải thích (giải ngữ)
- So với các anh em, Rim không phải là người, à, không phải là cún khỏe nhất. [RC, tr.12]
- Chẳng qua thấy họ nhà gián vừa hôi hám, vừa nhếch nhác, vừa kiêu ngạo, trong người bao nhiêu mầm bệnh, tui mới ra tay (thật ra là ra chân). [MCXM, tr.61]
- Tui mà là dì, tui cắn cổ, à loài người không biết cắn cổ như loài mèo, tui xách anh nhóc quăng ra đám cỏ bỏ đói nguyên ngày cho trắng mắt. [MCXM, tr.112]
Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình có loại câu mà giải ngữ
biểu đạt cái ý “chợt nhớ” thường biểu đạt bằng giải ngữ hoặc câu có yếu tố “à”, “quên”, “à quên” làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
- Chú cún hức hức cụp tai. Quên, tai chú cụp sẵn rồi. [RC, tr.9]
- Thằng Một mà có làm sao mình sẽ cho nó biết tay. À, mình làm gì có tay, mình sẽ cho nó biết mỏ. [RC, tr.85]
-Anh nhóc áo xanh lúc này đang bò bằng bốn chân (à lộn, là hai tay