Câuhộithoại mang tính triết lí, giáo dục giữa tác phẩm với bạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 77 - 107)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Câuhộithoại mang tính triết lí, giáo dục giữa tác phẩm với bạn

bạn đọc

Truyện đồng thoại là thể loại truyện viết cho trẻ em là chính, nên mục đích giáo dục được gửi gắm qua đó rất quan trọng. Ngoài các kiểu câu hội thoại giữa các nhân vật, truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình còn có các câu hội thoại của nhân vật hoặc của nhà văn với bạn đọc nhằm gửi gắm thông điệp mang tính triết lý, giáo dục.

3.1.2.1. Kết quả thống kê

Bảng 3.2. Số lượng và mật độ câu hội thoại mang tính triết lí, giáo dục

Tác phẩm Mèo con xa mẹ Rim chạy

Số lượng (ý) 31 25

Mật độ

Qua bảng thống kê ta thấy rằng trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, số lượng các đoạn văn, câu văn mang ý nghĩa giáo dục hay tính triết lý khá đa dạng và phong phú. So với Rim chạy, ởMèo con xa mẹ, số lượng câu văn, đoạn văn mang tính triết lý, giáo dục nhiều hơn do độ dài văn bản lớn hơn.

3.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo

Các câu hay đoạn văn mang tính giáo dục, triết lý không có một cấu trúc hình dạng cụ thể, mà ngược lại rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có hai loại câu được sử dụng phổ biến nhất: Câu độc thoại của nhà văn với bạn đọc đọc và Câu hội thoại của nhân vật.

a. Câu hội thoại của nhà văn với bạn đọc

Loại câu này xuất hiện ở cả 2 tác phẩm, nhưng phổ biến ở truyện Rim chạy hơn. Các câu độc thoại này thường đi kèm những từ ngữ ngộ nghĩnh, hài hước, thậm chí mang đến tiếng cười cho người đọc, nhưng thực chất lại mang đầy ngụ ý giáo dục, triết lý sâu xa.

- Đó, sống trong cộng đồng là vậy. Mỗi người mỗi tính. Chỉ cần hiểu nhau, nhường nhịn nhau, đôi khi chọc phá nhau tí chút là đủ vui rồi. [RC,tr.30]

- Bảo vệ môi trường, đơn giản là làm cho môi trường sống quanh mình sạch sẽ. Chỗ của ai cũng sạch tất nhiên mọi chỗ sẽ sạch. Xung quanh sẽ không có rác rến hôi hám, không có ruồi nhặng vo ve. [RC, tr.48]

- Nếu hôm nay chưa thành công, thành công sẽ đến vào ngày mai.[RC, tr.63]

- Có lẽ được làm thầy ai đó, người ta, hay mèo ta, trưởng thành hơn, có ý thức trách nhiệm hơn. [MCXM, tr.105]

b. Câu hội thoại của nhân vật

Câu hội thoại của nhân vật còn được phân ra làm 2 loại chính: Câu hội thoại của các nhân vật với nhau và câu hội thoại của nhân vật với bạn đọc.

b1. Câuhộithoại của nhân vật với bạn đọc

Đây là kiểu câu phổ biến hơn. Nhân vật trong truyện tuy nhỏ tuổi nhưng nhưng đã biết suy nghĩ chín chắn, có một vốn hiểu biết nhất định về cuộc sống. Đây chính là điểm đặc biệt trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình. Đồng thời, việc đưa những suy nghĩ chín chắn vào nhân vật tuy còn nhỏ tuổi chính là dụng ý của nhà văn, giúp các em nhỏ ở lứa tuổi măng non lẫn đang trưởng thành có những bài học cơ bản về cách làm người, cách đối nhân xử thế hay sự ý thức, trách nhiệm của chính bản thân mỗi người. Đây cũng chính là mục đích đầu tiên mà cách tác giả viết truyện đồng thoại hướng đến. Chẳng hạn:

- Tui nhỏ thì nhỏ thiệt, song vẫn biết với người lớn phải lễ phép. Ai chào mình thì mình phải chào lại người ta, mới là đứa trẻ ngoan.[MCXM, tr.69]

- Mẹ mèo dạy con từ khá sớm, mẹ kệ tụi tui vật nhau, nô giỡn té lăn chiêng, lăn cù hay đau quá kêu toáng lên, mẹ cũng mặc. Có khi, chính mẹ mèo lại là người quăng đám con mình, cho chúng tự xoay xở, làm quen với khó khăn, đau đớn để trưởng thành. Mẹ người thì con vừa té đã vội xuýt xoa: Khổ thân con tui! Được mẹ cưng nựng, đứa bé người sẽ càng làm quá, đập tay dậm chân khóc, rồi nó ngồi bệt xuống đất, hay thậm chí, còn nằm ngửa ra mà giãy đành đạch như đỉa phải vôi. Khi ấy bà mẹ người phải giơ cờ trắng đầu hàng, đứa con muốn gì có nấy, thật may nó không đòi mẹ người hái Mặt trời, không thì bà mẹ người cũng ráng ngày ngày đứng… quăng dây níu Mặt trời xuống cho con, thiệt luôn! [MCXM, tr.114]

- Đứa trẻ con mà, trẻ con nào mà hổng đáng yêu.[MCXM, tr.99]

- Nói gì thì nói, dù nhàn hạ hay cực thân, tình thương của bà mẹ mèo hay bà mẹ người đều như nhau.[MCXM, tr.114]

- Có con vật này giống hệt con vật kia, như mèo và hổ, như cá sấu với tắc kè, nhưng chỉ khác nhau kích thước là tên gọi khác rồi. Hừm, nhưng kiểu gì thì Rim cũng sẽ cố gắng ăn nhiều, tập thể dục nhiều để thật to lớn. Mạnh mẽ, có sức khỏe vẫn được chung quanh nể phục hơn. [RC, tr.35]

- Tui cũng không dám đi đâu, cứ đứng nguyên một chỗ, hy vọng mẹ sớm tìm thấy mình. Mẹ đã dặn, khi đi lạc, cứ phải đứng nguyên chỗ cũ, không được chạy nháo nhào, kẻo hai mẹ con tìm nhau rồi vô tình lại càng xa nhau. [MCXM, tr.18]

b2. Câu hội thoại giữa các nhân vật

Kiểu câu này chiếm số lượng tương đối ít. Nếu sự hội thoại giữa nhân vật với chính người đọc là sự giáo dục mang tính trực tiếp, thì đối thoại giữa các nhân vật là sự giáo dục mang tính gián tiếp. Hay nói cách khác, tác giả đã gửi gắm thông điệp giáo dục muốn truyền tải qua lời đối thoại của các nhân vật. Tưởng chừng như đó chỉ là những cuộc hội thoại thông thường theo logic cốt truyện, nhưng không, đó còn chính là ẩn ý sâu xa của tác giả. Đây cũng chính là một trong những thành công về nghệ thuật xây dựng hội thoại của tác giả. Ví dụ:

- Mẹ kêu Rim vào nhà tắm, dặn: “Chuột mang nhiều mầm bệnh lắm, Rim đụng chuột phải tắm rửa cho sạch sẽ nghe chưa?” [RC, tr.76]

- Yêu thương ai đó là điều tuyệt vời mà trái tim trao tặng cho chúng ta. Cứ giữ nó, bảo vệ nó, không có gì đáng hổ thẹn hay ngượng ngùng khi biết yêu thương, đúng không Rim? [RC, tr.45]

- Nếu không cho thì không cho ngay từ đầu, đã nuôi thì phải nuôi cho đàng hoàng. Bỏ đói hay đánh đập tụi nó cũng có giải quyết gì đâu. [MCXM, tr.110]

- Nuôi một con vật trong nhà khiến người ta hiền lành hơn, biết cư xử với nhau tốt hơn, biết thương yêu và chăm sóc người khác. [MCXM, tr.161]

Nội dung lời văn mang tính triết lí, giáo dục trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình thuộc những đề tài gần gũi đối với lứa tuổi học sinh tiểu học: ăn ở sạch sẽ, chào hỏi lễ phép, nhớ lời người lớn dặn dò, yêu thương các con vật, tình yêu của mẹ, …; được diễn đạt một cách tường minh.

3.2. Đặc điểm sử dụng các biện pháp tu từ

3.2.1. Biện pháp so sánh tu từ

So sánh tu từ là phương thức diễn đạt bằng cách công khai đối chiếu các đối tượng khác loại trên cơ sở liên tưởng tương đồng. Đây là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa được sử dụng phổ biến trong truyện đồng thoại nói chung và truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình nói riêng. Chính việc sử dụng so sánh tu từ mà các hành động, trạng thái trở nên giàu hình ảnh, sinh động hơn, phù hợp với trí tưởng tượng bay bổng, mơ mộng của các em. Đồng thời, còn bổ sung vào vốn hiểu biết của các em những hình ảnh so sánh mà các em chưa từng nghe hay học qua. Không những thế so sánh còn kích thích sự sáng tạo, tò mò, ham học học hỏi của các em. Đây là một điều rất cần thiết trong giai đoạn phát triển nhận thức, tư duy của lứa tuổi măng non.

3.2.1.1. Kết quả thống kê

Khảo sát hai tác phẩm Rim chạyMèo con xa mẹ, chúng tôi thu nhận được kết quả số lượng và mật độ so sánh tu từ như sau:

Bảng 3.3. Số lượng và mật độ biện pháp so sánh tu từ

Tác phẩm Mèo con xa mẹ Rim chạy

Số lượng

(ss) 24 31

Mật độ

(ss/ trang) 0,13 0,29

3.2.1.2. Đặc điểm cấu tạo

So sánh tu từ trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình có cấu tạo tương đối đa dạng. Chúng có các mô hình chính sau đây:

* Mô hình đầy đủ:A – x – Tss – B

A: đối tượng được so sánh; B: đối tượng so sánh x: đặc điểm của A; Tss: từ so sánh

- Rim ào ra ngoài như một cơn lốc toàn lông.[RC, tr.24]

A (Rim) – x (ào ra ngoài) – Tss (như) – B (một cơn lốc toàn lông)

- Đó là một con mèo vằn trắng xám, hơi hơi giống hổ, hai mắt to cộ màu xanh.[RC, tr.24]

- Nó không có một cái lông nào, toàn thân là những chiếc vảy nhỏ li ti nhưlợp ngói.[RC, tr.31]

- Từ khi biết Tắc Kè là tắc kè, không phải cá sấu, lại nghe cách nói ngang phè như cua, Rim chỉ muốn đớp cho nó một cái. Mèo Két xem ra còn dễ thương chán so với con tắc kè tí tẹo lười biếng này.[RC, tr.34]

- Thình lình, cá sấu ngoảnh qua, cặp mắt thô lố như hai viên bi vàng nhạt lườm một phát.[RC, tr.34]

- Dưới ánh trăng mờ, cả hai đen đặc như tượng. [RC, tr.54]

- Ba ngày nay không có hột cơm vào bụng, tui lép kẹp như con cá lưỡi mèo.[MCLM,tr.26]

- Trông em í lung linh như công chúa.[RC, tr.88]

- Nhưng không khí trong xóm khá buồn vì vắng bóng những chú cún. Chỉ còn một chú cún bé tí như trái bắp mà chú Khang thợ mộc mới xin về.[RC, tr.103 ]

- Lần đầu tiên nhìn thấy hình ảnh dì kín mít tròn ủm như đòn bánh tét, hồn vía tui bay mất tiêu.[MCXM, tr. 98]

- “Tui buồn hoài mà quên mất rằng, chị Phương lớn vậy mà cũng còn nhõng nhẽo, anh Nam còn bé thì khỏi nói, lúc nào cũng bám mẹ như Sam” [MCLM,tr.46].

* Mô hình vắng (A) x – Tss – B

- Gọi là “bò” mà lại nhỏ xíu, lại còn giống hệt một chiến binh với những vũ khí hạng nặng. [RC, tr.47]

- Ăn như mèo. [RC, tr.25]

* Mô hình vắng ( x) A – Tss – B

- Bố vừa mở cổng, Rim ào ra ngoài như một cơn lốc toàn lông. [RC, tr.24]

- Nó liếm mặt anh nhưng anh vẫn ngủ như chết.[MCXM, tr.146]

Qua ngữ liệu thống kê, chúng ta thấy rằng biện pháp so sánh theo mô hình đầy đủ là kiểu mô hình được sử dụng phổ biến nhất. Các mô hình còn lại

vẫn xuất hiện nhưng khá ít. Điều này xuất phát từ việc tác giả ý thức được rằng đối tượng độc giả hướng đến đa phần là trẻ em. Lứa tuổi này có vốn ngôn ngữ còn hạn chế, cùng kinh nghiệm hiểu biết còn chưa sâu, nên sự diễn đạt rõ ràng, đủ ý cho các em dễ hiểu là một điều vô cùng cần thiết và phù hợp.

Hơn nữa, hầu hết các câu sử dụng biện pháp so sánh đều xuất hiện từ so sánh. Trong đó, “như” là từ so sánh được sử dụng chủ yếu. Ví dụ:

- Thật may Rim to con, lông rậm và êm như tấm đệm nên nhóc Su không bị té đau.[RC, tr.39]

- Nó nằm im trên tường cao nhìn Rim bật tung người như quả bóng.[RC, tr.43]

- Mặt trang khuất sau đám mây. Những ngôi sao tí ti như những hạt vừng rải trên nền trời, lâu lâu nhấp nháy nheo mắt ghẹo Rim.[RC, tr.53]

Ngoài ra, các biến thể so sánh khác của từ so sánh “như” cũng được tác giả sử dụng nhằm tạo sự đa dạng, sinh động cho câu văn và cách diễn đạt. Ví dụ:

- Gọi là “bò” mà lại nhỏ xíu, lại còn giống hệt một chiến binh với những vũ khí hạng nặng. [RC, tr.47]

- Anh nhóc rón ra rón rén bò. Đấy là anh nhóc bò lồm cồm, chứ bò dán bụng xuống đất thì nhìn hổng khác gì con thằn lằn. [MCXM, 9]

- Mẹ là bầu trời. [MCXM,tr.56]

- Những vết đốm này không có trật tự gì hết, bạ đâu đốm đó như thể bộ lông là bức tranh của em bé nào đó đang học vẽ.[RC, tr.6]

Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, vì đối tượng trung tâm là con vật, nên hều hết đối tượng được so sánh (A) đều liên quan đến con

đều là những hình tượng cụ thể, sinh động, gần gũi phù hợp với đối tượng độc giả nhỏ tuổi. Nói cách khác, so sánh tu từ trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình khá dễ hiểu. Chẳng hạn:

- Nó nằm im trên tường cao nhìn Rim bật tung người như quả bóng.”[RC, tr.43]

- Thật may Rim to con, lông rậm và êm như tấm đệm nên nhóc Su không bị té đau.[RC, tr.39]

- Thằng Khoang là đứa láu cá, nghe Tam Thể méc tội hai anh, nó nằm khoanh tròn như cái bánh bao ngoan ngoãn, lim dim ngủ, như thể hông có liên quan tới mình. [MCXM, tr.45]

Đôi khi, tác giả sử dụng biện pháp so sánh kết hợp những hình ảnh mơ mộng, lãng mạn và thi vị. Điều này có lẽ xuất phát từ ý thức của người viết về đối tượng tiếp nhận là lứa tuổi mới lớn với cái nhìn đầy mộng mơ, trong sáng. Ví dụ:

- “Đó là đôi mắt Xù Nơ. Đôi mắt long lanh, ươn ướt, đôi tai rủ với cái mũi hếch duyên dáng. Nhìn em thôi mà Rim tưởng mình đi lạc trong mây, xung quanh mù mờ sương khói, chỉ có chỗ em cún ấy là sáng rõ, như tỏa… hào quang.”[RC, tr. 89]

- “Tui lò dò ra sân, một màn sương mỏng như tơ đang la đà trên những bụi cỏ thấp”[MCXM, tr.59]

3.2.1.3. Giá trị thẩm mĩ

So sánh tu từ mang trong mình nhiều giá trị tu từ đặc sắc. Trong văn chương, so sánh tu từthường được sử dụng để nêu lên một cách tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng bằng những hình ảnh ngày càng trở nên phong phú, đậm nét, sâu sắc hơn. Biện pháp tu từ này “đã biểu hiện đầy đủ những

khả năng tạo hình – diễn cảm của nó” [17,tr.158]. Giá trị của chúng là “ở nét tương đồng nghĩa giữa hai sự vật rất xa nhau ở phần miêu tả đầy đủ hình ảnh và xúc cảm tại vế được so sánh. Hình tượng văn học cũng xuất hiện từ đó”[12, tr.197]. Vì vậy, biện pháp tu từ này được sử dụng rộng rãi trong văn chương.

Hiểu được tầm quan trọng của so sánh tu từ, Nguyễn Thị Thanh Bình đã thường xuyên sử dụng biện pháp tu từ này trong truyện đồng thoại của mình. Nhờ có so sánh tu từ mà những hình ảnh trong truyện trở nên sinh động qua những liên tưởng bất ngờ, thú vị.

Có thể nói, so sánh tu từ chính là biện pháp đem đến nhiều thành công cho nghệ thuật của tác phẩm; mang đến cho tác phẩm những hình ảnh sinh động, đầy màu sắc qua đôi mắt của người tiếp nhận. Đây là biện pháp nghệ thuật không thể thiếu trong truyện đồng thoại, cũng như nhiều thể loại khác.

3.2.2. Một số biện pháp tu từ ngữ nghĩa khác

3.2.2.1. Đồng nghĩa kép

Đồng nghĩa kép là biện pháp tu từ mà trong đó “người ta dùng hai hay nhiều từ đồng nghĩa để diễn đạt một ý nghĩa giống nhau nào đó, nhằm nêu đặc trưng của đối tượng một cách đầy đủ nhất, vì mỗi từ đồng nghĩa chỉ diễn đạt một sắc thái ý nghĩa bổ sung nào đó” [17,tr.161].

Ví dụ:

- “Ai đến nhà cũng khen Rim thông minh, khôn và lớn nhanh.”[RC, tr. 28] - “Vừa tắm xong, lông còn chưa khô, Liu đã nhào ra đống cát lăn lộn, vùng vẫy” [RC, tr.30]

- “Khúc cây trên tay gã vung mạnh, đập vào chân trước trái bên của Rim. Cái chân trúng đòn cứng đờ, mất cảm giác.” [RC, tr.55]

- “Lúc này Rim mới lên tiếng sủa. Sủa ông ổng, to vang, rổn rảng khuấy động cả xóm.” [RC, tr.99]

Đồng nghĩa kép được sử dụng để “sắc thái hóa” ý nghĩa cho lời văn giúp việc miêu tả trở nên cụ thể, chính xác, sinh động về đối tượng.

3.2.2.2. Tăng tiến

Tăng tiếnlà biện pháp tu từ ngữ nghĩa “cốt ở việc sắp xếp các thành tố của phát ngôn cùng nói về mặt vật quy chiếu, theo trình từ tăng dần cường độ biểu cảm, cảm xúc”[17,tr.171].Khi được sử dụng trong tác phẩm, biện pháp tăng tiến giúp “tạo ra đặc trưng hình tượng đầy cảm xúc cho nhân vật, biến cố, tình huống” [17,tr.173]. Nhờ đó, lời văn trở nên sâu sắc, được nhấn mạnh, giàu cảm xúc, mang tính quan niệm rõ nét hơn. Trong tác phẩm của mình, biện pháp này cũng đã được tác Nguyễn Thị Thanh Bình sử dụng, tạo hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 77 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)