7. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Từ ngữ tuổi Teen
a. “Thành ngữ teen”
Truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình đã “cập nhật” được đặc điểm sử dụng từ ngữ của trẻ em thời hiện đại. Đấy là lối dùng “thành ngữ teen” kiểu: dã man con ngan, ngất ngây con gà tây, tụ tập con cá mập, … Loại “thành ngữ” này là tổ hợp từ ngữ có vần mà vế sau không có quan hệ với vế trước về nghĩa.
Ta bắt gặp trong đời sống ngôn ngữ tuổi teen không ít các đơn vị ngôn ngữ này. Lối diễn đạt lạ, vui, có vần này cũng đi vào truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình.
- Ba ngày nay không có hột cơm vào bụng, tui lép kẹp như con cá lưỡi mèo, nhìn chán như con gián.[MCXM, tr.26]
- Tui tha thẩn ngoài sân chơi với vịt Đẹt. Thấy tui buồn xo như … con bò, vịt Đẹt lúc lắc cái mông đi tới. [MCXM, tr.107].
- “Then kiu” là cái gì?
- Là ngoại ngữ đó. “Then kiu vi na miu, sân siu bồ kết”. [MCXM, tr.148]
“Thành ngữ tuổi teen” xuất hiện trong truyện đồng thoại không nhiều nhưng cũng góp phần tạo nên sự sinh động và hơi thở cuộc sống của ngôn ngữ tác phẩm.
b. Từ ngữ lóng, khẩu ngữ
Ngoài những kết cấu có vần như thành ngữ, trong hai tập truyện còn xuất hiện những từ ngữ lóng, từ khẩu ngữ. Ví dụ: xong phim (chết), phởn (vui
sướng, hả hê), ông nội (xưng gọi đồng trang lứa một cách thân mật),bó tay (chịu thua, không thực hiện được), nghề (năng lực bẩm sinh, giỏi, thành thạo), đệ tử (bậc đàn em thân cận), sư phụ (gọi người có khả năng hơn mình), sút (đá) ,thần sầu (quỷ khốc thần sầu: đạt đến mức đỉnh cao)…
- Cua cá chỉ nói khi ở dưới nước, lên cạn là bó tay . [RC, tr.21]
- Đêm qua có mưa nhẹ, may mà tui núp dưới giàn mướp nên không hề hấn gì. Trời còn thương, chứ trời mưa lớn, chắc là tui … xong phim. [MCXM, tr.18]
- Rim khịt khịt mũi. Chẵng cần anh Trung chỉ bảo Rim cũngbiết, “nghề” của Rim mà. Loài cún nhà Rim có cái mũi siêu việt, siêu nhất trong các loài. Sao anh lại đi chỉ cún đánh hơi nhỉ? Rõ buồn cười? [RC, tr.10]
c. Tiếng Anh
Bước sang thế kỉ XXI, trong sự hội nhập quốc tế sâu rộng, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, có vai trò quan trọng. Ngoại ngữ được dạy từ bậc tiểu học. Nhiều gia đình, nhất là khu vực thành thị, cho con em học tiếng Anh từ tuổi mẫu giáo. Trong giao tiếp xã hội, truyền thông, sách báo xuất hiện trong lời nói khá nhiều từ tiếng Anh. Trẻ em cũng dùng tiếng Anh xen tiếng Việt. Được học bài bản thì phát âm chuẩn, còn phần lớn là kiểu tiếng bồi Anh – Việt (nhiều khi người nghe cũng … bó tay!).
Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, ta gặp nhiều từ tiếng Anh với đủ dạng thức.
Tên cún được đặt theo tên xe: Rim (Dream), Phiu Chơ (Future), Guây (Wave), Vi Va (Viva). Tên mèo Két (cat).
Các từ ngữ khác: quần jeans, zide, “made in dì”, Facebook, Taekwondo, yes (dé …é…é…!)
Nhìn chung, các từ ngữ tiếng Anh trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình được sử dụng phổ biến, không quá xa lạ với bạn đọc. Ta hãy “nghe” đoạn đối thoại giữa cún Rim và Mèo Két:
“Rim lắc đầu: - Thế bạn tên gì?
- Tên Két! Mèo đáp ngay, chưa thôi hậm hực.
Rim buồn cười quá thể. Két là bà con với vẹt, yểng, những con chim có cánh, biết bay và biết nói tiếng người. Ai lại lấy tên Két đặt con mèo lông ngắn tủn, không có cái cánh nào kia chứ.
Két lườm Rim một cái dài thăm thẳm, hất mặt: - Biết one two three four five không?
- Biết! Một hai ba bốn năm tiếng Anh chứ gì nữa. - Tiếng Anh kêu tui là cat, hiểu chưa?” [RC, tr.26]
Còn dưới đây là đoạn đối thoại giữa Khoang (chú mèo đi hoang) với người anh trai (nhân vật tui – Mèo nhà) gặp lại sau bao ngày xa cách:
Mèo Khoang:
- À, cái sân nơi tui với anh hay ra nghịch nắng đó, giờ thành cái “Goa sinh tơn xi ty” của tụi tui rồi nghe.
- “Goa sinh tơn xi ty” là cái gì?
- Là nhà vệ sinh, là World Cup, WC đó. Vậy mà đòi ra giang hồ. (…) Tui vuốt râu:
- Lúc nào đói, cứ đến đây. Khoang bật cười:
- “Then kiu” là cái gì?
- Là ngoại ngữ đó. “Then kiu vi na miu, sân siu bồ kết”.
- Vinamilk thì tao biết, tao có uống mấy lần. Nhạt thếch chứ có quái gì đâu.
Tui nói mà không biết rằng, loài mèo nhà tui không cảm nhận được vị ngọt.
- Là một câu cảm ơn long trọng đó “ông nội”. Hổng phải là tên sữa “ông” mút hằng ngày đâu.” [MCXM, tr.145-148]
Những câu chứa từ ngữ tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh “bồi” kèm “thành ngữ teen” góp phần khắc họa được chân dung nhân vật và mang lại sự tiếp nhận thú vị đối với bạn đọc.
Tiểu kết chương 2
Truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình đã vận dụng linh hoạt các trường từ vựng liên quan đến nhân vật, gồm: lớp từ ngữ chỉ tên gọi nhân vật, chỉ hoạt động và trạng thái, tính cách nhân vật. Các lớp từ này đều có số lượng lớn và được sử dụng phong phú, đa dạng, nhiều nhất là lớp từ chỉ hoạt động, trạng thái của nhân vật. Các lớp từ này thường xuất hiện ở những đoạn miêu tả nhân vật. Đồng thời, bên cạnh những đặc tính vốn có, nhân vật loài vật còn được gán cho những từ ngữ liên quan đến con người, nhờ vào thủ pháp nhân cách hóa. Từ đấy, nhân vật trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình hiện lên thật cụ thể, sinh động và gần gũi.
Ngoài ra, truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình còn sử dụng thành ngữ, tục ngữ và từ địa phương. Đây là một trong những đặc trưng mang lại thành công của truyện. Các thành ngữ, tục ngữ được sử dụng hầu hết là quen thuộc, gần gũi, phù hợp với nhận thức và tâm lý của lứa tuổi mà truyện đồng thoại hướng đến. Các biến thể của thành ngữ, tục ngữ còn thể hiện sự sáng tạo
cũng mang lại sự gần gũi, đáng yêu nhờ vào phương ngữ Nam được vận dụng linh hoạt. Các từ ngữ tuổi Teen, tiếng Anh mang tính khẩu ngữ dù xuất hiện không nhiều những cũng góp giúp tác phẩm mang “hơi thở” của ngôn ngữ trẻ em đương đại.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÂU VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ
TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI NGUYỄN THỊ THANH BÌNH