Câuhộithoại giữa các nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 69 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Câuhộithoại giữa các nhân vật

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giáo tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đíc được đặt ra.... Tùy theo nhân vật giao tiếp, ta có hội thoại giữa hai người, giữa ba người, bốn người và nhiều người; hội thoại mà người nghe hiện diện hoặc vắng mặt” [37, tr.122]. “Tất cả các diễn ngôn như một bài văn nghị luận, một bài văn miêu tả, một giấy đề nghị, v.v.. tuy không có sự hiện diện đối mặt của người nói và người nghe, tuy không gắn chặt với tình huống cụ thể nào nhưng vẫn hàm ẩn một cuộc trao đổi” [10, tr. 207].

Câu hội thoại được đặt trong mối quan hệ với câu trần thuật, miêu tả của nhà văn trong tác phẩm. Câu hội thoại là loại câu tương tác giữa các nhân vật, giữa nhân vật với bạn đọc hoặc giữa nhà văn với bạn đọc. Đây là một trong những loại câu phổ biến, đặc trưng của các tác phẩm kịch, tự sự, đặc biệt là tác phẩm tự sự văn xuôi. Nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ suy nghĩ, hành động của nhân vật. Truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình cũng vậy, câu hội thoại có mặt hầu như xuyên suốt tác phẩm

3.1.1.1. Kết quả thống kê

Bảng 3.1. Số lượng và mật độ câu hội thoại

Tác phẩm Mèo con xa mẹ Rim chạy

Số lượng (câu) 456 195

Mật độ (câu/trang) 2,53 1,87

Qua bảng thống kê ở trên, ta thấy rằng câu hội thoại có mặt khá nhiều ở hai tác phẩm, nhưng Mèo con xa mẹ vẫn có số lượng và mật độ nhiều hơn. Trong đó, Mèo con xa mẹ là tác phẩm hơi thiên về hành động và đậm chất triết lý, còn Rim chạy lại là tác phẩm thiên về tự sự. Có lẽ sự chênh lệch về câu hội thoại giữa hai tác phẩm là điều dễ hiểu. Những tác phẩm có số lượng và mật độ câu hội thoại dày là những tác phẩm giàu đối thoại, sẽ tạo nhịp điệu nhanh cho câu chuyện và sự tương tác giữa các nhân vật hơn. Nhờ đó, làm nổi bật dụng ý nghệ thuật của tác giả.

3.1.1.2. Đặc điểm cấu tạo

Xét về cấu trúc ngữ pháp, câu hội thoại trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình được chia thành các kiểu sau chính: Câu đơn và câu ghép. Câu đơn gồm câu đơn mở rộng thành phần và câu đơn không mở rộng thành phần. Câu ghép gồm câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập. Ngoài ra, còn có câu tỉnh lược, câu đặc biệt

a. Câu đơn

Câu đơn là câu một kết cấu chủ - vị làm nòng cốt. Trong ngôn ngữ truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, câu đơn bình thường (có đầy đủ hai thành phần chủ - vị) có hai tiểu loại: câu đơn không mở rộng và câu đơn phần mở rộng.

a1. Câu đơn hai thành phần không mở rộng

Đây là những câu đơn trong đó chỉ có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, dạng câu đơn này không nhiều. Ví dụ:

- Rim ăn đi.

- Tắc Kè là con gì? - Chị Hai về! [RC] - Dì đoán coi! - Tao biết rồi! - Chân em sạch mà! - Tui là tờ giấy. - Mẹ nói!

- Con không sao.

- Con nhớ mẹ lắm! [MCXM] a2. Câu đơn mở rộng

Đây là những câu đơn mà ngoài hai thành phần chính chủ - vị còn có những thành phần phụ khác Trong truyện đồng thoại của Nguyễn Thị Thanh Bình, loại câu này chiếm số lượng lớn nhất trong kiểu câu hội thoại. Ví dụ:

*Mở rộng thành phần trạng ngữ

- Ban ngày chúng nó leo lên cành mít đậu hết.[RC, tr. 10]

- Hôm nay mua được mớ cua ngon. [RC, tr.18]

- Hôm ấy, ông chủ nhà lừa mẹ ra sân, bỏ ba con vào ba cái hộp giấy. [MCXM, tr.139]

* Mở rộng thành phần khởi ngữ

- Xa mẹ, tụi con nhớ mẹ rồi sao? [RC, tr.10]

- Chuyện này là Bò Cạp vô tình hay cố ý vậy? [RC, tr.75]

- Nước ngoài nào tui không biết! (MCXM, tr.160)

* Mở rộng thành phần tình thái

- Có lẽ Rim phải quen với nơi này.[RC, tr.15]

- Tui muốn hỏi chuyện nó thôi mà. [RC, tr.21]

- Đúng rồi, gâu là con chó. [RC, tr.37]

- Hình như có người xấu đến đây. [RC, tr.54]

- Thiệt tình, mày to xác nhưng còn non nớt lắm. (MCXM, tr.67)

* Mở rộng thành phần cảm thán

- Ối giời, nó nhay quần tôi! [RC, tr.8]

- Dữ vậy trời?[RC, tr.22]

- Ghê thật, đợi chị mời nó mới chịu ăn![RC, tr.23]

- Ái chà, Rim ngủ rồi ha! [RC, tr.39]

- Ối, cái lưng của tôi [RC, tr.68]

- Ui, con mèo! [MCXM, tr.16]

- Trời đất, thằng nhỏ té rồi kìa! [MCXM, tr.8] * Mở rộng thành phần gọi đáp

- Rim, ăn đi nào! [RC, tr.23]

- Này ông cá sấu, ông tên gì vậy?[RC, tr.34]

- Anh ơi, anh tìm mẹ giùm em đi! [MCXM; tr.14]

- Dì ơi, em Meo không chịu ăn. [MCXM, tr.29]

- Meo ơi, măm măm! [MCXM, tr.72]

- Meo ơi, ra chơi với anh nè! [MCXM, tr.111] * Mở rộng thành phần giải thích (giải ngữ)

- So với các anh em, Rim không phải là người, à, không phải là cún khỏe nhất. [RC, tr.12]

- Chẳng qua thấy họ nhà gián vừa hôi hám, vừa nhếch nhác, vừa kiêu ngạo, trong người bao nhiêu mầm bệnh, tui mới ra tay (thật ra là ra chân). [MCXM, tr.61]

- Tui mà là dì, tui cắn cổ, à loài người không biết cắn cổ như loài mèo, tui xách anh nhóc quăng ra đám cỏ bỏ đói nguyên ngày cho trắng mắt. [MCXM, tr.112]

Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình có loại câu mà giải ngữ

biểu đạt cái ý “chợt nhớ” thường biểu đạt bằng giải ngữ hoặc câu có yếu tố “à”, “quên”, “à quên” làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.

- Chú cún hức hức cụp tai. Quên, tai chú cụp sẵn rồi. [RC, tr.9]

- Thằng Một mà có làm sao mình sẽ cho nó biết tay. À, mình làm gì có tay, mình sẽ cho nó biết mỏ. [RC, tr.85]

-Anh nhóc áo xanh lúc này đang bò bằng bốn chân (à lộn, là hai tay hai chân) trên vỉa hè, chiếc xe đạp vẵn nằm dưới đường. [MCXM, tr.9]

nhà cá vì lúc nào họ chẳng được tắm táp, loài mèo nhà tui xứng đáng đứng đầu danh sách sạch sẽ. [MCXM, tr.27]

- Tui xù lông, tiếng của nó rè rè, khàn khàn nghe nổi da gà, à, phải là da mèo chứ. (MCXM, tr.122)

b. Câu ghép

Về mặt cấu tạo, câu ghép là câu gồm hai hay nhiều vế cùng loại hình cấu trúc ngữ pháp với câu đơn, làm thành một chỉnh thể về nghĩa, về cấu tạo và ngữ điệu.

Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, câu ghép trong hội thoại có số lượng không nhiều. Tuy vậy, chúng vẫn có đầy đủ hai tiểu loại: câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập.

b1.Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là câu ghép có các vế không bình đẳng về ngữ pháp (có vế chính và vế phụ). Vế phụ được bắt đầu bằng quan hệ từ phụ thuộc. Căn cứ vào nội dung ý nghĩa giữa các về, người ta chia câu ghép chính phụ thành nhiều loại khác nhau như: câu ghép chính phụ chỉ nguyên nhân – kết quả, câu ghép chính phụ chỉ điều kiện – hệ quả, câu ghép chính phụ chỉ ý nhượng bộ – tăng tiến, câu ghép chính phụ chỉ mục đích.

Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, các câu hội thoại ghép chính phụ có hầu hết các kiểu trên. Ví dụ:

- Đám này chắc là gà lai chim nên mới nhảy cao thế.

- Nếu mẹ và em không đến kịp, chỗ của con bây giờ là ở trong bụng nó. - Mai mà còn lôi khăn vào đây là khỏi cho Rim nằm khăn luôn!

- Cả đoàn chó ùn ùn đuổi theo như cơn lốc thì có mọc cánh hai thằng cũng không thoát

- Nhìn đàn chó dàn hàng theo chiến thuật mới biết chúng thông minh ra trò.

- Thà làm mèo hoang còn hơn ở nhà của người độc ác. b2. Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là những câu ghép có các vế câu bình đẳng với nhau về ngữ pháp được nối với nhau bằng những quan hệ từ bình đẳng. Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, những câu hội thoại là câu ghép đẳng lập cũng thường xuyên được sử dụng. Ví dụ:

- Mỗi cây mỗi hoa, mỗi chó mỗi kiểu.

- Nhà lau sạch để em bé bò, Rim đừng vào nhà nhé!

- Rim đừng đi đâu nghen, Rim nằm đây canh chừng em bé nghen, mẹ ra quét sân sau vườn. [RC]

- Em bị lạc mẹ, anh tìm mẹ cho em đi!

- Anh và em đều đã trưởng thành, khi mẹ không phải lo cho chúng ta nữa, thì mẹ sẽ sống mạnh khỏe và vui vẻ hơn. [MCXM]

c. Câu tỉnh lược

Câu tỉnh lược là câu mà trong đó một hoặc cả hai thành phần chính bị lược bỏ đi mà vẫn hiểu được nhờ hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Trong câu tỉnh lược, căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, người ta có thể khôi phục lại được các thành phần vắng mặt. Hay nói cách khác câu tỉnh lược chính là phép rút gọn, rút gọn một thành phần nào đó trong câu, thành phần này có thể hiểu ngầm nhờ ngữ cảnh và các tình huống giao tiếp.

Ở truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, câu tỉnh lược xuất hiện khá thường xuyên. Vì hầu hết các cuộc hội thoại đều có dung lượng khá dài, hơn nữa những nhân vật giao tiếp hầu hết có mức độ thân thiết nhất định. Câu tỉnh lược trong các tác phẩm có thể được lược bỏ thành phần chủ ngữ, thành phần vị ngữ hoặc cả hai thành phần. Ví dụ:

- Nhớ chưa?

- Chừa nhé! Đừng có mà đi ghẹo cua! - Nhìn Rim kìa.

- Vô chút xíu thôi nha! - Buồn thôi mà.

- Chẳng biết…

- Chẳng biết gì nữa. Xử liền thôi! - Ra đây.

- Đói hả? Về nhà tao ăn cơm hén!” [RC] - Có thấy gì đâu!

- Dạ không ạ!

- Chóng mặt chứ sao! - Hiểu rồi!

- Lúc nào đói, cứ đến đây. [MCXM]

d. Câu đặc biệt

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. Hay nói cách khác nó là kiểu không theo bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào. Đó là

những câu mà những yếu tố hiện thực hóa chủ yếu là hoàn cảnh, ngữ điệu. Nó bao gồm trước hết những câu nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán, trả lời.

Thông thường câu đặc biệt dùng để: xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; bộc lộ cảm xúc hoặc gọi – đáp.

Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, câu hội thoại có cấu trúc câu đặc biệt chiếm số lượng khá lớn. Hầu hết là những câu cảm thán, gọi đáp, mệnh lệnh. Ví dụ:

- Suỵt, yên nào! - Một con mèo. - Bò Cạp! - Không. - Bó tay! - Meo!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)