7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Đặc điểm cấu tạo
Từ địa phương trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình sử dụng là sự hòa hợp giữa nhiều phương ngữ, nhưng đa phần thuộc phương ngữ Nam. Điều này là có lí do. Nhà văn quê gốc Bắc, từng sống ở Đà Nẵng, hiện tại đang sống và làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, nên ngôn ngữ sử dụng có lẽ được pha trộn nhiều vùng miền, nhưng đa phần là phương ngữ Nam.
Từ địa phương được chia làm 2 loại chính: Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân và từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân. Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình chủ yếu có từ địaphương có sự đối lập với từ vựng toàn dân.
Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân toàn dân: Kiểu này có thể chia ra hai loại nhỏ căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của chúng.
+Từ địa phương giống từ toàn dân về ngữ âm, khác về mặt ý nghĩa.Những từ ngữ này về ngữ âm giống với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
Từ Toàn dân Nghĩa trong Truyện
Té hắt nước ngã
Nhá chớp nháy nhé
Hông bộ phận cơ thể người không
+Từ địa phươngkhác từ toàn dân về mặt ngữ âm, giống về nghĩa: Kiểu này có thể chia ra làm hai loại nhỏ, căn cứ vào mức độ khác biệt về ngữ âm so với từ ngữ toàn dân tương ứng.
Ví dụ: Toàn dân Truyện
Hài Ngộ
Ốm Bịnh
Làm nũng Mè nheo Tin, nghĩ Chắc mẩm Nghiêng ngả Xiểng niểng
Nhìn Ngó
Ăn Măm
Thích Khoái
Miệng Mỏ
Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác bộ phận với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân
Ví dụ: Toàn dân Truyện
Rộng rãi Rộng rinh Chút xíu Chút chéo Rất đau Đau điếng
Từ giờ Từ rày
Đứng quanh quẩn Đứng xớ rớ Rời mắt Sểnh mắt Nằm dài Nằm xải lai