Lớp từ ngữ chỉ tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Lớp từ ngữ chỉ tính cách nhân vật

2.1.3.1. Kết quả thống kê

Khảo sát lớp từ ngữ chỉ tính cách của nhân vật trong 5 truyện đồng thoại của Nguyễn Thị Thanh Bình, chúng tôi thu được bảng thống kê như sau:

Bảng 2.3. Thống kê trường từ vựng chỉ tính cách của nhân vật

Từ ngữ Tác phẩm Nhân vật con người Nhân vật con vật Tổng cộng Mèo con xa mẹ 11 38 49 Rim chạy 3 59 62

Qua bảng thống kê, ta có thể thấy rằng lớp từ chỉ tính cách ở mỗi truyện đều khá đa dạng, phong phú;đặc biệt là lớp từ chỉ tính cách của nhân vật con vật. Các từ chỉ tính cách sống động theo từng diễn biến của cốt truyện, làm cho mạch truyện trở nên lí thú, hấp dẫn. Đây cũng chính là một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật mà truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình thành công.

2.1.3.2. Lớp từ ngữ chỉ tính cách của nhân vật con người

Lớp từ ngữ chỉ tính cách nhân vật con người trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình tuy có số lượng không lớn nhưng cũng tương đối đa dạng. Có thể chia làm hai dạng chính như sau:

- Lớp từ ngữ chỉ tính cách tích cực: cẩn thận nhẹ nhàng, nghiêm khắc, có thể tin cậy, xuề xòa, dễ tính, vui tươi, hiếu động,…

- Lớp từ ngữ chỉ tính cách tiêu cực: hung hãn, nhát, vụng, khó nuôi, lười ăn, vô tâm, vụng về,…

Lớp từ ngữ này ở nhân vật con người có số lượng khá ít. Bởi tác giả chỉ tập trung miêu tả nhân vật con người qua hành động và lời thoại, ít được miêu tả một cách rõ ràng về tính cách. Chủ yếu là để cho người đọc thông qua hành động, cử chỉ và lời nói tự cảm nhận vể nhân vật của mình.

Về từ loại, hầu hết các từ thuộc lớp từ chỉ tính cách của nhân vật con người thống kê được là tính từ. Về mặt cấu tạo, hầu hết đều là từ ghép, một số là từ đơn hoặc cụm từ.

Về phạm vi hoạt động, lớp từ ngữ này thường xuất hiện qua lời thoại hoặc cảm nhận của nhân vật con vật cũng là nhân vật chính trong tác phẩm. Ví dụ:

Ví dụ 1: – Cục bông thì sao, người ta lấy việc chăm sóc em làm niềm vui. Như anh Khoa đó, từ một người vụng về, nay đã biết chăm sóc cho hai con mèo và một con vịt. Chị Phương từ một người có thể nói là vô tâm, ghét mèo giờ đã hết ghét mèo. Em là cục bông, nhưng em cứ làm tròn việc của mình, em bắt gián, bắt thằn lằn, đuổi rắn, bắt chuột là được mà.[MCXM, tr.180]

Ví dụ 2: – Rim nó đòi tắm rồi kìa. Ông tắm Rim hay bồng cháu để tôi tắm cho nó?

Ai cũng được hết á. Rim thích mẹ hơn vì mẹ cẩn thận nhẹ nhàng hơn bố. Khi trét xà bông lên người Rim, biến Rim lông xù thành Rim lông bết, mẹ còn thủ thỉ nói chuyện. Mẹ dặn Rim đừng đi chơi xa kẻo người ta bắt mất. Rim bị bắt, mọi người trong nhà sẽ rất buồn vì ai cũng thương Rim.[RC, tr.42]

2.1.3.3. Lớp từ ngữ chỉ tính cách của nhân vật loài vật

So với lớp từ ngữ chỉ tính cách nhân vật con người, lớp từ ngữ chỉ tính cách nhân vật con vật trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình có số lượng lớn và hình thức đa dạng hơn nhiều. Điều này có nguyên nhân từ đặc điểm hệ thống nhân vật trong truyện đồng thoại nói chung, đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình nói riêng: Nhân vật con vật là nhân vật trung tâm và có số lượng lớn hơn hết.

- Lớp từ ngữ chỉ tính cách tích cực: dễ thương, khoái đi đây đi đó, khoái bắt chước, trung thành, thân thiện, thẹn thùng, kiệm lời, hiền, vui, điệu, nhỏ nhẹ, chậm rãi, dũng cảm, nhanh nhẹn, láu lỉnh, chững chạc, kín đáo, sạch sẽ, hiền khô, hùng dũng, oai phong, hiền lành, đáng yêu, mạnh mẽ, anh hùng, khôn, rắn rỏi, lanh, khoái làm nũng, thông thái, …

- Lớp từ ngữ chỉ tính cách tiêu cực: coi thường, ranh, nhây, nhạo, ranh ma, vô duyên, ngốc xít, nhiều chuyện, hay phán xét, điệu, lười biếng, bất lịch sự, tò mò, khờ, ranh ma, vênh váo, thâm độc, len lén, sợ sệt, hung dữ, không dám chơi trò gì mạnh, sợ hư răng, sợ đổ mồ hôi, sợ lem luốc, hống hách, láu cá, yếu nhớt, lù khù, nghịch, tham ăn, nhõng nhẽo, kiêu ngạo, xấc láo, hống hách, vênh váo, sợ nước, yếu ớt, cớm nước, công tử bột, yếu đuối, nhút nhát, tinh ranh, ma mãnh, mít ướt, hiểm ác, dữ tợn, hung dữ, khù khờ,…

Về mặt từ loại, các từ thuộc lớp từ ngữ này hầu hết đều là tính từ. Về mặt cấu tạo phần lớn đều là từ ghép (một số ít là từ đơn, từ láy và cụm từ). Lớp từ ngữ chỉ tính cách của nhân vật con vật cũng giống như lớp từ chỉ hành động, trạng thái rất phong phú và đa đạng. Có tính cách tích cực, lẫn tính cách tiêu cực.

Thông thường, từ chỉ tính cách tích cực sẽ dùng để miêu tả nhân vật chính diện, còn từ chỉ tính cách tiêu cực sẽ dùng để miêu tả nhân vật phản diện. Nhưng ở đây, tác giả lại sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ tính cách tiêu cực để miêu tả nhân vật chính diện. Điều này, không chỉ không làm người đọc ghét bỏ nhân vật chính diện, mà ngược lại còn góp phần làm nổi bật vẻ đáng yêu, hồn nhiên của nhân vật. Đây chính là sự khéo léo, tinh tế trong cách nhìn nhận, cũng như cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thị Thanh Bình. Nhân vật ở đây không phải là được lý tưởng hóa như trong những câu chuyện cổ tích, mà là hiện lên một cách chân thực, gần gũi với đời sống, có đầy đủ các cung bậc cảm xúc: vui, buồn, lo âu, thất vọng, có niềm tin, niềm hi vọng, có nhút nhát, có mạnh mẽ,… như một con người thực sự.

Đây vừa là đặc trưng trong phương thức nhân cách hóa của truyện đồng thoại, đồng thời là điểm độc đáo, làm nên sự hấp dẫn, thú vị. Điều đó càng cho ta thấy vai trò của lớp từ ngữ chỉ tính cách là hết sức quan trọng. Bên cạnh sử dụng các từ ngữ chỉ hành động, tâm trạng nhân vật, nhà văn còn sử dụng trực tiếp từ chỉ tính cách để làm nổi bật tính cách nhân vật. Nhân vật con vật trong tác phẩm vì thế có tính cách khá cụ thể, chân thực. Ví dụ:

Ví dụ 1:“Tui gạt nước mắt, nhớ vẻ bẽn lẽn của con Tam Thể. Sao khi còn ở bên nhau, có mẹ, tui không nhận ra em tui hiền lành, đáng yêu như vậy, em yếu đuốinhút nhát vì em là con gái, em đã có hai anh để được yêu thương và bảo vệ, để đến khi xa nhau mới muộn màng nhận ra!”[MCXM, tr.140]

Ví dụ 2:“Mặc dù chưa quen Bò Cạp nhưng Rim thích vẻ thân thiện của nó. So với lần làm quen quê xệ với “cá sấu” Tắc Kè, Bò Cạp dễ thương hơn nhiều, dù nhìn thân hình nó Rim chưa hết chờn chợn. Gọi là “bò” mà lại nhỏ xíu, lại còn giống hệt một chiến binh với những vũ khí hạng nặng”[RC, tr.74 ]

Ví dụ 3:“Mấy con chó, con nào cũng bắng nhắng, hông có chút điềm tĩnh, chững chạc nào hết.” [MCXM, tr.82]

2.2. Đặc điểm sử dụng thành ngữ, tục ngữ

Thành ngữ, tục ngữ là một trong những đơn vị ngôn ngữ đặc biệt. Theo cách hiểu dân gian,tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng, không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán.

Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, thành ngữ được định nghĩa:“cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu”[37,tr.271].

Tục ngữ là “những câu ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định, đúc kết kinh nghiệm sống, đạo đức, tri thức của một dân tộc” [37,tr.329]. Tương tự như thành ngữ, ý nghĩa của tục ngữ có được nhờ sự liên tưởng, suy ngẫm dựa trên nghĩa đen của nó.

Như vậy, sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại

thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ.

Tóm lại, thành ngữ, tục ngữ những hiện tượng thú vị trong ngôn ngữ. Nó mang trong mình chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục; cũng là ba chức năng cơ bản của văn học. Trong văn chương, người ta thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác. Bởi thành ngữ, tục ngữ mang đến cho ngôn ngữ tác phẩm những giá trị ngữ nghĩa, thẩm mĩ mà nhiều lớp từ vựng khác không làm được. Do đó, việc sử dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ góp phần nâng cao giá trị giáo dục, thẩm mĩ trong mỗi tác phẩm, đồng thời cũng thể hiện sự khéo léo, tài năng của tác giả. Nguyễn Thị Thanh Bình cũng đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ vào tác phẩm của mình, trong đó có truyện đồng thoại. Trong truyện đồng thoại của chị, thành ngữ, tục ngữ tuy không có số lượng quá lớn nhưng vẫn mang nhiều giá trị thẩm mĩ đặc sắc.

2.2.1. Kết quả thống kê

Bảng 2.4. Kết quả thống kê thành ngữ, tục ngữ

Tác phẩm Mèo con xa mẹ Rim chạy

Số lượng 39 17

Chúng ta có thể thấy rằng, thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình là điều không thể thiếu. Đây đồng thời cũng là đặc điểm chung của hầu hết các truyện đồng thoại. Các thành ngữ, tục ngữ thường đa dạng, gần gũi với đời sống cũng như phù hợp với nhận thức của lứa tuổi.

2.2.2. Đặc điểm cấu tạo

Thành ngữ, tục ngữ được sử dụng truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình khá đa dạng, phong phú và linh hoạt. Điều này được phản ánh trong một số đặc điểm chính dưới đây:

a. Về nguồn gốc ngôn ngữ

- Thành ngữ, tục ngữ Hán Việt có số lượng ít:lực bất tòng tâm;tự lực cánh sinh (MCXM).Điều này có dụng ý của tác giả: từ ngữ, thành ngữ Hán Việt thường trừu tượng, xa lạ với lứa tuổi thiếu nhi.

- Thành ngữ, tục ngữ thuần Việt có số lượng nhiều, phong phú, xuất hiện ở cả hai tác phẩm, trong đóMèo con xa mẹ số lượng gấp đôi Rim chạy

một phần vì số trang gần gấp đôi.

+ Mèo con xa mẹ: ăn như mèo; ăn to nói lớn; Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò tập đi; ba đầu sáu tay; bụng ỏng đít beo; chân ướt chân ráo;chân yếu tay mềm; công tử bột; Cơm không treo nhưng mèo vẫn nhịn đói (Cơm treo mèo nhịn đói); Có mẹ thì mẹ làm cho/Không có mẹ phải tự lo mà làm; đau thấu trời xanh; Hai đánh một không chột cũng què; đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên; đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng; nhanh chư cắt; cơm dẻo cá thơm (cơm dẻo canh ngọt);như đỉa phải vôi;đói méo mặt (đói xanh mặt); Muộn còn hơn không; tự lực cánh sinh; một trời một vực; lực bất tòng tâm; oai phong lẫm liệt; Rừng chỉ có một cọp; tai gần miệng; tối tăm mặt mày; không có nạc, gặm xương (không nạc vạc xương); hôi như cú; giơ cờ trắng; bốn phương tám hướng; vui như sắp được đi hội (vui như trẩy hội); nhất cử nhất động; ngựa non háu đá; nổi gai ốc;nổi da … mèo (nổi da gà); bốn biển là nhà; màn trời chiếu đất; nay đây mai đó;ngủ như chết; giữ mèo ở chứ làm sao giữ được mèo đi (Giữ người ở, ai giữ được người đi); …

+ Rim chạy:bán sống bán chết; cay như xát ớt; chạy quắn đuôi (chạy quắn đít); chân ướt chân ráo; Chó liền da gà liền xương;chó chui gầm bếp (chó chui gầm chạn); đau như bò đá; đau thấu trời xanh đất đỏ (đau thấu trời); lạnh như nước đá;làm ơn mắc oán mệt phờ râu; mĩ cún kế (mĩ nhân kế); Mỗi cây mỗi hoa, mỗi chó mỗi kiểu (Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh);

ngang phè như cua; nhanh như cắt; run như cầy sấy; trên trời dưới đất; từ chóp mũi đến chóp môi (từ đầu đến chân); váng trời long đất (long trời lở đất); …

b. Về dạng thức

Trong truyện đồng thoại Nguyễn Thị Thanh Bình, bên cạnh thành ngữ, tục ngữ nguyên thể, tác giả còn sử dụng các biến thể một cách sáng tạo, linh hoạt.

- Dạng nguyên thể: Chân ướt chân ráo; Chó liền da gà liền xương;bán sống bán chết; một trời một vực;làm ơn mắc oán;tự lực cánh sinh;chân yếu tay mềm; Ngựa non háu đá; nhanh như cắt… Dạng này hầu hết là những thành ngữ có cấu trúc 4 tiếng.

- Dạng biến thể:

+ Thêm vào dạng nguyên thể một hoặc nhiều từ. Ví dụ: Chạy vắt giò lên cổ (biến thể của chạy vắt chân lên cổ); Mỗi cây mỗi hoa, mỗi chó mỗi kiểu

(biến thể của Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi kiểu);chó chui gầm bếp (biến thể của chó chui gầm chạn);vang trời lở đất (long trời lở đất); Cơm không treo nhưng mèo vẫn nhịn đói (Cơm treo mèo nhịn đói)…

+ Diễn đạt lại ý của thành ngữ, tục ngữ bằng những từ tương tương hoặc thay đổi một vài chữ hoặc cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ: Dạy chó đánh hơi

(tương tự:dạy khỉ leo cây; dạy bà lang bốc thuốc).Dùng ý của thành ngữ để diễn đạt lại bằng những từ ngữ mới hoàn toàn cho phù hợp ngữ cảnh là một trong những điểm thể hiện sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Thị Thanh Bình

c. Về phạm vi sử dụng

- Phạm vi phổ biến: có thành ngữ, tục ngữ chiếm đa số, vừa đa dạng vừa gần gũi, phù hợp với tâm lý của lứa tuổi tiếp nhận. Ví dụ: Chân ướt chân

ráo;lực bất tòng tâm;chân yếu tay mềm; Ngựa non háu đá; tự lực cánh sinh; một trời một vực; làm ơn mắc oán; long trời lở đất,…

- Phạm vi hẹp: Loại này có số lượng nhỏ, ít được sử dụng. Ví dụ: Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò tập đi; Có mẹ thì mẹ làm cho/Không có mẹ phải tự lo mà làm,…

2.2.3. Giá trị thẩm mĩ

Thành ngữ, tục ngữ xuất hiện khá đa dạng và phân bố đều ở cả hai tác phẩm. Việc đưa vào thành ngữ tục ngữ của tác giả đã góp phần làm câu văn trở nên giàu màu sắc, sinh động hơn.

Ngoài ra, các thành ngữ, tục ngữ ở dạng biến thể còn cho ta thấy được sự sáng tạo, vận dụng linh hoạt của nhà văn. Tác giả đem đến cho người đọc sựhứng thú khi tiếp nhận. Đặc biệt còn mang đến vốn tri thức về thành ngữ, tục ngữ cho lứa tuổi đang phát triển, giúp các em thêm yêu quý kho tàng ngôn ngữ dân tộc cũng như văn học dân gian Việt Nam.

Chẳng hạn trong Rim chạy,một đoạn văn giàu hình ảnh và sắc thái cảm xúc khi nói về chú chó Liu bị tắm, nhờ sử dụng các thành ngữ so sánh:

Hồi nhỏ Liu bị dính trận mưa, về ốm một trận nên sợ nước. Chủ của Liu lâu lâu xách Liu ra tắm. Lúc đó Liu hét vang trời lở đất. Ở bên nhà mình, Rim nghe Liu gào:

- Ôi nước lạnh quá! Lạnh như nước đá! - Ôi gãi đau quá! Đau như bò đá!

- Ôi xà bông chảy vào mắt cay quá! Cay như xát ớt!

Dưới đây là cảnh ngộ của chú mèo bụng đói trước cơm dẻo cá thơm mà chưa biết ăn:

“Lúc này đói quá, cơm dẻo cá thơm trước mặt, vậy mà tui ráng mấy cũng chỉ nhấm nháp được một tí, đồ ăn trong chén khác một trời một vực với những gì tui mút được từ ti mẹ. Anh nhóc ngồi xổm bên cạnh, cứ động viên:

- Meo ăn đi, meo ăn cá đi!

Tui buồn bã nhìn anh, giờ tui mới hiểu thế nào là “lực bất tòng tâm”. Không gì đau khổ bằng “cơm không treo nhưng mèo vẫn phải nhịn đói”[MCXM, tr.29].

Trong đoạn văn trên có tới ba thành ngữ và một tục ngữ được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện đồng thoại của nguyễn thị thanh bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)