Yêu cầu và nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

học cơ sở

1.4.2.1. Yêu cầu

Lý luận và thực tiễn công tác QLNT cho thấy, quản lý tốt các TBDH đòi hỏi người cán bộ quản lý trường học cần nắm vững một số yêu cầu sau:

- TBDH của nhà trường phải có các phương tiện bảo quản (tủ, hòm, vật che phủ), phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tuỳ theo tính chất, quy mô của TBDH mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử Ií theo tiêu chuẩn quy định, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- TBDH phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và PPDH được quy định trong chương trình giáo dục.

- Biết cách phân loại và nắm vững nội dung quản lý các TBDH.

- Phải có giải pháp xây dựng, trang bị và tổ chức sử dụng các TBDH có hiệu quả cao. TBDH phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kì bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

- Phải có lộ trình đầu tư ngắn hạn và dài hạn để trang bị TBDH.

- Hằng năm phải tiến hành kiểm kê theo dúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các trường hợp như: Khi thay đổi hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác thiết bị giáo dục; Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động,

26

giải thể trường; Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp; Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.

Ngoài ra, TBDH còn phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung chương trình và PPDH cho từng môn học và cho các hoạt động giáo dục khác.

1.4.2.2. Nguyên tắc

Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, người quản lý cần phải tuân thủ một số nguyên tắc quản lý TBDH trong trường học.

Thứ nhất, đảm bảo tính hai mặt về hành chính và chuyên môn trong quản lý TBDH.

Quản lý TBDH phải đảm bảo có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa công tác quản lý hành chính và chuyên môn. Kế hoạch và nội dung quản lý chuyên môn phải đồng bộ và ăn khớp với kế hoạch quản lý hành chính. Ngược lại, kế hoạch và nội dung quản lý hành chính phải nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động dạy và học. Việc trang bị, sử dụng và bảo quản các TBDH phải tuân thủ các thủ tục quản lý hành chính Nhà nước.

Thứ hai, đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn trong quản lý TBDH.

Việc trang bị, sử dụng, quản lý TBDH phải xuất phát từ nhu cầu thực hiện nội dung chương trình và đổi mới PPDH cùng các điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Đồng thời nó cũng là những căn cứ và cơ sở để kiểm tra, đánh giá công tác quản lý TBDH của nhà trường. Nhà trường cần sắp xếp và bố trí nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ tốt nhất cho công tác này.

Thứ ba, đảm bảo tính đầy đủ và tính đồng bộ trong quản lý TBDH

TBDH đầy đủ và đồng bộ không chỉ cho từng bộ môn mà còn cho tất cả các phân môn trong cùng một môn, bao gồm các thiết bị chứng minh lý thuyết và thí nghiệm thực hành. Đảm bảo sự đồng bộ, đầy đủ giữa các TBDH được cấp phát với TBDH do giáo viên và học sinh tự làm. Đảm bảo sự đầy đủ và đồng bộ giữa các TBDH đơn giản, truyền thống với các TBDH hiện đại. Điều quan trọng

27

hơn hết là phải đảm bảo đầy đủ và đồng bộ cơ cấu nhân sự quản lý TBDH.

Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả trong quản lý TBDH.

Quản lý TBDH nhằm bảo đảm thực hiện tốt nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học. Các TBDH được trang bị phải có chất lượng tốt, việc sử dụng phải đơn giản, tiện lợi và có hiệu quả cao. Việc sử dụng TBDH phải hợp lý, đúng tính năng tác dụng và đúng mục đích. Việc bảo quản TBDH phải chu đáo, đúng cách. Cần có phương án bảo vệ, sửa chữa tránh hỏng hóc do thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến tính chính xác của TBDH khi sử dụng.

Thứ năm, đảm bảo tính kế thừa và tính phát triển trong quản lý TBDH.

Đầu tư trang bị TBDH mới, nhưng đồng thời phải biết sửa chữa nâng cấp những cái đang còn có thể sử dụng được, phát triển nó phù hợp với kế hoạch đào tạo của đơn vị. Song song với tính kế thừa cần tích cực khai thác các nguồn vốn để từng bước hiện đại hóa TBDH.

Thứ sáu, nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý TBDH.

Tất cả những người tham gia quản lý TBDH đều phải tuân thủ tác động từ khâu trang bị, sử dụng, bảo quản. Ở mỗi khâu này nó đều gắn với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát, điều chỉnh phân tích tổng kết, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)