Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 62 - 65)

a. Nguyên nhân khách quan

- Mức độ đầu tư cho công tác TBDH của cấp trên chưa đúng mức và chưa toàn diện. Một số TBDH được cấp từ nhiều nguồn khác nhau, độ bền thấp, không có hướng dẫn sử dụng, một số nơi cung ứng hàng hóa do cạnh tranh muốn chiếm ưu thế về giá nên đã giảm chất lượng thiết bị, khâu tổ chức nghiệm thu thiết bị chưa được quan tâm đúng mức nên khi TBDH về đến trường không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không đồng bộ vẫn được mua sắm.

- Người phụ trách TBDH chuyên trách hoặc giáo viên kiêm nhiệm còn hạn chế chuyên môn, nghiệp vụ nên không giúp được nhiều cho giáo viên trong quá trình sử dụng thiết bị, việc bảo quản, sắp xếp thiết bị không hợp lý gây khó khăn trong việc vận chuyển, giao trả TBDH,…

- Do kinh phí chỉ dựa vào ngân sách, TBDH luôn cải tiến, đổi mới nên việc lập kế hoạch trang bị, cung ứng TBDH của hiệu trưởng thiếu chủ động, chưa có kế hoạch dài hạn.

- Phong trào tự làm TBDH chưa được GV hưởng ứng nên TBDH chưa đáp ứng được với nội dung của chương trình.

63

b. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về nội dung quản lý TBDH của một số CBQL và giáo viên ở các trường THCS thiếu rõ ràng và chưa đầy đủ, do vậy họ rất lúng túng trong quá trình chỉ đạo, điều hành quản lý TBDH.

- Công tác kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng TBDH trong quá trình lên lớp của giáo viên ở các trường THCS chưa thường xuyên.

- Một số giáo viên ở các trường THCS nhận thức tầm quan trọng của TBDH chưa thật đầy đủ, chưa tích cực sử dụng TBDH, ngại khó, sợ mất thời gian nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với TBDH hiện đại.

- Lãnh đạo nhà trường chưa có biện pháp khả thi để thu hút các nguồn đầu tư kinh phí để trang bị TBDH, chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước.

Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Do đó cần phải nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý TBDH khoa học, khách quan, hợp lý, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở các trường THCS của địa phương trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu công tác đổi mới sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ việc khái quát tình hình quản lý TBDH của các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định thông qua việc tìm hiểu thực trạng TBDH và thực trạng công tác quản lý TBDH, chúng tôi nhận thấy các CBQL và GV&NVTB đã có những nhận thức đúng đắn về công tác TBDH và quản lý TBDH; đồng thời họ cũng rất quan tâm đến công tác TBDH và quản lý TBDH từ khâu mua sắm, sử dụng, bảo quản và kiểm tra, đánh giá.

Kết quả khảo sát thực trạng cũng cho thấy, công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong thời gian qua đạt được những thành tưu nhất định, góp phần thực hiện đổi mới

64

PPDH theo hướng phát triển năng lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương. Tuy nhiên, trong công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũng còn những hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dạy và học của nhà trường. Điều này, đòi hỏi hiệu trưởng ở các trường THCS nói riêng, các CBQL giáo dục trên địa bàn huyện Tuy Phước nói chung cần phải suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với công tác quản lý TBDH.

Việc tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý TBDH ở 5 trường THCS mà chúng tôi lựa chọn nêu trên sẽ là cơ sở quan trọng, căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ở Chương 3 một cách khách quan, khoa học, phù hợp và vận dụng có hiệu quả.

65

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)