Huy động và phát huy tác dụng của các điều kiện hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 81 - 93)

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Áp dụng biện pháp này trong quản lý TBDH nhằm tăng cường và hỗ trợ các biện pháp nêu trên.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Tiến hành biện pháp này theo những nội dung chủ yếu sau đây:

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực để tăng mức đầu tư cho TBDH.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo chuẩn cho viên chức phụ trách TBDH gắn với việc nâng cao nghiệp vụ sử dụng TBDH cho giáo viên.

- Ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

a. Công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực để tăng mức đầu tư cho TBDH

Hiệu trưởng cần chủ động xây dựng kế hoạch, các đề án khả thi để trình duyệt các cấp xin ngân sách nhà nước đầu tư mua sắm TBDH .

Xây dựng kế hoạch với cơ cấu hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn. Hiệu trưởng cần lập dự toán cho kế hoạch trang bị TBDH, cân đối các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để sử dụng hết và tận dụng triệt để trong việc trang bị TBDH.

82

Huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,…) trong cộng đồng và xã hội cho công tác thiết bị trường học sao cho hoạt động này lúc đầu là thụ động và dần dần trở thành chủ động, tự giác và thường xuyên.

Cần vận động hội cha mẹ học sinh làm nòng cốt trong việc khuyến khích trách nhiệm các đoàn thể, tổ chức xã hội, tất cả các thành viên của cộng đồng chăm lo cho giáo dục nói chung và công tác TBDH nói riêng.

b. Xây dựng kế hoạch đào tạo chuẩn cho viên chức phụ trách TBDH gắn với việc nâng cao nghiệp vụ sử dụng TBDH cho giáo viên

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đi đôi với sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực hợp lý là một yêu cầu cần thiết nhằm phát huy khả năng chuyên môn của giáo viên trong quá trình công tác. Để thực hiện tốt công tác này, hiệu trưởng nhà trường THCS cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng các PTDH hiện đại.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên chuyên trách cần có sự phân loại kỹ về tuổi tác, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và về yêu cầu cụ thể của từng trường. Đối với cán bộ trẻ, có năng lực thật sự nên cho đi đào tạo các lớp dài hạn chuyên môn nâng cao, đối với các cán bộ lớn tuổi nên tạo điều kiện cho họ theo học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để củng cố chuyên môn.

- Việc phân công, phân nhiệm là khâu có tính chất quyết định trong việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Chú ý phân cấp quản lý trong nội bộ trường

học và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên có liên quan. - Bố trí cán bộ hoặc giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm chuyên trách công tác TBDH. Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm có nhiệm vụ bảo quản TBDH, giúp đỡ giáo viên chuẩn bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho các tiết học, giúp hiệu trưởng nhà trườn lập kế hoạch mua sắm các TBDH và

83

các vật liệu cần thiết khác phục vụ cho hoạt động tự làm TBDH của giáo viên và học sinh. Giới thiệu các TBDH hiện có của trường để mỗi giáo viên có thể lập được kế hoạch tự nghiên cứu và sử dụng chúng. Tất cả giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ thuật sử dụng và phương pháp vận dụng các PTDH vào bài giảng.

c. Ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH

Ngày nay, trong lĩnh vực giáo dục, CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.

Hiện nay, ở các trường THCS đã triển khai áp dụng dự án Hỗ trợ

Giáo dục (dự án SREM) vào trong quản lý giáo dục, trong đó có mô đun Quản

lý Thiết bị dạy học. Hệ thống quản lý này đã làm cho công tác quản lý TBDH

ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước một cách thuận lợi, khoa học, chính xác hơn qua các công cụ của phần mềm, như nhập thiết bị, nhật ký mượn, trả TBDH của giáo viên,…

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Các biện pháp trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và chi phối lẫn nhau.

Biện pháp thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên

và học sinh là cơ sở, tiền đề của các biện pháp khác, bởi vì khi nhận thức tốt

công tác quản lý TBDH thì việc trang bị. bảo quản, sử dụng sẽ được thực hiện với hiệu quả cao nhất và ngược lại.

Biện pháp thứ 5, huy động và phát huy tác dụng của các điều kiện hỗ

trợ khác nhằm tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác.

Biện pháp thứ 2, tăng cường đầu tư, mua sắm TBDH là cơ sở cho biện pháp thứ 3, quản lý việc khai thác sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên

84

và biện pháp thứ 4, tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa

chữa TBDH.

Hai biện pháp khai thác sử dụng và bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa có tác động tương hỗ lẫn nhau, thực hiện tốt việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH sẽ làm tăng tuổi thọ của TBDH, thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, tiết kiệm được kinh phí đầu tư, mua sắm.

Tóm lại, các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ để công tác quản lý TBDH đạt hiệu quả cao.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

3.3.1. Khái quát về quy trình khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thi của các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Mục đích khảo nghiệm nhằm thu thập ý kiến đánh giá của các đối

tượng liên quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH do chúng tôi đề xuất.

Đối tượng khảo nghiệm gồm: 25 CBQL (hiệu trưởng, hiệu phó và tổ

trưởng chuyên môn) và 125 giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH thuộc 5 trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (THCS Phước Thành, THCS Trần Bá, THCS số 2 Phước Sơn, THCS Phước Hòa và THCS Phước Thắng). Tổng cộng là 150 người.

Phương pháp khảo nghiệm được chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý

kiến gửi trực tiếp đến các đối tượng được xác định trong thời gian 1 tuần.

Mức độ khảo nghiệm, chúng tôi thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến theo hai

tiêu chí: tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH được đề xuất. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3 mức độ:

85

- Rất cần thiết/Rất khả thi: Trên 2,7 điểm; - Cần thiết/Khả thi: Từ 2,3 điểm đến 2,7 điểm; - Không cần thiết/Không khả thi: Dưới 2,3 điểm.

Sau khi thu nhận kết quả khảo nghiệm, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu, lập bảng và phân tích các thông số trên bảng thống kê, tính giá trị điểm trung bình (ĐTB) của các biện pháp quản lý TBDH, sau đó xếp hạng theo thứ bậc, nêu nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

3.3.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định mà chúng tôi đề xuất thu được, thể hiện ở Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL %

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về vai trò của TBDH và quản lý TBDH ở trường THCS

56 37,30 86 57,30 08 5,40 2,32 4

2. Tăng cường xây dựng, mua sắm, trang bị TBDH đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu

86

cầu chất lượng dạy học 3. Tập huấn kỹ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên

86 57,30 64 42,70 00 0,00 2,57 2

4. Tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH

110 73,30 40 26,70 00 0,00 2,73 1

5. Huy động và phát huy tác dụng của các điều kiện hỗ trợ khác

48 32,00 92 61,30 10 6,70 2,25 5

Từ kết quả thống kê ở Bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp quản lý TBDH đưa ra đều được khẳng định là rất cần thiết. Cụ thể:

- Biện pháp 4 “Tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH” có giá trị ĐTB là 2,73, được xếp ở thứ bậc 1, với tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết chiếm 73,30%.

- Biện pháp 3 “Tập huấn kỹ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên” có giá trị ĐTB là 2,57, được xếp ở thứ bậc 2 về tính cần thiết, với tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết là 57,30%.

- Biện pháp 2 “Tăng cường xây dựng, mua sắm, trang bị TBDH đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học” có ĐTB là 2,45, được xếp ở thứ bậc 3 về tính cần thiết, với tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết là 48,00%.

- Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về vai trò của TBDH và quản lý TBDH ở trường THCS” có ĐTB là 2,32, được đánh giá ở vị trí thứ 4 về tính cần thiết, với tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết là 37,30%.

87

- Biện pháp 5 “Huy động và phát huy tác dụng của các điều kiện hỗ trợ khác” có giá trị ĐTB là 2,25, được xếp thứ bậc thấp nhất về tính cần thiết, với tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết là 32,00%.

Như vậy, hầu hết các ý kiến đều đánh giá các biện pháp với tỉ lệ phần trăm cao ở mức độ cần thiết rất cần thiết. Trong đó, các biện pháp 2, 3, 4 được đánh giá cao. Tuy nhiên, có một số CBQL cho rằng biện pháp thứ 5 không cần thiết (tỉ lệ 6,7%) do một số trường còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xã hội hóa, giáo viên phụ trách, kiêm nhiệm về công tác TBDH còn thiếu và yếu về trình độ CNTT,...

3.3.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định mà chúng tôi đề xuất thu được, thể hiện ở Bảng 3.2:

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL %

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về vai trò của TBDH và quản lý TBDH ở trường THCS

60 40,00 78 52,00 12 8,00 2,32 2

2. Tăng cường xây dựng, mua sắm, trang bị TBDH đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học

88

3. Tập huấn kỹ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên

46 30,70 96 64,00 08 5,30 2,25 4

4. Tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH

62 41,30 84 56,00 04 2,70 2,38 1

5. Huy động và phát huy tác dụng của các điều kiện hỗ trợ khác

48 32,00 82 54,70 20 13,30 2,18 5

Từ kết quả thống kê ở Bảng 3.2 cho thấy, các biện pháp đưa ra đều mang tính khả thi cao với tỉ lệ và số điểm trung bình như sau:

- Biện pháp 4 “Tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH” có giá trị ĐTB là 2,38, được xếp ở thứ bậc cao nhất, với tỷ lệ đánh giá ở mức rất khả thi chiếm 41,30%.

- Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về vai trò của TBDH và quản lý TBDH ở trường THCS” có giá trị ĐTB là 2,32, được xếp ở thứ bậc 2 về tính khả thi, với tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết là 40%.

- Biện pháp 2 “Tăng cường xây dựng, mua sắm, trang bị TBDH đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học” có giá trị ĐTB là 2,29, được xếp ở thứ bậc 3 về tính khả thi, với tỷ lệ đánh giá ở mức rất khả thi chiếm 36,00%.

- Biện pháp 3 “Tập huấn kỹ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên” có giá trị ĐTB là 2,25, được xếp ở thứ bậc 4 về tính khả thi, với tỷ lệ đánh giá rất khả thi là 30,70%.

89

khác” có giá trị ĐTB là 2,18, được xếp ở thứ bậc thấp nhất về tính khả thi, với tỷ lệ đánh giá ở mức rất khả thi là 32,00%.

Như vậy, hầu hết các ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất trên là mang tính khả thi rất khả thi (chiếm tỉ lệ từ 86,70% đến 97,30%). Bên cạnh đó cũng còn ý kiến cho rằng là không khả thi (tỉ lệ cao nhất là 13,3%), nhưng cũng tập trung vào biện pháp 5 với các lý do như đã nêu trên. Nhóm biện pháp 1 tỉ lệ nhận xét không khả thi là 8% vì muốn chuyển biến nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên đối với công tác quản lý TBDH cần phải có quá trình lâu dài.

Từ kết quả khảo nghiệm ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2 cho thấy, các biện pháp quản lý TBDH mà chúng tôi đề xuất trong luận văn đều được các CBQL, giáo viên và nhân viên đánh giá mức độ cần thiết và khả thi cao. Nếu các biện pháp quản lý TBDH đề xuất nêu trên được tổ chức thực hiện tốt thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nói riêng và các địa phương khác có nét tương đồng nói chung.

3.3.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

3.3.3.1. Mối tương quan về giá trị điểm trung bình

So sánh mối tương quan giá trị điểm trung bình về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi lập Bảng 3.3:

90

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi D2 Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về vai trò của TBDH và quản lý TBDH ở trường THCS

2,32 4 2,32 2 4

2. Tăng cường xây dựng, mua sắm, trang bị TBDH đủ số lượng và đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)