Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 48 - 61)

sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của nội dung quản lý thiết bị dạy học quan trọng của nội dung quản lý thiết bị dạy học

Tác động đến nhận thức là con đường ngắn nhất đem đến hiệu quả cao trong các mặt công tác. Một khi con người đã nhìn nhận vấn đề thấu đáo thì việc thực thi công việc sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và có tính chất bền lâu. Quản lý TBDH là một trong những nội dung chủ yếu của công tác quản lý trường học của hiệu trưởng. Để nhận thức được tầm quan trọng của nội dung quản lý TBDH của CBQL và GV&NVTB, chúng tôi đưa ra 06 nội dung quản lý thiết bị dạy học và tiến hành khảo sát.

Kết quả khảo sát 25 CBQL và 125 GV&NVTB về tầm quan trọng của nội dung quản lý TBDH ở các trường THCS được chúng tôi thu thập, xử lý và tính ĐTB thể hiện trên Bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV&NVTB về tầm quan trọng của nội dung quản lý TBDH ở các trường THCS được tổ chức khảo sát

TT Nội dung quản lý

ĐTB Tổng cộng ĐTB Xếp hạng CBQL GV& NVTB 1

Lập kế hoạch dự toán mua sắm, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng TBDH của trường

3,62 3,60 3,61 2

2 Lập hồ sơ, báo cáo định kì,

thường xuyên về tình trạng TBDH 3,34 3,20 3,27 6

3

Tập huấn cho giáo viên biết tính năng, tác dụng của từng loại TBDH và sử dụng TBDH của

49

môn học mình phụ trách

4

Xây dựng chương trình sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH của tổ bộ môn

3,37 3,44 3,40 3

5

Đào tạo viên chức phụ trách TBDH trở thành người cộng tác đắc lực cho giáo viên bộ môn khi sử dụng TBDH

3,37 3,35 3,36 5

6 Mua sắm, bảo quản, bảo trì,

sử dụng TBDH 3,65 3,80 3,72 1

Từ số liệu ở Bảng 2.7 cho thấy, hầu hết CBQL và GV&NVTB đều nhận thức được nội dung quản lý TBDH là quan trọng. Cụ thể như sau:

- Về nội dung “Lập kế hoạch dự toán mua sắm, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng TBDH của trường” được CBQL và GV&NVTB đánh giá mức độ rất

quan trọng (ĐTB = 3,60), chứng tỏ nội dung này rất được các trường quan tâm.

Việc lập kế hoạch trang bị, mua sắm ưu tiên cho những TBDH quan trọng sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết của công tác dạy học trong nhà trường.

- Về nội dung “Lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng TBDH” được CBQL và GV&NVTB đánh giá ở mức độ quan trọng

(ĐTB = 3,27) , có thứ hạng thấp nhất. Điều này chứng tỏ, có một số người chưa nhận thức được tầm quan trọng của công việc này. Để quản lý tốt TBDH thì cần phải có hồ sơ lưu trữ, báo cáo định kì hàng tháng/quý/năm thì hiệu trưởng mới nắm bắt được tình trạng TBDH hiện tại của trường mình như thế nào để có biện pháp xử lý kịp thời khi TBDH bị hư hỏng, không đủ số lượng.

- Về nội dung “Tập huấn cho giáo viên biết tính năng, tác dụng từng loại TBDH và sử dụng TBDH của môn học mình phụ trách” được cả hai

50

nhóm đối tượng đánh giá là quan trọng, xếp hạng 4. Điều này cho thấy, việc tập huấn cho giáo viên bộ môn biết sử dụng TBDH hiện nay ở các trường THCS là rất ít do nhà trường không bố trí được thời gian và nhân lực để tập huấn. Đa số giáo viên tự nghiên cứu cách thức sử dụng TBDH qua tài liệu chuyên môn hoặc tự học hỏi trao đổi kinh nghiệm với giáo viên lâu năm.

- Về nội dung “Xây dựng chương trình sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH của tổ bộ môn” cũng được các CBQL và GV&NVTB đánh giá mức độ quan trọng (ĐTB = 3,40), xếp hạng 3. Sử dụng TBDH là yêu cầu bắt buộc trong việc đổi mới PPDH hiện nay, do đó giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch, chương trình sử dụng TBDH vì đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác chuyên môn.

- Với nội dung “Đào tạo viên chức phụ trách TBDH trở thành người cộng tác đắc lực cho giáo viên bộ môn khi sử dụng TBDH” được đánh giá ở mức độ quan trọng, có ĐTB = 3,36, xếp hạng 5. Tuy nhiên, một số giáo viên cho rằng nội dung này ít quan trọng hoặc không quan trọng. Chứng tỏ, giáo viên chưa nhận thức được vai trò của người phụ trách công tác TBDH và do một số trường chưa có viên chức phụ trách TBDH chuyên trách mà do giáo viên không đủ giờ dạy kiêm nhiệm công việc này. Vì vậy, quản lý công tác đào tạo viên chức phụ trách TBDH trở thành người cộng tác đắc lực cho giáo viên bộ môn khi sử dụng TBDH ở các trường đang là vấn đề gây khó khăn cho các nhà quản lý hiện nay.

- Với ĐTB là 3,72, xếp hạng nhất, nội dung “Mua sắm, bảo quản, bảo trì, sử dụng TBDH” được CBQL và GV&NVTB đánh giá là rất quan trọng. Điều này, chứng tỏ CBQL và GV&NVTB đã nhận thức đúng v ị t rí , tầm quan trọng của v i ệ c quản lý mua sắm, bảo trì, bảo dưỡng, sử dụng TBDH trong công tác quản lý hiện nay, đặc biệt là để phục vụ Chương trình Giáo dục phổ thông mới năm 2018.

51

ĐTB chung của các nội dung quản lý TBDH từ 1 đến 6 là 3,45. Từ đó chúng ta có thể kết luận các CBQL và GV&NVTB đều đánh giá các nội dung quản lý TBDH ở trường THCS hiện nay là quan trọng. Điều này khẳng định, các chủ thể quản lý có nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc quản lý TBDH. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như còn vài giáo viên chưa nhận thức được vai trò quan trọng của người làm công tác TBDH, trường hiếm khi tổ chức tập huấn cho giáo viên biết sử dụng TBDH, CBQL chưa thật sự quan tâm đầu tư đến việc lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng TBDH. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc quản lý TBDH, do đó các nhà quản lý cần phải khắc phục sớm.

2.4.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học

Lập kế hoạch quản lý TBDH là quá trình thiết lập các mục tiêu về quản lý TBDH, hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó. Nếu nhà quản lý làm tốt công tác lập kế hoạch quản lý TBDH thì sẽ giúp cho công tác quản lý được thuận lợi, hiệu quả hơn.

Kết quả khảo sát 25 CBQL và 125 GV&NVTB về công tác lập kế hoạch quản lý TBDH ở các trường THCS được chúng tôi thu thập, xử lý và tính ĐTB thể hiện trên Bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý TBDH ở các trường THCS được tổ chức khảo sát

TT Nội dung thực hiện

ĐTB Tổng cộng ĐTB Xếp hạng CBQL GV& NVTB

1 Lập kế hoạch dự toán mua sắm

TBDH của trường 3,46 3,21 3,33 2

2

Yêu cầu viên chức phụ trách TBDH lập hồ sơ, báo cáo thường xuyên, định kỳ về tình trạng TBDH và sử

52

dụng TBDH của trường

3 Tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH 2,75 2,81 2,76 5 4 Bảo quản, sửa chữa TBDH 3,25 3,01 3,12 3 5 Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

người phụ trách TBDH 3,16 3,02 3,09 4

Từ số liệu ở Bảng 2.8 cho thấy, đa số CBQL và GV&NVTB đều đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý TBDH hiện nay ở mức độ khá thể hiện qua ĐTB từ 2,76 đ ế n 3,38. Cụ thể như sau:

- Về nội dung “Lập kế hoạch dự toán mua sắm TBDH của trường” được CBQL và GV&NVTB đánh giá ở mức độ thực hiện khá (ĐTB = 3,33). Điều này chứng tỏ hiệu trưởng các trường THCS có lập kế hoạch mua sắm TBDH từ đầu năm học và thông báo cho toàn thể viên chức trong trường được biết; bởi vì đây là công việc quan trọng trong đầu tư TBDH ở trường. Tuy nhiên, cũng có một số giáo viên đánh giá công việc lập kế hoạch mua sắm TBDH của hiệu trưởng thực hiện ở mức độ trung bình, do có hiệu trưởng nhà trường tuy hàng năm có kế hoạch đầu tư trang bị CSVC và TBDH nhưng chủ yếu chỉ là kế hoạch về xây dựng CSVC còn TBDH đa số vẫn trong chờ việc cấp phát từ cấp trên, chưa có kế hoạch cụ thể về trang bị TBDH. Khi lập kế hoạch mua sắm TBDH, hiệu trưởng cần rà soát các TBDH hiện có, đối chiếu với Danh mục TBDH tối thiểu và điều kiện CSVC để mua sắm cho phù hợp, tránh lãng phí.

- Về nội dung “Yêu cầu viên chức phụ trách TBDH lập hồ sơ, báo cáo thường xuyên, định kỳ về tình trạng TBDH” được CBQL và GV&NVTB đánh giá mức độ thực hiện khá (ĐTB = 3,38), xếp hạng nhất. Điều này cho thấy, việc lập hồ sơ, báo cáo thường xuyên, định kỳ về tình trạng TBDH của viên chức phụ trách TBDH giúp hiệu trưởng nắm rõ tình trạng TBDH hiện

53

nay ở trường mình như thế nào, qua đó có biện pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý TBDH của nhà trường.

- Về nội dung “Tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH”được đánh giá mức độ thực hiện trung bình (ĐTB = 2,76), xếp hạng 5, điều này cho thấy một số trường THCS chưa thật sự quan tâm đến công tác này. TBDH tự làm là loại TBDH do giáo viên chế tạo mới hoặc cải tiến từ một TBDH đã có hoặc qua sưu tầm tư liệu hiện vật mà có, TBDH tự làm có nguyên lý cấu tạo và cách sử dụng phù hợp với ý tưởng thực hiện bài dạy của giáo viên làm ra, do đó khi được sử dụng thường cho hiệu quả cao và thiết thực. Tuy nhiên, thực tế một số lãnh đạo nhà trường cho rằng việc tự làm TBDH là nhiệm vụ của giáo viên, giáo viên tự nghiên cứu, sáng tạo, trường hiếm khi có kế hoạch tổ chức tự làm TBDH cho giáo viên hoặc do giáo viên không được lãnh đạo nhà trường động viên, khuyến khích tự làm TBDH. Đây là vấn đề cần lưu ý khi đề xuất các biện pháp.

- Về nội dung “Bảo quản, sửa chữa TBDH” được CBQL và GV&NVTB đánh giá mức độ thực hiện khá (ĐTB = 3,12). Việc lập kế hoạch bảo quản, sửa chữa TBDH sẽ giúp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học, tiết kiệm kinh phí nhà trường và ngân sách nhà nước. Hàng năm lãnh đạo nhà trường đều có kế hoạch quản lý bảo quản TBDH. Tuy nhiên, có hơn khoảng 1/5 số lượng CBQL và GV&NVTB được khảo sát thì đánh giá mức độ thực hiện công tác này là trung bình, yếu. Nguyên nhân có trường viên chức phụ trách TBDH thường căn cứ vào kế hoạch bảo quản TBDH của lãnh đạo trường để xây dựng kế hoạch phục vụ, sắp xếp, đề xuất tu sửa TBDH thường xuyên, định kỳ. Trong nội quy sử dụng TBDH đều có quy định cụ thể việc mượn sử dụng, giữ gìn và bảo quản TBDH… Nhưng trên thực tế việc đặt ra quy định phần lớn là mang tính hình thức vì qua sổ theo dõi mượn trả, khấu hao, đánh giá của giáo viên còn rất ít hoặc bỏ trống. Đặc biệt, trong các biên

54

bản họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp tổ chuyên môn gần như không có đề cập đến vấn đề này.

- Về nội dung “Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người phụ trách TBDH” được đánh giá mức độ thực hiện khá (ĐTB = 3,09). Song, một số giáo viên cho rằng trường không có thực hiện công tác này hoặc có thực hiện nhưng mức độ trung bình, yếu. Điều này cho thấy lãnh đạo một số trường chưa thật sự quan tâm đến công tác này vì họ cho rằng đây việc đào tạo, bồi dưỡng cho người phụ trách TBDH là của cấp quản lý trên (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) chứ trường không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. ĐTB chung của các nội dung thực hiện lập kế hoạch quản lý TBDH từ 1 đến 5 là 3,14. Từ đó cho phép chúng ta có thể kết luận thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý TBDH ở trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước hiện nay đạt mức độ khá. Điều này cho thấy, tuy các trường đều có lập kế hoạch quản lý TBDH nhưng mức độ thực hiện còn hạn chế, chất lượng của công tác lập kế hoạch không cao nên có thể nói kế hoạch mang tính khả thi không cao. Do đó, trong việc lập kế hoạch quản lý TBDH cần chú ý thực trạng tình hình TBDH hiện có, nhân sự, điều kiện hoàn cảnh của trường để có kế hoạch cụ thể, mang tính khả thi cao.

2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý thiết bị dạy học

Trong quản lý TBDH, công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý TBDH. Chính vì thế, chúng thôi tiến hành khảo sát thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH của các trường THCS. Kết quả khảo sát 25 CBQL và 125 GV&NVTB về tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH ở các trường THCS được chúng tôi thu thập, xử lý và tính ĐTB thể hiện trên Bảng 2.9.

55

Bảng 2.9. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH ở các trường THCS được tổ chức khảo sát

TT Nội dung thực hiện

ĐTB Tổng cộng ĐTB Xếp hạng CBQL GV& NVTB 1

Quy định sổ sách, báo cáo định kỳ, thường xuyên về tình trạng TBDH

3,37 3,41 3,40 1

2 Xây dựng và phổ biến danh

mục TBDH hiện có của đơn vị 3,23 3,25 3,24 2 3 Tập huấn hướng dẫn sử

dụng TBDH 3,13 3,02 3,06 6

4 Xây dựng các quy định về sử

dụng TBDH 3,11 3,13 3,12 4

5

Triển khai kế hoạch sử dụng TBDH của toàn trường, tổ bộ môn đến giáo viên

3,29 3,20 3,23 3

6

Tổ chức bảo quản, bảo trì TBDH; hồ sơ TBDH khoa học, hợp lí.

3,11 3,06 3,08 5

7 Tổ chức hội thi sáng tạo đồ

dùng dạy học 2,23 2,04 2,10 7

Dựa vào số liệu ở Bảng 2.9, chúng tôi có những phân tích, nhận định về công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định như sau:

- Về nội dung “Quy định sổ sách, báo cáo định kỳ, thường xuyên về tình trạng TBDH”, cả hai nhóm đối tượng CBQL và GV&NVTB của 05

56

trường đều đánh giá mức độ thực hiện khá (ĐTB = 3,40), xếp thứ nhất và “Xây dựng và phổ biến danh mục TBDH hiện có của đơn vị” cũng được đánh giá mức độ khá (ĐTB = 3,24), xếp hạng 2. Thực tế, các trường THCS đã có quy định các loại sổ sách, các bản báo cáo định kỳ, thường xuyên giúp lãnh đạo nhà trường có thể khát quát về tình trạng TBDH hiện có; từ đó có kế hoạch trang bị mua sắm, sửa chữa hoặc đề nghị cấp quản lý trên cung cấp bổ sung những TBDH bị hư hỏng hoặc hết hạn thanh lý. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường cũng phổ biến Danh mục TBDH tối thiểu hiện có của đơn vị cho giáo viên biết để sử dụng.

- Về nội dung “Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH” với ĐTB = 3,12 và “Triển khai kế hoạch sử dụng TBDH của toàn trường, tổ bộ môn đến giáo viên” với ĐTB = 3,23 cũng được đánh giá mức độ thực hiện khá. Điều này cho thấy, việc sử dụng TBDH đã được quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học. Đó là quy trình có tính chất bắt buộc đối với giáo viên và học sinh. Do đó để quản lý sử dụng tốt TBDH, hiệu trưởng nhà trường phải cùng các tổ trưởng chuyên môn tổ chức việc nghiên cứu chương trình và kế hoạch dạy học từng môn học, từng mặt hoạt động (không được coi nhẹ các môn có ít TBDH), từng lớp để nắm số bài, số tiết sử dụng và số lượng TBDH, rà soát danh mục TBDH tối thiểu để chuẩn bị đầy đủ khi bước vào năm học. Ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)