Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

Việc sử dụng TBDH không chỉ nhằm minh họa bài giảng mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển năng lực và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Vì vậy, cần tìm hiểu việc sử dụng TBDH của giáo viên như thế nào. Để khảo sát mức độ sử dụng TBDH của giáo viên, chúng tôi đưa ra 4 loại tiết dạy cơ bản có sử dụng TBDH và khảo sát trên 2 nhóm đối tượng CBQL và GV&NVTB. Kết quả khảo sát 25 CBQL và 125 GV&NVTB về mức độ sử dụng TBDH ở các trường THCS trong các giờ dạy được chúng tôi thu thập, xử lý và tính ĐTB thể hiện trên Bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ sử dụng TBDH của giáo viên trong các giờ dạy ở các trường THCS được tổ chức khảo sát

TT Giờ dạy ĐTB Tổng cộng ĐTB Xếp hạng CBQL GV& NVTB 1 Thao giảng 3,80 3,65 3,73 1

2 Tiết dạy bình thường 3,38 3,28 3,33 4 3 Những tiết có giáo viên dự giờ 3,65 3,52 3,59 3 4 Những tiết dạy thấy cần thiết

phải sử dụng TBDH 3,68 3,61 3,65 2

Từ kết quả khảo sát ở Bảng 2.6, chúng tôi nhận thấy cả hai nhóm đối tượng CBQL và GV&NVTB đều đánh giá về mức độ sử dụng TBDH của giáo viên hiện nay là thường xuyên, cụ thể ở các giờ học sau: Những tiết thao giảng (ĐTB = 3,73); Những tiết dạy thấy cần thiết phải sử dụng TBDH (ĐTB

47

= 3,65); Những tiết có giáo viên dự giờ (ĐTB = 3,59). Còn những tiết dạy bình thường được đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng sử dụng cao (ĐTB = 3,33).

Như vậy, theo xếp hạng thì giáo viên tập trung sử dụng thường xuyên TBDH trong những giờ dạy thao giảng, tiết dự giờ và tiết dạy cần phải sử dụng TBDH. Còn những giờ dạy bình thường thì giáo viên đánh giá ở mức thỉnh thoảng sử dụng…. Điều này một phần cho thấy còn nhiều giáo viên sử dụng TBDH để đối phó. Mặt khác, cần phải nhìn nhận ở khía cạnh ĐTB của những tiết dạy thấy cần thiết phải sử dụng TBDH cao thứ 2 trong khi mức độ “cần thiết” thì chưa được lượng hóa cụ thể mà tùy thuộc vào nhận thức, trình độ của giáo viên và kể cả học sinh.

Ngoài ra, ĐTB đánh giá mức độ sử dụng TBDH của CBQL ở 4 loại hình tiết dạy đều cho kết quả cao hơn GV&NVTB, cho thấy mức độ hài lòng của CBQL vẫn cao hơn người trực tiếp sử dụng; chứng tỏ ý thức trách nhiệm về sử dụng TBDH của giáo viên không kém, họ vẫn đánh giá cao về hiệu quả sử dụng TBDH, chưa hài lòng về chính mình và vẫn muốn thực hiện tốt hơn. Nguyên nhân có thể do trình độ và kỹ năng sử dụng TBDH của một số giáo viên còn yếu, chưa tích cực sử dụng, ngại khó tìm tòi nghiên cứu sử dụng các TBDH liên quan đến công nghệ hiện đại, chưa cân đối được thời gian và công sức đầu tư chuẩn bị TBDH cho các bài học, tiết giảng, dẫn đến còn e dè trong việc sử dụng. Đồng thời do cấp quản lý chưa đầu tư đủ, chưa có quy trình tổ chức quản lý việc sử dụng TBDH chặt chẽ và hợp lý.

Do đó, CBQL các trường THCS cần có biện pháp giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy phải ý thức đầy đủ và tự giác thực hiện những yêu cầu về chuyên môn, thường xuyên sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp. Đồng thời, cần ban hành quy chế nội bộ về việc sử dụng TBDH, để tránh hiện tượng chủ quan trong nhận thức, tạo sự cách biệt quá xa giữa các trường và giữa các giáo viên về mức độ “cần thiết” phải sử dụng TBDH.

48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)