1. Kết luận
TBDH là yếu tố không thể thiếu của quá trình dạy học, nó chịu sự chi phối của nội dung và PPDH nhưng lại là điều kiện để thực hiện nội dung và PPDH. Vì vậy, đổi mới PPDH phải đi đôi với đổi mới trang bị và sử dụng TBDH. Nếu TBDH không được sử dụng có hiệu quả thì không thể có sự đổi mới PPDH trong các trường THCS trên địa bàn theo hướng tích cực.
Đối với học sinh THCS, TBDH là một nguồn tri thức phong phú, là PTDH giúp các em lĩnh hội các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu giáo dục và dạy học. Đối với giáo viên, thông qua sử dụng TBDH giúp giáo viên điều khiển được quá trình nhận thức của học sinh.
Với nhận thức đó, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đề ra những biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi trong công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận về TBDH và quản lý TBDH ở trường THCS như: khái niệm, bản chất, vị trí, vai trò, phân loại. Về quản lý, chúng tôi đã khái quát được những vấn đề then chốt về lý luận quản lý như: Các văn bản quy định vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của trường THCS; nguyên tắc và những nội dung quản lý TBDH nhằm mang lại hiệu quả cho việc dạy và học, nâng cao vai trò của TBDH theo chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa và PPDH hiện nay.
Luận văn đã khái quát những nét cơ bản về tình hình KT-XH và tình hình phát triển giáo dục của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tác giả tập trung lựa chọn và tiến hành khảo sát thực tế tại 5 trường THCS trên địa bàn
94
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đánh giá đúng thực trạng TBDH và công tác quản lý TBDH của hiệu trưởng, từ đó rút ra được những mặt làm được và những mặt yếu kém để khắc phục.
Qua kết quả khảo sát cho phép chúng tôi khẳng định, công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định có những ưu điểm như CBQL và giáo viên các trường THCS đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học; hệ thống văn bản pháp qui hiện hành về công tác TBDH tương đối hoàn chỉnh. Đồng thời, được các cấp lãnh đạo địa phương, nhất là lãnh đạo ngành GD&ĐT huyện quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ rõ những hạn chế trong công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định như: một số giáo viên còn e ngại sử dụng TBDH, các tiết học phải có sử dụng TBDH thì giáo viên thường sử dụng qua loa, đại khái, mang nặng tính hình thức. Việc kiểm kê, đánh giá chất lượng thiết bị hàng năm chỉ mang tính hình thức, không đánh giá đúng thực chất được số lượng chất lượng hiện có của thiết bị. Bên cạnh đó một bộ phận CBQL còn hạn chế trong việc am hiểu về lý luận và thực tiễn trong quản lý CSVC nói chung, TBDH nói riêng; đồng thời chưa thật sự quan tâm đầy đủ và có chế độ thoả đáng với đội ngũ phụ trách TBDH của nhà trường.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH các trường trong giai đoạn hiện nay. Đó là
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trò của TBDH và quản lý TBDH trong trường THCS.
95
đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học.
- Tập huấn kỹ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên. - Tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH. - Huy động và phát huy tác dụng của các điều kiện hỗ trợ khác.
Các biện pháp tác giả đã đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi áp dụng không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Dựa vào đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng trường mà hiệu trưởng có thể tham khảo và lựa chọn những biện pháp phù hợp cho công tác quản lý của mình.
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đánh giá rất cao, qua đó, tác giả nhận thấy rằng các biện pháp đề ra là có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, phù hợp với thực trạng nghiên cứu, rất thiết thực và có tính khả thi cao.