Thực trạng tình hình trang bị thiết bị dạy học ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)

Qua khảo sát ý kiến 150 CBQL và GV&NVTB về tình hình trang bị TBDH của trường mình, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, GV&NVTB về tình hình trang bị TBDH ở các trường THCS được tổ chức khảo sát

Từ Bảng 2.2 cho thấy, có 28,0% CBQL và 32,4% GV&NVTB đánh giá tình trạng TBDH ở trường được trang bị tốt, đáp ứng yêu cầu dạy học; 52,0%

TT Mức độ trang bị CBQL GV&NVTB

SL % SL %

1 Trang bị tốt, đáp ứng tốt yêu cầu

dạy học 07 28,0 40 32,0

2 Trang bị đủ TBDH tối thiểu 13 52,0 63 50,4 3 Trang bị thiếu không đảm bảo yêu

43

CBQL và 50,4% GV&NVTB đánh giá tình trạng ở trường là trang bị đủ

TBDH tối thiểu; chỉ có 20% CBQL và 17,6% GV&NVTB đánh giá TBDH là

trang bị thiếu không đảm bảo yêu cầu dạy học. Điều này cho thấy, lãnh đạo

các trường THCS thực hiện nghiêm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện trong việc tăng cường đầu tư mua sắm TBDH đáp ứng mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ; bên cạnh đó còn có sự quan tâm của UBND huyện trong việc dành nguồn ngân sách lớn, hợp lý để đầu tư phát triển giáo dục. Hàng năm đầu tư bổ sung mua sắm mới TBDH cho các trường hơn 20 tỷ chưa tính đến các nguồn kinh phí khác. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lãnh đạo một số trường chưa đánh giá đúng nhu cầu và xây dựng kế hoạch mua sắm TBDH hợp lý cho một số bộ môn. Việc mua sắm TBDH hiện nay còn thực hiện theo văn bản chỉ đạo của các cấp chưa đảm bảo việc tự chủ theo nhu cầu dạy và học. Vấn đề đặt ra là CBQL phải có kế hoạch trang bị chi tiết để đảm bảo sự đồng bộ giữ các bộ môn trong nhà trường.

2.3.2. Thực trạng về chất lượng, tính đồng bộ và hiện đại của thiết bị dạy học ở các trường dạy học ở các trường

a. Đánh giá về chất lượng thiết bị dạy học được trang bị

Từ các số liệu thu thập được từ ý kiến đánh giá của 25 CBQL, 125 GV&NVTB về chất lượng TBDH ở các trường, chúng tôi lập Bảng 2.3.

Từ số liệu Bảng 2.3 cho thấy, có hơn 50% CBQL, GV&NVTB nhận định chất lượng TBDH hiện nay là chưa tốt; thậm chí có 12% GV&NVTB đánh giá chất lượng TBDH kém. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chất lượng TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước nói riêng, tỉnh Bình Định nói chung có chất lượng chưa tốt do các nguyên nhân sau:

- TBDH phần lớn là được cấp không có nguồn gốc rõ ràng, độ bền thấp, không có hướng dẫn sử dụng.

44

khỏi những trường hợp cạnh tranh thiếu lành mạnh, để đạt được mục đích cung ứng hàng hóa chất lượng thiết bị đã bị giảm để đạt được ưu thế về giá.

- Khâu tổ chức nghiệm thu thiết bị chưa được quan tâm đúng mức nên khi TBDH về đến trường không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn được mua sắm.

Chất lượng thiết bị không tốt sẽ dẫn đến giáo viên không muốn sử dụng vì khi thực hành, thí nghiệm các thiết bị cho kết quả không chính xác.

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV&NVTB về chất lượng TBDH ở các trường THCS được tổ chức khảo sát

TT Mức độ chất lượng CBQL GV&NVTB

SL % SL %

1 Tốt 12 48,0 47 37,6

2 Chưa tốt 13 52,0 63 50,4

3 Kém 0 00,0 15 12,0

4 Rất kém 0 00,0 00 00,0

b. Đánh giá về tính đồng bộ thiết bị dạy học được trang bị

Từ các số liệu thu thập được từ ý kiến đánh giá của 25 CBQL, 125 GV&NVTB về tính đồng bộ TBDH ở các trường, chúng tôi lập Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và GV&NVTB về tính đồng bộ của TBDH ở các trường THCS được tổ chức khảo sát

TT Mức độ đồng bộ CBQL GV&NVTB

SL % SL %

1 Đồng bộ 07 28,0 35 28,0

2 Tương đối đồng bộ 16 64,0 70 56,0

45

Từ Bảng số liệu 2.4 cho thấy, có 28% CBQL và 28% GV&NVTB đánh giá TBDH hiện nay đồng bộ; 64% CBQL và 56% GV&NVTB đánh giá TBDH hiện nay tương đối đồng bộ; vẫn còn 12% CBQL và 16% GV&NVTB nhận xét TBDH hiện nay không đồng bộ. Sở dĩ có việc đánh giá khác nhau như vậy là do hiện trạng TBDH được trang bị từ nhiều nguồn khác nhau (từ Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện, trường tự mua sắm, tự làm, nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân khác…) hoặc do trong quá trình sử dụng bị hư hỏng nhưng không có kinh phí sửa chữa, thay thế. Do đó, vẫn còn tình trạng TBDH không đồng bộ gây khó khăn cho việc quản lý của CBQL và việc sử dụng TBDH của GV.

c. Đánh giá về tính hiện đại thiết bị dạy học được trang bị

Từ các số liệu thu thập được từ ý kiến đánh giá của 25 CBQL, 125 GV&NVTB về tính hiện đại TBDH ở các trường, chúng tôi lập Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV&NVTB về tính hiện đại TBDH ở các trường THCS được tổ chức khảo sát

TT Mức độ hiện đại CBQL GV

SL % SL %

1 Hiện đại 05 20,0 20 16,0

2 Tương đối hiện đại 14 56,0 68 54,4

3 Chưa hiện đại 06 24,0 34 27,2

4 Lạc hậu 00 0,0 03 02,4

Theo Bảng 2.5, có 76% CBQL và 70,4% GV&NVTB cho rằng TBDH

hiện đại tương đối hiện đại, vẫn còn 24% CBQL và 27,2% GV&NVTB

đánh giá TBDH là chưa hiện đại và 2,4% GV&NVTB đánh giá lạc hậu. Theo tìm hiểu của chúng tôi là do các trường chỉ đầu tư mua sắm các TBDH tối thiểu theo từng môn, còn các thiết bị dùng chung, đặc biệt là thiết bị

46

CNTT như laptop, máy vi tính, máy chiếu thông minh, bảng tương tác đa năng… thì còn thiếu kinh phí mua sắm và thủ tục mua sắm chưa nhanh gọn hoặc thường bị hư hỏng, hết hạn bảo hành nhưng không có kinh phí sửa chữa, bổ sung kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)