8. Cấu trúc luận văn
2.4.4. Thực trạng quảnlý việc kiểm tra, đánh giákết quả dạy họcmôn
Tiếng Anh
Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL, TTCM, GV Tiếng Anh về việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh của HS
Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu 4Đ 3Đ 2Đ 1Đ
1. Triển khai các quy định, công văn về việc
2. Xây dựng quy chế về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS dựa trên các văn bản chỉ đạo của ngành
80,19 17,92 1,89 0,00 3,78
3. Bài kiểm tra phải được xây dựng trên ma trận, vận dụng các mức độ đánh giá năng lực học sinh và theo cấu trúc định dạng đề đánh giá năng lực sử dụng Tiếng Anh bậc 1
66,04 23,58 6,60 3,77 3,52
4. Có kế hoạch tổ chức và chấm bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ chính xác, khách quan.
74,53 22,64 1,89 0,94 3,71
5. Quản lý việc coi thi, chấm thi, nhận xét học
sinh 75,47 20,75 1,89 1,89 3,70 6. Có biện pháp ngăn chặn , điều chỉnh và xử lý
kịp thời những trường hợp vi phạm quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
73,58 23,58 1,89 0,94 3,70
*Ghi chú: 1≤ĐTB≤4, N=106
Đổi mới PPDH cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu GD(cụ thể ở đây là môn Tiếng Anh), tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS ngày càng tiến bộ. Còn đối với HS, QL việc kiểm tra, đánh giá HĐ của HS cũng đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy học tập và rèn luyện của các em.
Vì thế việc thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT các trường THtrên địa bàn thường xuyên triển khai các quy định, công văn về việc KT-ĐG đến GV và HS. Qua kết quả của bảng khảo sát 2.16 nêu trên thì chúng ta nhận thấy rằng NTcũng đã thường xuyên cho CBQL và GV nghiên cứu các quy chế KT-ĐG kết quả học tập của HS. Ban giám hiệu các trường cũng thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học; có kế hoạch tổ chức và chấm bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ chính xác, khách quan;
xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.Nhìn chung thì các trường đều nhận định việc tổ chức triển khai công tác KT – ĐG, thực hiện tổ chức thi và chấm bài, đưa ra nhận xét về HS, ngăn chặn những trường hợp vi phạm quy chế thi được thực hiện khá là tốt.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các biện pháp để KT-ĐG kết quả học tập của HS còn chưa hiệu quả thể hiện ở nội dung số 3. Từ kết quả bảng khảo sát cho rằng: “Bài kiểm tra phải được xây dựng trên ma trận, vận dụng các mức độ đánh giá năng lực HS và theo cấu trúc định dạng đề đánh giá năng lực sử dụng Tiếng Anh bậc 1” chưa thực hiện được tốt như điểm trung bình thấp nhất trong 6 tiêu chí (X = 3,52). Điều này chứng tỏ đa số các GV sử dụng các PP KT-ĐG theo cách truyền thống, nội dung các bài thi, kiểm tra chưa đánh giá đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của HS; chưa mạnh dạn đổi mới cách thức KT-ĐG; chưa thật sự linh hoạt áp dụng nhiều hình thức kiểm tra để đánh giá năng lực của HS trong việc học tập môn Tiếng Anh.Với nội dung, cách thức được đề cập trong hình thức ra đề kiểm tra, đánh giá mới, yêu cầu HS phải thường xuyên nắm vững bài học, vì nội dung kiểm tra dàn trải trên toàn bộ chương trình đã học, HS phải đọc-hiểu và tư duy tương đối nhanh để lựa chọn phương án trả lời một cách chính xác, không nhầm lẫn.
Trong QL khâu kiểm tra, đánh giá một số trường trong tỉnh đã chưa quan tâm nhiều đến sự thống nhất và đồng bộ về cách thức ra đề kiểm tra mới, một số trường vẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá theo cách cũ, kiểm tra sâu vào kiến thức ngữ pháp, ít, hoặc chưa có bài trắc nghiệm, bài nghe hiểu hoặc nội dung kiểm tra còn rất đơn giản, chưa thực sự đánh giá được hết kiến thức mà HS đã học và một vấn đề rất quan trọng đó là hiện nay các hình thức kiểm tra, đánh giá chưa phù hợp với chương trình, nội dung và PP dạy học Tiếng Anh mới. Mục tiêu dạy học Tiếng Anh là thực hành giao tiếp nhưng các hình thức kiểm tra, đánh giá lại chưa kiểm tra được kỹ năng này.
Tóm lại, việc QL kiểm tra, đánh giá các HĐ dạy học Tiếng Anh của GV và HS ở các trường THtại Thành phố Quy Nhơn được thực hiện tương đối đầy đủ và nghiêm túc, song còn thiếu tính thống nhất và đồng bộ giữa các trường, hình thức kiểm tra chưa phù hợp với mục tiêu. Về vấn đề này Bộ GD- ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD&ĐT và HT các trường cần có kế hoạch tập huấn cho GV về các hình thức và nội dung kiểm tra, cách đánh giá mới để GV thực hiện cho đúng nhằm đánh giá được HĐ dạy học của GV và kết quả học tập của HS chính xác hơn.
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh
Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL, TTCM, GV Tiếng Anh về các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh
Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu 4Đ 3Đ 2Đ 1Đ
1. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học phục vụ cho việc dạy học Tiếng Anh 69,81 28,30 0,94 0,94 3,67 2. Sử dụng có hiệu quả các thiết bị có sẵn và đồ
dùng dạy học tự làm 9,43 50,94 35,85 3,77 2,66 3. Phòng học Tiếng Anh có các loại bàn, ghế
phù hợp cho việc hoạt động cặp, nhóm 66,04 31,13 2,83 0,00 3,63 4. Cán bộ làm công tác thiết bị, tạo điều kiện
cho giáo viên mượn và trả ĐDDH kịp thời 10,38 52,83 35,85 0,94 2,73 5. Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy hoc Tiếng Anh 11,32 47,17 37,74 3,77 2,66 6. Xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học
Ngoại ngữ 11,32 46,23 33,02 9,43 2,59 7. Có phòng học ngoại ngữ theo quy định của
8. Triển khai các tài liệu, công văn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại cho CBQL, GV Tiếng Anh.
9,43 52,83 34,91 2,83 2,69
9. Thư viện có các loại sách, báo, tạp chí, băng,
đĩa…dùng cho GV và HS tham khảo 11,32 42,45 40,57 5,66 2,59
10. Phối hợp tổ chức có liên quan trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động Tiếng Anh sôi nổi và bổ ích như: Thi hùng biện, câu lạc bộ Tiếng Anh, …
8,49 28,30 61,32 1,89 2,43
* Ghi chú: 1≤ĐTB≤4, N=106
Kết quả khảo sát bảng 2.17 cho thấy, nhìn chung kết quả khảo sát về thực trạng công tác QL các điều kiện hỗ trợ việc dạy và học môn Tiếng Anh được đánh giá ở mức khá (X min = 2.43; X max = 3.67).
Hiện nay ở các trường THtrên địa bàn đã dần đầu tư, mua sắm CSVC, ĐDDH, TBDH hiện đại song chưa nhiều, chưa đồng bộ, bên cạnh đó các trường cũng chưa có đội ngũ GV biết cách sử dụng, vận hành và bảo dưỡng các phương tiện dạy học mới một cách thành thạo, nhiều khi gặp khó khăn trong sử dụng và tốn kém trong sửa chữa.Các trường đều có kế hoạch, bố trí một khoản kinh phí để xây dựng phòng học Tiếng Anh có bàn ghế tiện nghi phù hợp cho các HĐ cặp, nhóm; có phòng học ngoại ngữ theo quy định của Bộ GD &ĐT.
Tuy nhiên, tiêu chí cán bộ làm công tác thiết bị, tạo điều kiện cho GV mượn và trả ĐDDHkịp thời lại được đánh giá chưa cao chỉ đạt (X = 2.73); cũng như việc triển khai các tài liệu, công văn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng trang thiết bị hiện đại cho CBQL và GV(X = 2.69) chưa được quan tâm đến việc sử dụng các phương tiện có sẵn sao cho có hiệu quả; mức độ khai thác cũng như sử dụng hết công năng của các thiết
bị có sẵn và đồ dùng dạy học tự làm chưa tốt(X = 2.66), chưa ứng dụng tốt được công nghệ thông tin vào giảng dạy(X = 2.66). Các phương tiện có sẵn ở các trường còn thiếu hay hư hỏng chưa sửa chữa dẫn đến việc dạy và học ngoại ngữ vô cùng khó khăn.
Bên cạnh đó, thư viện ít được cập nhật sách báo, băng đĩa chuyên Tiếng Anh. Điều này cho thấy HT chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng bảo quản các trang thiết bị hiện có nhằm phát huy hết công suất sử dụng, đôi lúc gây lãng phí.Chất lượng của các ĐDDH được cấp lại chưa đảm bảo chất lượng, chóng hỏng, chưa đúng yêu cầu và độ chính xác chưa cao nên nhiều khi GV ngại sử dụng vì sợ mất thời gian và không hiệu quả.
Công tác phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài NT tổ chức các HĐTiếng Anh như thi hùng biện, câu lạc bộ bằng Tiếng Anh…cho HS nhằm thu hút sự quan tâm của các em còn thấp, chưa phong phú chỉ đứng thứ 10 thấp nhất trong bảng xếp hạng. Đây cũng chính là một trong những vấn đề quan trọng đòi hỏi các nhà QL cần có các biện pháp thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Như vậy, việc QL sử dụng và bảo quản TBDH được cho là chưa hiệu quả.Hiện nay CSVC, trang thiết bị, ĐDDH phục vụ cho giảng dạy Tiếng Anh ở các trường THcòn thiếu, chất lượng sử dụng chưa tốt, hiệu quả chưa cao, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu giảng dạy, hỗ trợ và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tốt Tiếng Anh.
Một số trường cần phải có kế hoạch trang bị, bảo trì, bảo dưỡng, duy trì HĐ, sử dụng của các phương tiện dạy học, có chính sách khuyến khích sử dụng ĐDDH, có kế hoạch bồi dưỡng GV sử dụng, bồi dưỡng kỹ thuật tin học cho GV hay hướng dẫn GV sử dụng ĐDDH (máy chiếu slide, projector, soạn giáo án điện tử, sử dụng băng-đĩa hình, video…), các thiết bị trình chiếu
thường xuyên, tạo phong trào sử dụng ĐDDH hiệu quả nâng cao chất lượng từng tiết học và gây hứng thú cho HS.