THỰC TRẠNG HOẠTĐỘNG DẠY HỌCMÔN TIẾNG ANHỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. THỰC TRẠNG HOẠTĐỘNG DẠY HỌCMÔN TIẾNG ANHỞ

ĐỊNH

2.3.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên Tiếng Anh ở các trường Tiểu học a. Tổng số GV Tiếng Anh: 47 (trong đó nữ: 46)

 Số lượng GV dưới 35 tuổi: 05 (10.64%)

 Số lượng GV đang trực tiếp giảng dạy: 47

b. Trình độ chuyên môn

Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học

Trình độ đào tạo Hệ đào tạo Diện

Biên chế Hợp đồng

Cao đẳng 01 01

Đại học 46 46

Sau đại học 01 Loại khác 0

(Nguồn: Báo cáo tình hình nghiệp vụ sư phạm tại Phòng GD&ĐT Quy Nhơn)

Theo kết quả thống kê và bảng 2.6 cho thấy, số lượng GV đang trực tiếp giảng dạy ở các trường THtrên địa bàn tất cả là 47 GV (Nữ: 46, Nam: 01), trong đó số lượng GV dưới 35 tuổi chỉ có 05 GV có tỷ lệ GV trẻ tuổi thấp chỉ đạt 10.64%. Trong 47 GV đang trực tiếp giảng dạy tại các trường thì 46 GV nằm trong chỉ tiêu biên chế mà UBND Thành phố Quy Nhơn đã giao và 01 GV hợp đồng.

Về trình độ chuyên môn: Trong 47 GV thì chỉ có 01 GV thuộc diện GV hợp đồng là trình độ Cao đẳng, còn lại các GV khác đều trình độ Đại học và

Sau đại học. Như vậy, về mặt trình độ của các GV đa phần đều đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

c. Trình độ đạt chuẩn năng lực và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ

Bảng 2.7. Trình độ đạt chuẩn năng lực và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Số giáo viên Trình độ năng lực Tiếng Anh Số lượng GV đạt chuẩn năng lực Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Số lượng GV tham gia bồi

dưỡng C1 B1 B2 SL % Chưa tham gia Đã tham gia SL % 47 02 00 44 46 97,87 25 22 22 46,81

(Nguồn: Báo cáo trình độ đạt chuẩn năng lực và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại Phòng GD&ĐT Quy Nhơn)

Theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được quy định theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 về Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của BGDĐT, thì kết quả của bảng 2.7 thì trong 47 GV Tiếng Anh có 46 GV đạt chuẩn năng lực tương đương đạt 97,87% (trong đó có 02 GV đạt trình độ C1 và 44 GV đạt trình độ B2).

Về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thì trong 47 GV thì chỉ có 22 GV đã được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tương đương với tỷ lệ 46,81%. Tỷ lệ GV chưa được tham gia bồi dưỡng nghịêp vụ sư phạm chiếm trên 50%. Như vậy, trong thời gian tới cần chú ý lên kế hoạch và bố trí một khoảng kinh phí để cử các GV này tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học của BGDĐT đề ra.

2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên môn Tiếng Anh

Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu

1. Dạy học môn Tiếng Anh được thực hiện đúng nội dung chương trình theo quy định của các cấp có liên quan

89,62 10,38 0,00 0,00 3,90

2. Việc xây dựng kế hoạch dạy học theo năm,

học kỳ, tháng, tuần 84,91 15,09 0,00 0,00 3,85 3. Đổi mới PPDH là một trong những tiêu chí quan

trọng để đánh giá giờ dạy của GV Tiếng Anh. 43,40 56,60 0,00 0,00 3,43 4. Khả năng xác định mục tiêu cụ thể ở từng

tiết dạy trong mỗi đơn vị bài học. 52,83 47,17 0,00 0,00 3,53 5. Kỹ năng soạn giáo án theo hướng phát huy

tính tích cực, chủ động nhằm phát triển khả năng giao tiếp của học sinh.

50,94 49,06 0,00 0,00 3,51

6. Việc đầu tư soạn giảng giáo án, giáo án

điện tử, đồ dùng dạy học… 9,43 37,74 50,94 1,89 2,55 7. Sử dụng PP phù hợp với đặc trưng bộ môn,

với nội dung kiểu bài lên lớp: Dạy ngữ liệu, dạy kĩ năng…

46,23 53,77 0,00 0,00 3,46

8. Vận dụng đa dạng các thủ thuật dạy học cũng như kết hợp tốt các PP trong HĐ dạy học trong giờ học, ngoại khóa…nhằm gây hứng thú học tập ngoại ngữ.

41,51 58,49 0,00 0,00 3,42

9. Khả năng quản lý và tổ chức các hoạt động học tập của HS như tổ chức các cuộc thi Tiếng Anh, xây dựng môi trường học Tiếng Anh….

9,43 25,47 63,21 1,89 2,42

10. Kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Internet, các phần mềm dạy học, máy vi tính, đèn chiếu bảng tương tác…; kỹ năng tự làm đồ dùng dạy học

9,43 27,36 61,32 1,89 2,44

11. Kỹ năng ra đề kiểm tra theo đúng quy

Từ kết quả khảo sát trong bảng 2.8 cho thấy, đa số CBQL và GV đánh giá việc thực hiện việc dạy học Tiếng Anh ở các trường THđược đánh giá là khá tốt. Cụ thể đó là:dạy học môn Tiếng Anh được thực hiện đúng nội dung chương trình theo theo tinh thần của Bộ GD &ĐT, Sở GD &ĐT, Phòng GD &ĐT; việc xây dựng kế hoạch dạy học theo năm, học kỳ, tháng, tuần; các GVxác định mục tiêu cụ thể ở từng tiết dạy trong mỗi đơn vị bài họcvà thực hiện nghiêm túc nề nếp lên lớp; các GV có kỹ năng soạn giáo án theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nhằm phát triển khả năng giao tiếp của học sinh; sử dụng PP phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung kiểu bài lên lớp: Dạy ngữ liệu, dạy kĩ năng…; đổi mới PPDH là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giờ dạy của GV Tiếng Anh; vận dụng đa dạng các thủ thuật dạy học cũng như kết hợp tốt các PP trong HĐ dạy học trong giờ học, ngoại khóa…nhằm gây hứng thú học tập ngoại ngữ; kỹ năng ra đề kiểm tra theo đúng quy định.

Các nội dung trên đều đạt số điểm trung bình trên 3,0. Điều này thể hiện, không có GV cắt xén chương trình và đảm bảo đầy đủ nội dung học tập của HS. GV lên lớp đều có giáo án chuẩn bị đầy đủ và có kỹ năng soạn và dạy học theo hướng tích cực, chủ động nghiêng về phía các em HS tránh tình trạng “thầy đọc, trò chép” như PP dạy truyền thống và ít mang tính giao tiếp, chưa phát huy được tính tích cực của HS, chưa chú trọng đến việc rèn luyện cho HS các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. GV đã nắm bắt được cách dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn Tiếng Anh để việc truyền đạt kiến thức hiệu quả hơn đến các em HS. Đồng thời đa số GV, CBQL và HS đều cho rằng GV đánh giá kết quả học tập của HS tương đối công bằng, chính xác. Chỉ còn số ít từ 4 -5% cho rằng việc kiểm tra, đánh giá việc học tập của HS là chưa được công bằng và chính xác. Nguyên nhân chính là có GV quá cứng nhắc trong việc đánh giá năng lực của HS, việc kiểm tra chưa thường xuyên,

không đa dạng các hình thức KT-ĐG năng lực của HS.

Bên cạnh những nội dung đã thực hiện tốt trong HĐ dạy học Tiếng Anh, một số nội dung còn chưa thực hiện đạt yêu cầu như: việc đầu tư soạn giảng giáo án, giáo án điện tử, đồ dùng dạy học…; kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Internet, các phần mềm dạy học, máy vi tính, đèn chiếu bảng tương tác…; kỹ năng tự làm đồ dùng dạy học. Theo kết quả từ bảng khảo sát cho thấy việc sử dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy đạt ở mức độ tốt còn khá thấp. Điều này phản ảnh rằng khả năng sử dụng trang TBDH hiện đại và ứng dụng CNTT của đội ngũ GV Tiếng Anh ở các trường THtrên địa bàn thành phố Quy Nhơn còn hạn chế, chưa đồng đều. Nếu GV không thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học đặc biệt là trong việc dạy ngoại ngữ, thì đây là một thiệt thòi cho cả người dạy lẫn người học vì không sử dụng Internet, GV sẽ không có những bài giảng hay, những hình ảnh sôi động và những thông tin được cập nhật mỗi ngày. Việc chưa cập nhật được tri thức mới, GV sẽ tụt hậu và trong một thời gian không xa sẽ không theo kịp các tỉnh khác.Nguyên nhân chính là do một số GV không thường xuyên tiếp cận với các trang TBDH hiện đại, một số khác ngại ứng dụng CNTT vì việc soạn giáo án điện tử tốn nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra theo tìm hiểu của tác giả thì hiện nay đa số các trường chưa được Sở GD cấp thiết bị như đèn chiếu và bảng Active board kịp thời do các tài sản này thuộc danh mục mua sắm tập trung, phải theo đợt mới được mua sắm. Vì thế để linh động nên một số trường phải huy động nguồn kinh phí xã hội hóa để tự mua sắm, nhiều trường chỉ có một đèn chiếu. Vì vậy việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Tiếng Anh đang gặp nhiều khó khăn. HT cần quan tâm hơn nữa đến mặt này, tổ chức nhiều buổi tập huấn ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tạo điều kiện về CSVC tốt hơn nữa để GV được tiếp cận với các phương tiện thiết bị hiện đại, từ đó họ sẽ ham học hỏi, tìm tòi trên Internet

và sẽ thành thạo trong việc ứng dụng Internet trong giảng dạy.

Tiêu chí khả năng QL và tổ chức các HĐ học tập của HS như tổ chức các cuộc thi Tiếng Anh, xây dựng môi trường học Tiếng Anh… được đánh giá ở mức thấp nhất 2.42 trong 11 nội dung. Điều này thể hiện CBQL và GV đều nhận thức được việc tổ chức các cuộc thi Tiếng Anh, xây dựng các câu lạc bộ Tiếng Anh nhưng chưa chú trọng quan tâm và tổ chức hoặc có thể tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh ở nhiều trường còn mang tính đối phó với sự kiểm tra của cấp trên, tổ chức HĐ chưa thường xuyên, nội dung chưa phong phú, chưa kính thích và thu hút được HS tham gia. Vì vậy, BGH NT cùng tổ trưởng tổ bộ môn phải quan tâm, theo dõi, đôn đốc các GV thực hiện tốt việc tổ chức các cuộc thi, sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh để đây vừa là hình thức chơi mà học, HS sẽ thoải mái và tự tin hơn trong học tập.

Nhìn chung ở các tiêu chí khảo sát về việc đảm bảo mục tiêu, nội dung kiến thức, giờ giấc lên lớp và việc chuẩn bị giáo án thì đa số các CBQL và GV được hỏi đều đánh giá kết quả khá cao, điều đó cho thấy GV có ý thức tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở các câu hỏi với nội dung tập trung vào các HĐ đổi mới PP dạy học thì mức thực hiện và hiệu quả đạt được chưa cao, ở mứcđộ nhất định GV đã có ý thức trong việc đổi mới PP dạy học, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến kết quả chung của bộ môn.

2.3.3. Thực trạng hoạt động học môn Tiếng Anhcủa học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy (kết quả thể hiện ở phụ lục số 02), HS đã ý thức tốt được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong cuộc sống hiện nay và cho rằng Tiếng Anh cũng là điều kiện cần thiết để các em có thể thành công hơn trong cuộc sống, tuy nhiên phần lớn HS chưa biến nó thành “kim chỉ nam” cho HĐ học tập bộ môn Tiếng Anh của bản thân nên việc các em thấy hứng thú vào tiết học Tiếng Anh là chưa cao.Vì thế nên mục đích của

việc học Tiếng Anh của các em là môn học chính bắt buộc trong trường và để tham gia các kỳ thi chứ chưa vì mục đích biết để hiểu một ngôn ngữ mới, đọc các tài liệu và có khả năng nói chuyện với người nước ngoài.

HS xem Tiếng Anh là một môn học bắt buộc nên việc tự học tại nhà hay chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa được thực hiện tốt. Đa phần chỉ ở mức độ trả bài chứ chưa tự tìm hiểu thêm để học Tiếng Anh. Vì thế các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết xếp loại ở mức trung bình.Kết quả cho thấy,HS chưa mạnh dạn tham gia giao tiếp, các em có tâm lý thường sợ mình nói sai sẽ xấu hổ với bạn bè, thầy cô, hay khả năng nghe, kỹ năng trình bày, ít vốn từ khi tham gia vào các HĐ do NT tổ chức bằng các hình thức sinh hoạt ngoại khóa, các diễn đàn, câu lạc bộ Tiếng Anh. Hay như việc hằng ngày các em sử dụng Tiếng Anh để nâng cao kiến thức rất ít, do một phần các em chưa có môi trường để thực hành, việc đọc tin tức nước ngoài càng khó vì nguồn tài liệu còn chưa phong phú, phù hợp với nhu cầu của các em, nếu về nhà thì HS không có đủ điều kiện học tập với các bạn bè cùng trang lứa, hay do chính bản thân các em không ý thức được việc thực hành ngoại ngữ bằng nhiều hình thức khác nhau đó để năng cao trình độ, vốn từ Tiếng Anh của mình; vì lượng kiến thức trên lớp nhiều nên đa số GV chỉ dặn dò qua loa. Hầu hết các trường THchưa thành lập được câu lạc bộ Tiếng Anh để giúp các em vừa học vừ chơi nhưng vẫn tiếp thu được kiến thức. Việc luyện tập nhóm chưa được thường xuyên đa số các em phải được sự nhắc nhở của GV. Chính từ nguyên nhân này dẫn đến các em càng ngày càng khó tạo động lực học tập bộ môn Tiếng Anh cho riêng bản thân. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà QL, GV cần tìm ra những biện pháp thích hợp để có thể giúp đỡ các em lôi cuốn, thực hành một cách nghiêm túc và tích cực vào quá trình học tập bộ môn Tiếng Anh.

Bảng 2.9. Thực trạng hoạt động học môn Tiếng Anhcủa học sinh Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu

1. Niềm yêu thích, say mê đối với môn học

Tiếng Anh của học sinh 33,02 65,09 1,89 0,00 3,31 2. Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 17,92 45,28 33,02 3,77 2,77 3. Khả năng tiếp nhận và vận dụng kiến thức

đã học vào tình huống, ngữ cảnh mới. 14,15 80,19 3,77 1,89 3,07 4. Khả năng ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp đã

được học. 23,58 66,04 10,38 0,00 3,13 5. Khả năng tiếp nhận từ vựng và các tình

huống giao tiếp mới. 14,15 80,19 3,77 1,89 3,07 6. Khả năng làm việc cá nhân, theo cặp, theo

nhóm 16,98 42,45 33,02 7,55 2,69 7. Năng lực tự học Tiếng Anh qua sách, truyện

hoặc các phương tiện khác. 9,43 50,94 35,85 3,77 2,66 8. Việc chủ động trong việc thực hành giao

tiếp Tiếng Anh tại lớp và với người bản xứ 4,72 44,34 47,17 3,77 2,50 9. Việc thực hành từ vựng và ngữ pháp của

học sinh thông qua phiếu ghi từ, phiếu ghi số, tranh ảnh, tình huống thực tế….

15,09 82,08 2,83 0,00 3,12

10. Kỹ năng làm bài kiểm tra cuối kỳ 20,75 61,32 17,92 0,00 3,03

*Ghi chú: 1≤ĐTB≤4, N=106

Kết quả bảng tổng hợp 2.9 cho thấy, hầu hết các nội dung được khảo sát về HĐ học Tiếng Anh ở các trường THtrên địa bàn Thành phố Quy Nhơn thìniềm yêu thích, say mê đối với môn học Tiếng Anh của HS tỷ lệ đạt ở mức tốt và khá. Điều này chứng tỏ HS đã bắt đầu có sự thích thú đối với một ngôn ngữ mới. Đây là bước đầu tiên để hình thành động cơ, thái độ, ý thức học tập đúng đắn, làm nền tẳng cơ bản để trên cơ sở đó CBQL, GV thực hiện việc dạy học theo hướng tích cực để nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh của HS

ở cấp THvà các cấp học sau này.

Thực trạng HĐ học Tiếng Anh của HS tại các trường THtrên địa bàn Thành phố Quy Nhơn hiện nay thể hiện ở mức tốt và khá như: khả năng ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp đã được học; việc thực hành từ vựng và ngữ pháp của HS thông qua phiếu ghi từ, phiếu ghi số, tranh ảnh, tình huống thực tế…; khả năng tiếp nhận và vận dụng kiến thức đã học vào tình huống, ngữ cảnh mới; kỹ năng làm bài kiểm tra cuối kỳ. Điều này thể hiện nếu những các HS tiếp xúc sớm với Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trước “độ tuổi dậy thì” thì mức độ tiếp thu và vận dụng sẽ linh hơn. Đây là độ tuổi mà trẻ đang phát triển và bộ não sẽ giúp người học dễ thành công trong việc học ngoại ngữ. Hầu hết mọi người tin rằng đó là độ tuổi trước dậy thì và đó là thời kỳ mà trẻ thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)