8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò mônTiếng Anhở cáctrườngtiểu họccho
đội ngũ cánbộquảnlý, giáo viên và học sinh
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Nhằm giúp CBQL, GV nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các văn bản hướng dẫn cụ thể của Sở, Phòng về sự cần thiết phải tổ chức dạy học Tiếng Anh, để từ đó CBQL xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc dạy học của GV sát sao, khoa học và hiệu quả hơn; giúp GV thực hiện công tác dạy học sẽ tốt hơn và hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác QL của HT đối với HĐdạy học Tiếng Anh; giúp HS nhận thức sâu hơn về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ trong thời đại ngày nay. HS hiểu hơn về các nội dung mà HT sẽ QL đối với HĐ học tập môn Tiếng Anh để từ đó tự giác thực hiện tốt nội quy, nề nếp, kỹ cương trong học tập ở trường cũng như ở nhà.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện Biện pháp 1: Đối với cán bộ quản lý
Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy học môn Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay thì HT và đội ngũ CBQL không những phải thường xuyên quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy chế, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT mà còn phải nắm vững nghiệp vụ về QL giáo dục, QLNT, về các chủ trương chính sách liên quan đến NT. Từ đó, HT tổ chức, điều khiển NT theo đường lối, quan điểm, mục tiêu GD của Đảng, chấp hành tốt pháp luật, các quy định của Nhà nước.
CBQL cần phải nghiên cứu kĩ các văn bản, các hướng dẫn và quy định của các cấp về QL, chỉ đạo, tổ chức thực hiện HĐdạy học Tiếng Anh để đề ra những giải pháp khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của NT trong cách QL, điều hành nhằm thúc đẩy việc dạy học Tiếng Anh một cách hiệu quả nhất đồng thời giúp HS có những thái độ học tập đúng đắn.
CBQL phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật các biện pháp quản lí HĐdạy học Tiếng Anh theo hướng đổi mới.
CBQL, đặc biệt là HT phải nâng cao khả năng Tiếng Anh của mình và phải có kiến thức tổng quát về bộ môn, hiểu được các HĐ dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn để có những nhận định, đánh giá đúng đắn và luôn ủng hộ, tạo thuận lợi cho GV trong quá trình dạy học theo hướng phát huy năng lực của HS.
Biện pháp 2: Đối với đội ngũ giáo viên Tiếng Anh
Phải khẳng định rằng, GV quyết định hiệu quả tiết dạy, là nguồn lực quan trọng và là nhân tố quyết định chất lượng GD của NT. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả HĐ dạy học các môn học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng thì nhà QL phải làm cho GV hiểu được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của HĐ dạy học trong đó có môn Tiếng Anh là rất cần thiết. Do đó muốn đội ngũ GV Tiếng Anh thực hiện hiệu quả việc đổi mới HĐ dạy học thì HT phải tổ chức học tập, quán triệt những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT đến toàn thể GV một cách thường xuyên và kịp thời thông qua các buổi hội họp, hội nghị, diễn đàn, triển khai chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn...theo kế hoạch đã được xây dựng từ trước. Bên cạnh đó, NT phải tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho đội ngũ GVTiếng Anh như học nâng chuẩn, tham dự các buổi tập huấn về đổi mới PPDH và KTĐG HS, sinh hoạt cụm chuyên môn liên trường...
Xây dựng kế hoạch triển khai các văn bản của ngành nhằm giúp cho GV nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và các quy định của ngành về tổ chức dạy học Tiếng Anh, về Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân trong giai đoạn 2008 – 2020 của chính phủ và tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân giai đoạn 2017-2025 theo Quyết Định số 2028/QĐ-TTg ngày 22/12/2017.
HT phải nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết phải đổi mới dạy học Tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay để GV có ý thức trách nhiệm và quyết tâm cao trong việc điều chỉnh PPDH phù hợp. Ngoài ra, HT phải đề ra các nhiệm vụ cấp bách và yêu cầu đối với mỗi GV và tổ chuyên môn phải xây dựng chỉ tiêu cũng như kế hoạch đổi mới PPDH theo hướng phát huy năng lực sử ngôn ngữ qua 4 kĩ năng nghe – nói – đọc – viết.
Bên cạnh đó, HT phải thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ tinh thần, luôn đồng hành và ủng hộ sự sáng tạo cũng như tiếp thêm động lực cho GV trong quá trình đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh.
Biện pháp 3: Đối với học sinh
HT cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho HS về tầm quan trọng của việc dạy học môn Tiếng Anh trong hệ thống GD quốc dân, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay thông qua các buổi sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các HĐ ngoại khóa bằng Tiếng Anh, xây dựng môi trường tự học, … nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS. Đồng thời HT chỉ đạo GV chủ nhiệm tổ chức tuyên truyền, GD để HS xác định đúng động cơ, thái độ học tập; nắm vững nội quy NT về nề nếp học tập ở trường, ở nhà.
Tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài NT tổ chức các HĐtuyên truyền tại trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thảo Tiếng Anh,thành lập nhóm tư vấn viên về Tiếng Anh tại trường học, các hình thức ngoại khóa Tiếng Anh, các buổi nói chuyện và trao đổi với các HS có thành tích cao trong việc học Tiếng Anh nhằm giúp cho các em HS nhận thức rõ sự cần thiết, vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học Tiếng Anh và học giỏi Tiếng Anh
Mời phụ huynh HS tham gia các HĐ liên quan đến Tiếng Anh do NT tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và sức lan tỏa của công tác tuyên truyền.
3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý có hiệu quả hoạt động dạy của giáo viên môn Tiếng Anh
3.2.2.1.Mục đích, ý nghĩa
HĐ dạy là HĐ cốt lõi của quá trình dạy học. QL HĐ dạy của GV là việc đề ra các biện pháp QL nhằm đưa các HĐ dạy học của GV đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao từ khâu QL thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy đến QL các HĐ giảng dạy môn Tiếng Anh của GV… Qua đó, giúp HT đánh giá được trình độ, kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm của mỗi GV, kết quả giảng dạy và chất lượng đội ngũ. Từ đó, HT có thể phát huy mặt mạnh, năng lực, sở trường cũng như khắc phục những hạn chế, yếu kém của GV làm cơ sở để đề ra các giải pháp hợp lý trong quá trình chỉ đạo, QLHĐdạy học Tiếng Anh của mình tại đơn vị.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
Biện pháp 1. Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên
Chương trình của bộ môn Tiếng Anh là pháp lệnh được Bộ GD&ĐT qui định. Vì vậy HT phải chỉ đạo GV thực hiện một cách nghiêm túc không được cắt xén chương trình, dạy đúng 140 tiết/ khối từ khối 3 đến khối 5.
HTQLGV thực hiện chương trình dạy học phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:
GV thực hiện việc giảng dạy đảm bảo đúng nội dung kiến thức qui định của chương trình từng môn học, không “giảm nhẹ” cũng không “nâng cao”, “mở rộng” hơn so với yêu cầu chương trình. Thực hiện giảng dạy đúng theo phân phối chương trình: số tiết học, số bài học và trình tự thực hiện với những qui định về ôn tập, tổng kết, kiểm tra, thi...
HT (Phó HTphụ trách chuyên môn) tiếp thu và thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn của Phòng GD&ĐT (Sở GD&ĐT) vào đầu năm học.
Họp Hội đồng NT triển khai những nội dung chỉ đạo về việc thực hiện chương trình trong năm học.
HT giao nhiệm vụ cho Phó HT phụ trách chuyên môn:
Nghiên cứu chương trình các môn học nói chung và đặc biệt là môn Tiếng Anh nói riêng, dự kiến tiến trình thực hiện chương trình trong đó cần lưu ý đến các thời điểm quan trọng: khai giảng, kết thúc học kỳ 1, kết thúc học kỳ 2, chuẩn bị thi tốt nghiệp); những vấn đề trọng tâm trong việc thực hiện chương trình theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Trong các cuộc họp Hội đồng NT hàng tháng, Phó HT hướng dẫn GV những vấn đề khó trong chương trình, giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ GV bổ sung đồ dùng dạy học, sách vở tài liệu cần thiết cho việc thực hiện đúng và đủ chương trình.
Thường xuyên thông báo hướng dẫn GV chương trình qua bản tin chuyên môn
Phó HT xây dựng các công cụ để theo dõi việc thực hiện chương trình như: lịch báo giảng tuần của các tổ chuyên môn và GV; sổ đầu bài của các lớp; lịch kiểm tra hàng tháng; lịch thi cuối mỗi học kỳ; sổ dự giờ thăm lớp.
Xây dựng các biểu mẫu báo cáo, hàng tháng tổng kết tình hình thực hiện chương trình của các tổ chuyên môn
Phân công giáo vụ theo dõi ngày công, việc dạy thay, dạy bù của GV. Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân (theo trình tự thống nhất), tổ chức họp tổ chuyên môn thông qua dự thảo kế hoạch dạy học của GV và lấy ý kiến đóp góp của các thành viên trong tổ, nhận xét kế hoạch dạy học chính thức của tổ viên và trình HT xem xét phê duyệt, tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện kế hoạch dạy học (đã được phê duyệt), tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV.
Chỉ đạo Ban kiểm tra chuyên môn căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV.
QL tốt việc thực hiện chương trình và nội dung giảng dạy của GV.
Thường xuyên nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về việc chấp hành nghiêm túc các qui chế chuyên môn là nhiệm vụ của mỗi một GV bằng cách quán triệt các văn bản chỉ đạo liên quan đến qui định, quyền hạn và nghĩa vụ của người GV như Điều lệ trường tiểu học, Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành qui định về chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở gáo dục phổ thông, Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 ban hành qui định về đạo đức nhà giáo qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn…
HT phải chỉ đạo chuyên môn chủ động, bàn bạc, sắp xếp trình tự kiến thức theo từng chủ điểm (themes), kiến thức ngôn ngữ (Linguistic knowledge) giữa các đơn vị bài học sao cho hợp lí, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của đơn vị nhằm phát huy năng lực người học.
Biện pháp 2. Phân công, sử dụng GV phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường và bố trí thời khóa biểu theo phương án tối ưu nhất
HT phải bố trí GV đúng vị trí việc làm theo trình độ đào tạo. Mặc dù GV có cùng trình độ đào tạo chuyên môn song kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm, sở trường, nguyện vọng của mỗi người khác nhau. Vì vậy, HT phải nhạy bén nắm bắt tâm tư ngyện vọng để làm kênh tham khảo cộng với việc dự giờ, đánh giá tiết dạy, hiệu quả công tác, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, của PH và HS, sự hiểu biết về tâm lí lứa tuổi HS… để bố trí GV giảng dạy cho phù hợp nhằm phát huy năng lực, sở trường công tác của GV giúp GV thuận lợi trong công việc và phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đăng kí, nhiệm vụ dạy học đã đề ra góp phần nâng cao chất lượng GD của NT.
Phân công công việc rõ ràng ngay từ phiên họp hội đồng sư phạm đầu năm học để GV chủ động chuẩn bị tốt việc giảng dạy cả năm học đồng thời CB-GV-NV và các tổ chức đoàn thể thuận tiện trong việc phối kết hợp trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Phân công đủ số tiết định biên theo qui định (23 tiết/tuần) trong giảng dạy và số tiết kiêm nhiệm được qui đổi sao cho đủ 23 tiết/ tuần. Bố trí 1 GV dạy tối đa 2 khối khác nhau để tiện việc quản lí HS và chuẩn bị các THBD, xây dựng kế hoạch bài dạy…. Ngoài ra khi sắp xếp thời khóa biểu, HT nên bố trí các tiết dạy gần nhau cùng khối dạy để tiện cho GV về thời gian và có thể dễ dàng so sánh, điều chỉnh HĐ dạy học sao cho phù hợp nhất nhưng không bố trí một ngày quá 6 hoặc 7 tiết dạy để đảm bảo sức khỏe và tính hiệu quả trong giảng dạy.
Biện pháp 3. Quản lý có hiệu quả việc chuẩn bị và thực hiện bài dạy của GV
Việc chuẩn bị giờ lên lớp quyết định đến chất lượng giờ lên lớp và chất lượng quá trình dạy học. Việc GV tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp là việc quan trọng nhất trong qui trình lao động sư phạm. Việc tự chuẩn bị của GV là một khâu lao động trí óc độc lập, GV có thể tự quyết định thực hiện ở nhà hay ở trường (nơi có điều kiện làm việc thuận lợi nhất). Nếu người GV không có đầy đủ tinh thần trách nhiệm, không có chế độ làm việc trong ngày rõ ràng, không chuẩn bị sớm cho các giờ lên lớp thì công việc sẽ hời hợt và mang tính hình thức.
Để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của GVHT cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp gồm:
Yêu cầu về kiến thức kỹ năng của các môn học được qui định trong chương trình;
Tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy mà Bộ GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT qui định;
Những qui định về các loại bài (Giảng kiến thức mới, luyện tập, thực hành...);
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học (để nắm được những vấn đề cần nhấn mạnh hoặc có sửa đổi nội dung);
Các PP mới trong giảng dạy ở trường TH.
Soạn giáo án cần phải tuân thủ về hình thức và cấu trúc các bước theo quy định chung của Bộ GD & ĐT, Sở GD và ĐT, Phòng GD & ĐT.
Kiểm tra giáo án của GV
- QLHĐ dạy học thông qua việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy để trên cơ sở đó đề ra những quyết định QL hợp lý nhằm thúc đẩy mọi HĐcủa
NT đó là chức năng trung tâm của HT, đây cũng là nét đặc thù của QL trường học. Tư tưởng chỉ đạo đối với việc QL giờ lên lớp là HT càng tác động trực tiếp vào giờ lên lớp càng tốt, do đó dự giờ dạy của GV là biện pháp trực tiếp nhất và quan trọng nhất trong các biện pháp QL giờ lên lớp.
- Để công tác dự giờ đạt hiệu quả, HT phải tổ chức tốt công tác dự giờ và phân tích giờ dạy của GV, HT cần huy động nhiều lực lượng tham gia công tác dự giờ với nhiều hình thức khác nhau như:
Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn;
Tổ chức thao giảng trong trường hoặc tham gia thao giảng trong cụm trường;
Tổ chức dự giờ thi đua, đăng ký giờ dạy tốt;
HT, Phó HT dự giờ kiểm tra chuyên môn và dự giờ rút kinh nghiệm giảng dạy của GV.
Biện pháp 4. Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh
Đẩy mạnh việc đổi mới PP dạy học của giáo viên
Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các PP, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai PP trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các PP cũ và vận dụng linh hoạt một số PP mới, kết hợp với việc sử dụng có hiệu