MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 132)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP

Hệ thống các biện pháp đề xuất đều có ý nghĩa và sự tác động khác nhau. Các biện pháp trong các nhóm biện pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi biện pháp đều thể hiện chức năng theo từng mục tiêu QL khác nhau về nội dung, PP, đối tượng, điều kiện và phương tiện. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế của từng NT cụ thể, từng giai đoạn phát triển phù hợp của trường, tùy vào tập thể sư phạm và từng cá nhân từng GV mà HT từng trường TH có thể vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo thì mới có thể mang hiệu quả cao trong quản lý HĐ dạy học môn Tiếng Anh ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP

Để đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất, chúng đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 59 người gồm: các CBQL, tổ trưởng chuyên môn ở 27 trường THtrên địa bàn Thành phố Quy Nhơn.

* Cách tính điểm:

1. Không cấp thiết (không khả thi): 1 điểm 2. Ít cấp thiết (Ít khả thi): 2 điểm

3. Cấp thiết (khả thi): 3 điểm

4. Rất cấp thiết (rất khả thi): 4 điểm

Số phiếu phát ra: 59 phiếu, số phiếu thu về: 59 phiếu. Kết quả điều tra thu được như sau:

Bảng 3.1.Kết quả đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp Các nhóm biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) RCT CT ÍT CT KC T ĐT B RKT KT ÍT KT KK T ĐTB (4đ) (3đ) (2đ) (1đ) (4đ) (3đ) (2đ) (1đ) 1. Nâng cao nhận thức về vai trò môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học cho CBQL, GV và HS 69,49 28,81 1,69 0,00 3,68 71,19 27,12 1,69 0,00 3,69 2. Quản lý có hiệu quả hoạt động dạy của giáo viên môn Tiếng Anh ở trường tiểu học 66,10 32,20 1,69 0,00 3,64 64,41 32,20 3,39 0,00 3,61

3. Tăng cường quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh ở trường tiểu học 61,02 33,90 3,39 1,69 3,54 55,93 37,29 5,08 1,69 3,47 4. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Anh ở trường tiểu học 57,63 37,29 3,39 1,69 3,51 55,93 35,59 5,08 3,39 3,44 *Ghi chú: 1≤ĐTB≤4; N= 59

Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy: mức độ cấp thiết và khả thi đều đạt trên mức khá trở lên. Trong đó, biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò môn Tiếng Anh ở các trường THcho CBQL và TTCM đánh giá là cấp thiết và khả thi cao nhất.

Có thể nhận định rằng, các biện pháp đề xuất của luận văn đều cấp thiết và khả thi có thể áp dụng vào thực tế để nâng cao hiệu quả QL HĐDH môn Tiếng Anh ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn, tác giả đã đề xuất 4 nhóm biện pháp để QL HĐ dạy học môn Tiếng Anhở các trường THthành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trong điều kiện thực tế hiện nay, các nhóm biện pháp tập trung giải quyết, khắc phục các tồn tại trong QLHĐ dạy học Tiếng Anh những năm qua nhằm nâng cao hiệu quả việc QLHĐ dạy học môn Tiếng Anh ở các trường TH: nâng cao nhận thức về vai trò của môn Tiếng Anh ở trường THCS cho đội ngũ CBQL, GV, HS; QLHĐdạy học môn Tiếng Anh của GV; QLHĐ học môn Tiếng Anh của HS; QL các điều kiện hỗ trợ HĐ dạy học môn Tiếng Anh…

Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tính cấp thiết, khả thi cao, có thể áp dụng đối với các trường TH, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để góp phần nâng cao chất lượng QL và dạy học môn Tiếng Anh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 1.1. Về lý luận

Trên cơ sở kế thừa, nghiên cứu lý luận, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về một số vấn đề cơ bản của HĐ dạy học và QLHĐ dạy học môn Tiếng Anh ở các trườngTHthành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trong đó đã đi sâu nghiên cứu, phân tích vị trí, vai trò của GV trong HĐ dạy; vị trí vai trò của HS trong HĐ học; mối quan hệ giữa HĐ dạy và HĐ học; lý luận về HĐ dạy học môn Tiếng Anhở trường các trường Tiểu học. Đặc biệt, đã làm rõ vị trí, vai trò của CBQL và công tác QLHĐ dạy học môn Tiếng Anh, bao gồm QL về chương trình dạy học, QLHĐ dạy của GV, QLHĐ học của HS, QL các hình thức kiểm tra, đánh giá, QL các điều kiện hỗ trợ HĐ dạy học môn Tiếng Anh.

1.2. Về thực tiễn

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, sự nghiệp GD&ĐT cũng có những bước phát triển đáng khích lệ, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Thời gian qua, chất lượng dạy học nói chung, môn Tiếng Anh nói riêng ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đạt được những kết quả khá tốt. Tuy nhiên, HĐ dạy học và QLHĐ dạy học môn Tiếng Anh của các trường TH trên địa bàn vẫn còn một số bất cập, hạn chế như: năng lực nhận thức về QLHĐ dạy học thiếu chặt chẽ, chưa chủ động sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới QL cấp TH như hiện nay; CSVC, TBDH tuy có được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đổi mới chương trình dạy học môn học.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất 4 nhóm biện pháp QLHĐ dạy học môn Tiếng Anh phù hợp với đặc điểm của các trường,

nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay, đó là:

- Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò của môn Tiếng Anh ở trường THcho đội ngũ CBQL, GV, HS.

- Nhóm biện pháp QLcó hiệu quả HĐDH môn Tiếng Anh của GV.

- Nhóm biện pháp tăng cường QLHĐ học môn Tiếng Anh của HS.

- Nhóm biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ HĐDHmôn Tiếng Anh.

Các nhóm biện pháp đề xuất đó có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau trong quá trình tổ chức thực hiện. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy các nhóm biện pháp trên là cần thiết và khả thi, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của các trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Các biện pháp trên cần phải được tiến hành đồng thời, không nên coi nhẹ biện pháp nào. Tùy theo điều kiện của mỗi trường, nếu HT biết vận dụng linh hoạt các biện pháp đề xuất trên đây sẽ tạo được bước chuyển biến tích cực trong công tác QL HĐ dạy học, thúc đẩy quá trình dạy học môn Tiếng Anh đạt chất lượng cao hơn.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hoàn thiện nội dung sách giáo khoa Tiếng Anh cấp TH một cách thống nhất, gắn liền với thực tiễn và đáp ứng được với nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập. Chương trình phải phù hợp với yêu cầu, trình độ của HS, đặc biệt là phải chính xác, chuẩn về nội dung giữa bộ sách giáo khoa và bộ băng, đĩa.

Xây dựng kế hoạch về ĐT, bồi dưỡng GV Tiếng Anh theo chuẩn quốc tế để đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng GV ở các địa phương, nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD.

Ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện, chế tài đối với việc tuân thủ, vận dụng các tiêu chuẩn theo Chuẩn nghề nghiệp và Chuẩn HT mới ban hành: Tiêu chuẩn của đội ngũ GV; Chế độ lao động, lương và phụ cấp của cán bộ, GV phù hợp với thực tế hiện nay; Bổ sung CSVC cần có của các trường Tiểu học; Xây dựng, thống nhất các hình thức kiểm tra, đánh giá HĐ dạy của GV và HĐ học của HS theo yêu cầu đổi mới của bộ môn ngoại ngữ trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Anh trong thời kỳ đổi mới.

Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài Chính về kinh phí để bổ sung đồ dùng dạy học Tiếng Anh ở các trường. Đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng và hiệu quả các thiết bị. Bên cạnh đó cũng bố trí kinh phí để tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác QL nói chung và về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở các trường THnói riêng.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định

Tăng cường bồi dưỡng năng lực QL HĐ dạy học nói chung và năng lực QLHĐ DHTA cho CBQL các trường TH.

Tổ chức cho đội ngũ CBQL tham gia học tập nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh một cách thường xuyên.

Tăng cường tổ chức các hội thảo, chuyên đề bồi dưỡng PPDH cho đội ngũ GVTA toàn tỉnh. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GVTA đặc biệt các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu dạy học mới.

Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của GV Tiếng Anh bằng các hình thức định kì, đột xuất; xây dựng ngân hàng đề thi theo hướng phát huy năng lực sử dụng Tiếng Anh và tiếp cận các chuẩn năng lực quốc tế cho HS để GV có thể khai thác và sử dụng.

Đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh theo hướng hiện đại, đồng bộ và đảm bảo hiệu quả trong sử dụng.

Tổ chức các hội thảo, tổng kết kinh nghiệm ở từng giai đoạn thực hiện Đề án 2020 để rút ra được những bài học mới trong dạy học Tiếng Anh ở bậc phổ thông.

2.3. Đối với UBND thành phố Quy Nhơn

Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV Tiếng Anh. Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hoá phát triển GD.

Quan tâm tạo điều kiện về kinh phí cho các trường xây dựng và trang bị CSVC-TBDH đáp ứng nhu cầu tối thiểu để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh.

Có chính sách khuyến khích, động viên CBQL, GV học tập nâng cao trình độ nhất là quan tâm đến công tác bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ phục vụ cho công tác QL, dạy học lâu dài.

Có chủ trương thu hút và hỗ trợ kinh phí cho GV nước ngoài giảng dạy tại địa phương.

Xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với GV giỏi, sớm có cơ chế hợp lý thu hút nhân tài. Thực hiện việc tuyển dụng GV Tiếng Anh đảm bảo định mức cho các trường TH.

2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn

Tham mưu với UBND thành phố xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng GV Tiếng Anh, tuyển dụng GV Tiếng Anh đảm bảo định mức cho các trường TH.

Chỉ đạo sâu sát công tác QL HĐDH Tiếng Anh như: đổi mới nhận thức của CBQL về QL dạy học Tiếng Anh, đổi mới QLPP, hình thức tổ chức dạy học; hình thức KT-ĐG kết quả học tập của HS phải phù hợp với nội dung chương trình chuẩn kiến thức quy định và mục tiêu đề ra.

Cần có kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho GV hằng năm để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa chuẩn về bằng cấp và chuẩn về

năng lực chuyên môn thật sự của GV.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV dạy Tiếng Anh ở các trường tham gia các lớp, khóa tập huấn về đổi mới PPDH và KT-ĐG, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm trong QL.

QL tốt kế hoạch và chương trình bồi dưỡng HS giỏi cấp thành phố, phổ biến rộng rãi các sáng kiến kinh nghiệm xuất sắc của GV bộ môn Tiếng Anh cho GV trên địa bàn tham khảo và học tập.

Tổ chức khảo sát điều kiện CSVC ở các và tham mưu với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí để mua sắm thiết bị, ĐDDH cho các trường, đầu tư hơn nữa trang thiết bị hiện đại cho việc dạy và học môn Tiếng Anh như: xây dựng phòng nghe nhìn, cung cấp băng, đĩa , máy chiếu, tranh để đảm bảo điều kiện và phương tiện rèn luyện đủ các kỹ năng cho HS.

2.5. Đối với hiệu trưởng các trường Tiểu học

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sử dụng ĐDDH có hiệu quả cho GV dạy Tiếng Anh.

Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, tích cực dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, trao đổi học tập, tăng cường các HĐ ngoại khóa, các góc học tập Tiếng Anh, liên kết với các trường khác tạo cơ hội giao tiếp Tiếng Anh nâng cao khả năng nghe, nói cho GV và HS.

Tạo điều kiện để GVTA tham gia các hội thảo, chuyên đề bồi dưỡng PPDH, các lớp bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ.

Phát động phong trào thi đua đổi mới PPDH, làm và sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả.

Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá; có chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng GV và HS trong dạy–học môn Tiếng Anh.

Đầu tư CSVC, tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại, xây dựng phòng chuyên môn dành riêng cho dạy ngoại ngữ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Anh - Vũ Kim Thanh (1966), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo TW, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3] Đặng Quốc Bảo (2000), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay", Quản lý giáo dục: Thành tựu và xu hướng.

[4] Nguyễn Văn Bình (1999),Khoa học tổ chức và quản lý - Một số lý luận về thực tiễn, NXBThống kê, Hà Nội.

[5] Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (2008),Giáo trình “Đại cương khoa học quản lý”, NXBNghệ An.

[6]Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008),Quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, Hà Nội.

[7]Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997),Cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD&ĐT Hà Nội.

[8] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012),Đại cương khoa học quản , NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[9] Vũ Dũng, Phùng Đình Mẫn (2007), Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[10 ] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.14

[11] Phạm Minh Hạc (1986),Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.

[12]Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.

[13] Harold Koozt, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[14] Quốc hội (2005),Luật giáo dục, NXBTư pháp, Hà Nội.

[15]Trần Kiểm (1997),Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

[16]Trần Kiểm (2002),Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[17]Trần Kiểm (2005),Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục Hà Nội.

[18]Chu Mạnh Nguyên (chủ biên), Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Hữu Chiếu, Kim Lan Hương, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thúy Hằng, Phùng Thị Thước, Vũ Thành Vĩnh (2005),Giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, Sở GD&ĐT, Hà Nội.

[19] Nghị quyết lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XIvề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

[20] Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020

[21] Phạm Thành Nghị (2000),Quản lý chất lượng giáo dục, NXBĐại học Quốc gia, Hà Nội

[22] Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt(1998),Giáo dục học, NXBGD, Hà Nội [23]Hà Thế Ngữ (2011),Giáo dục – Một số vấn đề lý luận thực tiễn.

[24] Hà Thế Ngữ (2001),Giáo dục học một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

[25] Nguyễn Ngọc Quang (1998), Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[26] Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội.

[27] Quyết định 3321/QĐ-BGDĐT 12/08/2010 ban hành Chương trình thí điểm Tiếng Anh THdo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành

[28] Lê Quang Sơn(2005), Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học – phương pháp thích hợp với đào tạo ở đại học, (Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng)

[29] Thái Văn Thành (2007),Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.

[30] Thái Văn Thành(2007), Giáo trình “Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường”, NXBĐại học Huế.

[31] Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Nhà NXB Đại học Huế.

[32] Từ điển Tiếng Việt (2002), Viện ngôn ngữ học, Hà Nội. [33] Từ điển giáo dục (2000), NXB Giáo dục, Hà Nội.

[34] Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[35] Phạm Viết Vượng (2007), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục Đào tạo, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

DANH MỤC PHỤ LỤC

Số

hiệu Tên phụ lục Trang

1 Phục lục 01: Phiếu điều tra số 01 i

2 Phục lục 02: Phiếu điều tra số 02 xiv

3 Phục lục 03: Phiếu điều tra số 03 xviii

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)