Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an nhơn (Trang 77 - 83)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế * Môi trường kiểm soát

Bên cạnh một số kết quả đã được Kho bạc Nhà nước Bình Định, UBND thị xã ghi nhận, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình kiểm soát, thanh toán như sau:

- Vẫn còn có sai sót về hồ sơ và quy trình kiểm soát, thanh toán: thiếu hồ sơ, thủ tục theo quy định, hồ sơ không đảm bảo hợp pháp, hợp lệ: thiếu dự án, phương án đền bù; hợp đồng không có tài khoản bên A; quyết định chỉ định thầu sau thời gian thực hiện hợp đồng; không làm thủ tục cam kết chi...); vi phạm thời gian kiểm soát; thiếu văn bản đôn đốc chủ đầu tư thu hồi tạm ứng; lưu thừa hồ sơ theo quy định (biên bản nghiệm thu, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, văn bản thẩm định TK-DT...). Công tác báo cáo, thông tin các vướng mắc chưa kịp thời nên khi thanh tra, kiểm toán phát hiện đã gây khó khăn trong xử lý, khắc phục.

- Hệ thống các văn bản về quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB được đề cập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, có sự mâu thuẫn, chồng chéo, không đầy đủ, thiếu cụ thể và sửa đổi bổ sung, gây khó khăn

lúng túng cho các cấp quản lý đầu tư khi thực hiện. Mặc dù Bộ Tài chính đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc do cơ chế chưa đồng bộ, tạo điều kiện thanh toán cho các dự án, nhưng việc kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi tồn tại cả cơ chế cũ và cơ chế mới trong đầu tư..

* Đánh giá rủi ro

KBNN An Nhơn là đơn vị hành chính sự nghiệp, mang tính chất bao cấp, cấp phát nên ban lãnh đạo chưa có sự quan tâm thích đáng tới các rủi ro.

KBNN An Nhơn chưa phân tích và đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro liên quan đến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Chưa xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó trong các trường hợp có sự biến động đột xuất về cơ cấu tổ chức, chính sách. Việc đánh giá rủi ro hiện nay mang tính chủ quan, cảm tính nên việc kiểm soát tính hợp lý của các hồ sơ chi chủ yếu dựa trên sự đánh giá của nhân viên, thiếu sự kiểm tra lại thông tin.

Chưa có các công cụ cảnh báo rủi ro: Để khuyến cáo hoặc tư vấn cho các đơn vị sử dụng ngân sách làm tốt công tác đề phòng hạn chế thất thoát của chính họ trước khi phê duyệt và thực hiện các khoản chi thanh toán vốn đầu tư.

* Hệ thống thông tin và truyền thông

- Hệ thống TABMIS có những lúc vận hành còn rất chậm, nhất là vào thời điểm cuối năm, đầu tháng, cuối tháng ảnh hưởng đến thời gian nhập liệu vào hệ thống của cán bộ nghiệp vụ.

- Việc quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB phải thực hiện nhập số liệu cùng một dự án qua hai ứng dụng THBC-ĐTKB và ĐTKB-LAN do: Ứng dụng THBC-ĐTKB chỉ thực hiện việc kết xuất báo cáo, không có chức năng quản lý, kiểm soát; Ứng dụng ĐTKB-LAN có chức năng quản lý, kiểm soát nhưng không kết xuất được các mẫu biểu báo cáo theo quy định, do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trên địa bàn.

* Thủ tục kiểm soát

Hiện nay việc triển khai Thống nhất đầu mối kiểm soát chi tại hệ thống KBNN bao gồm các khoản chi, chi thường xuyên, chi đầu tư, chi chương trình mục tiêu do

một đầu mối kiểm soát chi (giao dịch viên). Mục tiêu thống nhất đầu mối kiểm soát chi là cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch.

Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiệm vụ của kế toán trưởng bao gồm ký kiểm soát chứng từ giấy và ký duyệt tất cả chứng từ trên các chương trình ứng dụng là khá lớn nên đã tạo ra áp lực cho kế toán trưởng.

Khối lượng công việc của giao dịch viên tăng đột biết, đòi hỏi cán bộ kiểm soát chi rảnh thủ làm thêm ngày ngày nghỉ và ngoài giờ hành chính nhất thời điểm cuối năm.

Việc một giao dịch viên đảm nhận nhiều công việc, ngoài công tác chuyên môn còn kiêm nhiệm một số công việc khác như tổng hợp báo cáo, công tác hành chính, tổ chức cán bộ, tài chính nội bộ…như vậy chất lượng công việc chưa cao từ đó dẫn đến nhiều sai sót có thể xảy ra.

* Giám sát

Công tác thanh tra kiểm tra đối với công tác thanh toán vốn đầu tư được triển khai định kỳ, thường xuyên. Tuy nhiên chất lượng công tác thanh tra kiểm tra chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chưa phát hiện kịp thời những tồn tại sai sót, những bất cập cơ chế chính sách, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN để sửa đổi bổ sung cho phù hợp; việc tổng hợp báo cáo và thông tin về kết quả thanh tra kiểm toán của cơ quan ngoại kiểm chưa kịp thời, chưa thống kê đầy đủ các rủi ro được phát hiện để làm cơ sở tham chiếu công công tác kiểm tra nội bộ nhằm phòng ngừa và cảnh báo sớm rủi ro trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Phòng thanh tra không có đầy đủ các chức năng kiểm soát của KSNB, chủ yếu mới chỉ thực hiện kiểm tra về mặt nghiệp vụ, chế độ và thủ tục hành chính. Chưa có một bộ phận riêng biệt chuyên về thực hiện các chức năng của KSNB. Mặc dù KBNN An Nhơn ý thức rằng cần phải kiểm tra nội bộ chặt chẽ, thường xuyên song điều này vẫn chưa được thực hiện đúng mức.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân khách quan

xuyên, chưa đồng bộ, gây khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, trình độ, ý thức chấp hành pháp luật của một số ban ngành địa phương còn hạn chế.

- Do tính chất của các dự án đầu tư XDCB mang tính thời vụ, thường triển khai và hoàn thành vào cuối năm. Hồ sơ, chứng từ thanh toán trong năm không đều và thường dồn vào cuối năm, nhất là tháng 12 và tháng 01 năm sau. Từ đó đã tạo áp lực về thời gian cho cán bộ kiểm soát, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát, thanh toán (thực tế nhiều sai sót đều phát hiện ra ở thời điểm này).

- Sự chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ của địa phương, một số ngành chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, một số xã thiếu sâu sát trong quản lý và thiếu các biện pháp triển khai thực hiện, chưa thực sự phát huy vai trò lãnh đạo của chính quyền cơ sở.

Một số kế hoạch đề ra nhưng chưa triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả đạt được chưa cao. Công tác Cải cách hành chính một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức.

- Năng lực quản lý, điều hành của một bộ phận cán bộ, công chức chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của thị xã. Trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức ở huyện, xã chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Hệ thống văn bản pháp luật về chính sách quản lý đầu tư xây dựng chưa thật đồng bộ, tình trạng phê duyệt quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng chưa hợp lý, đôi khi chưa theo quy hoạch chung mà mang tính địa phương dẫn đến việc điều chỉnh nhiều, gây lãng phí vốn đầu tư.

- Việc chấp hành pháp luật trong đầu tư XDCB chưa nghiêm; không ít cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm; một số ban ngành, địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác quy hoạch, kế hoạch, thiếu thận trọng trong quyết định chủ trương đầu tư, không tuân thủ nghiêm quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thay đổi, bổ sung liên tục (nhất là ngân sách xã); cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB chưa rõ ràng và chưa đề cao tinh thần trách nhiệm của từng ngành, cấp địa phương, nhất là

về trách nhiệm cá nhân; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chưa được thường xuyên, còn rất hẹp, chưa sâu, chất lượng còn nhiều hạn chế; xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm không nghiêm, chưa triệt để và còn kéo dài sau kiểm tra, thanh tra.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Các chương trình tin học kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tuy đã phát huy được hiệu quả, nhưng công việc đa phần vẫn diễn ra thủ công, giải quyết thủ tục thông qua giấy tờ là chính. Dữ liệu số vẫn chưa có được giá trị pháp lý cao. Hơn nữa một số lượng lớn cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán đều lớn tuổi, vì vậy việc tiếp cận với công nghệ mới gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các chương trình này mới chỉ hoạt động tốt trong mạng nội bộ, vẫn chưa thể vươn ra toàn hệ thống KBNN, cụ thể: Hệ thống TABMIS có những thời điểm do lượng người truy cập vào hệ thống quá lớn vượt quá khả năng xử lý của hệ thống máy chủ; Ngoài ra còn có một số nguyên nhân do người sử dụng như: Không đăng xuất hệ thống khi không còn sử dụng, chạy chức năng khai thác số liệu không đúng quy định chiếm nhiều tài nguyên hệ thống.

- Chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB chưa đồng đều, trình độ đội ngũ cán bộ trong hệ thống KBNN còn nhiều bất cập, do cơ chế trước đây đã hình thành đội ngũ công chức kiểm soát chi chuyên trách, riêng biệt về chi đầu tư và chi thường xuyên. Vì vậy trong thời gian đầu thực hiện đề án, một công chức kiểm soát chi đầu tư phải làm quen với kiểm soát chi thường xuyên và ngược lại, chưa thể thành thạo ngay việc mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1, chương 2 đã giới thiệu khái quát về địa bàn và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã An Nhơn. Phân tích thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc nhà nước An Nhơn, từ cơ chế chính sách, mô hình kiểm soát chi, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự phối hợp của các cấp các ngành, thủ tục và quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN An Nhơn, tình hình công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN An Nhơn. Từ phân tích, đánh giá, tác giả đã rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân của kết quả, hạn chế đó. Qua đó, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc nhà nước An Nhơn được đề cập trong chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN

AN NHƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an nhơn (Trang 77 - 83)