Đối với các cấp, các ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an nhơn (Trang 94 - 102)

7. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Đối với các cấp, các ngành

- Tham mưu cho Thị ủy, UBND thị xã chỉ đạo Phòng Tài chính-Kế hoạch và KBNN An Nhơn xây dựng chương trình phối hợp công tác để giải quyết các công việc:

+ Đối với công tác quản lý kế hoạch vốn: thực hiện đối chiếu số liệu thanh toán giữa KBNN An Nhơn và Phòng Tài chính- Kế hoạch trước khi điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB, tránh trường hợp kế hoạch vốn sau khi điều chỉnh thấp hợp số vốn đã thanh toán trong năm kế hoạch;

+ Đối với công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành: định kỳ cuối tháng, phòng Tài chính-Kế hoạch gửi KBNN An Nhơn các Quyết định phê duyệt quyết toán công trình (dự án) hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, khắc phục tình trạng Chủ đầu tư (Ban QLDA) không gửi đến KBNN; định kỳ cuối quý, KBNN An Nhơn gửi phòng Tài chính-Kế hoạch kết quả thực hiện các khoản thu hồi sau quyết toán để cơ quan tài chính có biện pháp đôn đốc thu hồi vốn cho NSNN; định kỳ 06 tháng, trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu công trình hoàn thành do chủ đầu tư đề nghị thanh toán, KBNN An Nhơn rà soát, báo cáo phòng Tài chính - Kế hoạch. Phòng Tài chính-Kế hoạch chủ trì xác định các công trình (dự án) đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa lập hồ sơ báo cáo quyết toán công trình hoàn thành gửi cơ quan tài chính theo quy định, báo cáo UBND thị xã để có biện pháp xử lý.

Phòng Tài chính- Kế hoạch tham mưu cho UBND thị xã kiên quyết không bố trí vốn đầu tư XDCB cho các công trình mới đối với các chủ đầu tư không thực hiện quyết toán vốn công trình, dự án hoàn thành theo quy định.

+ Đối với việc nhập dự toán trên TABMIS: cơ quan Tài chính cần kịp thời nhập dự toán vào chương trình TABMIS để thanh toán cho các công trình, dự án.

- Đối với việc đôn đốc thu hồi vốn tạm ứng:

+ Định kỳ hằng quý tổng hợp báo cáo UBND thị xã danh mục các công trình (dự án), các Chủ đầu tư (Ban QLDA), các nhà thầu có tạm ứng kéo dài để có biện pháp xử lý kịp thời, không để thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB xảy ra trên địa bàn.

+ Phối hợp với Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong việc kiểm tra thực tế tại hiện trường thi công công trình, đôn đốc nghiệm thu thanh toán hoàn tạm ứng theo quy định.

+ Đối với các bảo lãnh tạm ứng có thời hạn: trước khi hết thời hạn bảo lãnh tạm ứng 30 ngày, KBNN An Nhơn thông báo cho Chủ đầu tư (Ban QLDA) biết để xem xét việc có cần thiết phải gia hạn thời gian bảo lãnh tạm ứng hay không, đảm bảo việc thu hồi vốn tạm ứng.

+Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư, để phát hiện những vi phạm của các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư

vấn trong chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, việc áp dụng các định mức đơn giá và nghiệm thu thanh quyết toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, việc quyết toán vốn đầu tư và bàn giao công trình để đưa vào khai thác sử dụng nhằm quản lý chặt chẽ chi phí, tránh lãng phí, tham nhũng, thất thoát tiền của ngân sách góp phần nâng cao chất lượng công trình

3.4.2. Đối với các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của chủ đầu tư:

Kho bạc Nhà nước An Nhơn cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng để tiến hành soạn thảo, phổ biến rộng rãi các tài liệu, lập trang Web trên mạng Internet, thiết lập đường dây liên lạc để giải thích, tuyên truyền cho chủ đầu tư (BQLDA) biết được đầy đủ và tường tận về chế độ, chính sách của Nhà nước.

Cần có kế hoạch truyền thông một cách thường xuyên, liên tục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò và lợi ích cơ chế quản lý, cam kết chi đầu tư qua KBNN, để tạo được động lực thúc đẩy các chủ đầu tư tham gia thực hiện cơ chế, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi chưa có một sơ sở pháp lý đủ mạnh để ràng buộc. Vì vậy, giải pháp truyền thông để nâng cao nhận thức và hiểu biết của đối tượng liên quan về cơ chế và kiểm soát cam kết chi qua KBNN. Trong đó, nội dung truyền thông cần làm rõ những lợi ích mang lại khi thực hiện quản lý, kiểm soát chi qua KBNN...; kênh truyền thông bao gồm cả kênh trực tiếp như tập huấn nghiệp vụ, báo cáo chuyên đề, giao ban định kỳ, sơ kết, tổng kết và kênh trực tuyến bao gồm cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, KBNN, trang Web Bộ Tài chính, cổng thông tin điện tử của UBND các cấp...; các công văn hướng dẫn thực hiện, đăng tải trên báo chi, tạp chí và bao gồm nghiệp vụ kiểm soát chi.

- Để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát chi vốn đầu tư như phát sinh khối lượng thực hiện, khối lượng thực hiện đề nghị thanh toán chưa có trong dự toán, hợp đồng… nhằm thanh toán vốn đầu tư kịp thời, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa một dự án vào khai

thác sử dụng khai thác đòi hỏi KBNN An Nhơn phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, cụ thể như:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phải có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện công trình, có thể kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất trên nguyên tắc: Việc kiểm tra thực tế tại hiện trường của KBNN An Nhơn chủ yếu nhằm tăng cường vai trò kiểm soát của KBNN An Nhơn trong việc làm rõ những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ thanh toán. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan vẫn phải chịu trách nhiệm về các nội dung đề nghị thanh toán sai quy định nếu KBNN An Nhơn không phát hiện được. Khi kiểm tra, KBNN An Nhơn phải báo trước cho chủ đầu tư về mục đích cũng như nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, không được lợi dụng việc kiểm tra để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho đơn vị được kiểm tra. Sau khi kiểm tra phải có báo cáo kết quả và các kiến nghị (nếu có).

Thường xuyên tổ chức các buổi tiếp xúc với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thường niên để nắm bắt được những khó khăn vướng mắc của đơn vị trong quá trình sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó để kịp thời phản ánh tới các cơ quan cấp trên để có những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB ngày càng hoàn thiện, từ đó những khoản chi tiêu NSNN ngày càng tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích hạn chế thấp nhất trình trạng lãng phí, thoát thoát trong đầu tư XDCB.

Định kỳ có thông báo cho các các chủ đầu tư về tình hình giải ngân của dự án đặc biệt là đối với các dự án có tốc độ giải ngân thấp để kịp thời điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án cho phù hợp với khả năng thực hiện, tránh tính trạng đến cuối năm mới điều chỉnh gây khó khăn cho việc thực hiện của dự án cũng như lãng phí vốn của nhà nước, thông qua đó các cấp, địa phương nắm bắt kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các chủ đầu tư cũng như có biện pháp thúc đẩy các chủ đầu tư đẩy nhanh tốc độ thực hiện của dự án.

Thực hiện chế độ công khai quy hoạch.... để tăng cường sự giám sát của các đoàn thể xã hội, người lao động và nhân dân; góp phần thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, tiêu cực trong đầu tư XDCB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN An Nhơn là yêu cầu tất yếu, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng.

Trong những năm qua, với việc tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, KBNN An Nhơn đã cố gắng tìm mọi biện pháp kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại những sai sót, hạn chế nhất định. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp có tính phù hợp nhằm tăng cường cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN An Nhơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng NSNN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm để đảm bảo sử dụng đồng vốn của Nhà nước có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát, giảm thiểu rủi ro, đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN An Nhơn đề tài đã đạt được các kết quả sau:

- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.

- Nêu lên được thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước An Nhơn, từ đó phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, khó khăn cần khắc phục đối với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN An Nhơn.

- Đề tài đã đưa ra một số giải pháp cụ thể và một số kiến nghị về việc thực hiện các giải pháp đó, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Bình Định nói chung và KBNN An Nhơn nói riêng.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu giới hạn nên những kết quả nghiên cứu trong luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lâm Hồng Cường (2014), “Nâng cao hiệu quả KSC và giải pháp vốn đầu tư XDCB”,Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 150, tr. 16-18.

[2]. Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

[3]. Phan Nhựt Duy- Đoàn Ngọc Hiệp (2015), Giáo trình quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. tr28.

[4]. Phan Văn Điện (2015) “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Đăk Nông.

[5]. Uông Thị Minh Huyền (2015) Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN quận Thanh Xuân, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội.

[6]. Lê Văn Hưng (2005), Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[7]. Bùi Mai Hương (2016), Kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Hạ Hòa- Thú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội.

[8]. Lê Thị Mai Liên (2014), “Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 148, tr. 4 - 7.

[9]. Đoàn Thị Ngọc Mai (2018), Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Vân Canh, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.

[10]. Cao Cự Nhâm – Nguyễn Thị Thanh Hương (2018), “Quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN”, Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 196, tr. 16-19.

[11]. Hà Quốc Thái (2018), “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước”, Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 9, tr. 27-19.

[12]. Kho bạc Nhà nước Bình Định (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Hệ thống báo cáo tài chính, công tác tổ chức cán bộ KBNN Bình Định

[13]. Kho bạc Nhà nước An Nhơn, Bình Định (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Hệ thống báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB của KBNN An Nhơn, Bình Định

[14]. Luật số 59/2005/QH11 Luật đầu tư, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005

[15]. Luật số 43/2013/QH13 Luật đấu thầu, Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2013.

[16]. Luật số 50/2014/QH13 Luật xây dựng, Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2014.

[17]. Luật số 67/2014/QH13 Luật đầu tư, Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.

[18]. Luật 83/2015/QH13 Luật ngân sách nhà nước, Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015.

[19]. Quyết định số 5657/QĐ – KBNN quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN, Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016.

[20]. Quyết định số 2899/QĐ – KBNN về thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua Kho bạc nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng, Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2018.

[21]. Thông tư 08/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Bộ Tài chính ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2013

[22]. Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2016

[23]. Thông tư số 08/2016/TT – BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 18 tháng 01 năm 2016

[24]. Thông tư số 108/2016/TT – BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2016

[25]. Thông tư số 349/2016/TT – BTC quy định về thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016

[26]. Thông tư số 52/2018/TT – BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính,

Bộ Tài chính ban hành ngày 24 tháng 05 năm 2018

Các trang web:

1. Trang Webstie của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn.

2. Trang Webstie của Kho bạc Nhà nước: www.kbnn.gov.vn.

3. Trang Webstie của tỉnh Bình Định: www.binhdinh.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an nhơn (Trang 94 - 102)