Một số giải pháp tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an nhơn (Trang 87 - 91)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. Một số giải pháp tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua

XDCB qua KBNN An Nhơn

3.3.1. Môi trường kiểm soát

- Thường xuyên triển khai các văn bản liên quan đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, phổ biến đến từng cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi đồng thời công khai tại trụ sở của KBNN An Nhơn, trang thông tin điện tử của UBND thị xã để các chủ đầu tư, ban QLDA biết và thực hiện; thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn các đơn vị giao dịch để thống nhất trong việc áp dụng các văn bản.

- Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư tại đơn vị bao gồm: tiếp nhận kế hoạch vốn; phân công giao nhiệm vụ; tổ chức kiểm soát, thanh toán; kiểm tra, hướng dẫn. Để đảm bảo quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đúng quy trình nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủ đầu tư (BQL) trong giao dịch, từng đơn vị và cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi cần xem các đơn vị chủ đầu tư (BQL) dự án là đối tượng phục vụ để phối hợp, hướng dẫn thực hiện; trang bị tốt các kỹ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ. Trong đó cần tập trung một số vấn đề sau:

+ Xác định đúng đối tượng giao dịch: chủ đầu tư (BQL) dự án (KBNN chỉ tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư (BQL) dự án);

+ Xác định mục tiêu quản lý, kiểm soát: góp phần quản lý sử dụng vốn đầu tư công đúng đối tượng, mục đích; đúng các điều kiện quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng; đúng chế độ quản lý tài chính; đảm bảo chặt chẽ; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch;

+ Xác định đầy đủ trách nhiệm và thẩm quyền của KBNN trong quản lý, kiểm soát (để tránh bỏ sót hay lạm quyền): kiểm soát tính đầy đủ của hồ sơ (bao gồm hồ sơ mở tài khoản, hồ sơ pháp lý và từng lần tạm ứng, thanh toán); tính pháp lý của hồ sơ (bao gồm thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế - dự toán; thẩm quyền ký hợp đồng; tên dự án có phù hợp với quyết định đầu tư; tính logic của các hồ sơ); tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ (thể thức hồ sơ, chứng từ; mẫu dấu, chữ ký; số tiền bằng số, bằng

chữ...); đối tượng tạm ứng, mức tạm ứng; việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính về đầu tư công (tiến độ giải ngân; tình hình sử dụng tạm ứng; quản lý tài chính về chi phí quản dự dự án...)…;

+ Xác định tiêu chí để làm mục tiêu phấn đấu: giải ngân nhanh, kịp thời; rút ngắn thời gian kiểm soát; đảm bảo không tồn đọng hồ sơ; giảm số dư tạm ứng trên tổng vốn giải ngân; an toàn trong thanh toán, chuyển tiền;

+ Phương pháp quản lý, kiểm soát: Trước hết cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư phải chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư công theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính; bám sát Quy trình kiểm soát, thanh toán vốn của Kho bạc Nhà nước trong quản lý, thanh toán.Thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi theo quy định (giảm hồ sơ, thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân); thực hiện công khai quy trình, công khai thủ tục hành chính để chủ đầu tư (BQL) dự án biết để thực hiện; thực hiện tốt quy chế giao dịch 01 cửa trong quản lý, thanh toán, đảm bảo một chủ đầu tư trực tiếp với 1-2 cán bộ kiểm soát chi của KBNN.

Ngoài ra Kho bạc các cấp cần tăng cường công tác hậu kiểm. Hiện nay KBNN không chịu trách nhiệm về khối lượng, định mức đơn giá, dự toán (chủ đầu tư chịu trách nhiệm các vấn đề này); thời gian kiểm soát ngắn (03 ngày làm việc). Tuy nhiên để nâng cao vai trò trách nhiệm cũng như hiệu quả sử dụng vốn, KBNN cần chú trọng công tác kiểm tra chủ đầu tư, nhất là những thời điểm có tính nhạy cảm (31/12 hằng năm và các thời điểm theo quy định phải có khối lượng hoàn thành); những khoản tạm ứng quá thời hạn quy định nhưng chưa có khối lượng gửi KBNN thu hồi tạm ứng. Việc kiểm tra phải theo chương trình, kế hoạch, đúng thẩm quyền, cán bộ kiểm soát chi phải nắm thông tin để báo cáo lãnh đạo nội dung chương trình kiểm tra; kết thúc phải có biên bản làm với chủ đầu tư; tránh việc lợi dụng kiểm tra để gây khó khăn cho chủ đầu tư trong triển khai thực hiện.

- Nâng cao chất lượng cán bộ để đảm bảo kiểm soát thanh toán chính xác, an toàn, tiết kiệm chi cho NSNN. Xử lý những tồn đọng khách quan như tính thời vụ trong thanh toán vốn đầu tư hàng năm. Xử lý nhanh và chính xác trong báo cáo,

hạch toán kế toán, thông tin điều hành ngân sách bằng các biện pháp tổng hợp như chấm điểm nghiệp vụ hàng tháng (gắn với thi đua và khuyến khích vật chất thu nhập); xây dựng phong trào thi đua gắn với chất lượng chuyên môn với công tác đoàn thể; tổ chức thi đua nghiệp vụ hàng năm sau mỗi kỳ tập huấn; tổ chức viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và báo cáo chuyên đề công tác hàng năm.

- Xây dựng các chương trình nghiệp vụ có gắn với đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất (nhất là hiện đại hoá công nghệ thông tin), tổ chức về con người hợp lý. Khuyến khích hoạt động tự học tập nâng cao trình độ cho cán bộ thông qua các khoản kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định của Nhà nước. Các bậc học trên Đại học sẽ được ưu tiên hơn so với các cấp học khác, vì đây là nguồn nhân sự có trình độ cao phục vụ được các yêu cầu trong hoạt động kiểm soát chi NSNN trong những năm tới..

3.3.2. Đánh giá rủi ro

Để tăng cường công tác quản lý rủi ro, phòng ngừa trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, tác giả đưa ra một số giải pháp sau:

Xây dựng chương trình cảnh báo rủi ro trong các chương trình ứng dụng hiện hữu để nhận diện sai sót đặc biệt những rủi ro có nguy cơ xảy ra cao, phương thức thực hiện đánh giá, xác định rủi ro và cập nhập Danh mục rủi ro thủ công hay được ứng dụng tin học (Chương trình cảnh báo rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN). Cụ thể như chi đầu tư, xây dựng chương trình cảnh báo tạm ứng vốn đầu tư XDCB, giao dịch viên nhập vào chương trình sẽ cảnh báo khoản chi tạm ứng vốn cần có những thủ tục xét duyệt hồ sơ tạm ứng để kiểm soát chi, thời gian thu hồi ứng cần có thủ tục hành chính đôn đốc thu ứng và lưu trữ hồ sơ.

Tổ chức đánh giá hệ thống văn bản chế độ liên quan đến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, rút ra được khiếm khuyết tồn tại của văn bản chế độ. Khiếm khiết tồn tại ở dây được hiểu là những thiếu sót có thực hoặc tiềm ẩn mà người thực hiện chưa thể phát hiện được, chỉnh sửa bổ sung nhằm bảo đảm đạt được mục tiêu đề ra đồng thời xem xét hậu quả do khiếm khiết gây ra sau đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Xây dựng bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý kiểm sóat rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của KBNN là bộ máy hoạt động độc lập theo thứ bậc hành chính trong đó người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức là Tổng giám đốc KBNN. Các đơn vị giúp việc bao gồm các đơn vị nghiệp vụ thuộc KBNN và các đơn vị tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan. Trước mắt có thể bố trí bộ phận này thuộc vụ TTKT làm đầu mối phối hợp các Vụ, Cục chuyên môn nghiệp vụ của KBNN. Chức năng nhiệm vụ của bộ phận QLRR: Thực hiện chức năng kiểm soát quản lý rủi ro trong toàn hệ thống do Tổng giám đốc KBNN điều hành trực tiếp các nhiệm vụ xây dựng triển khai và giám sát thực hiện quy trình trong toàn hệ thống KBNN.

Xây dựng quy trình QLRR và thực hiện theo 04 bước cơ bản: Nhận diện rủi ro ; đánh giá/đo lường rủi ro; quản lý/kiểm soát rủi ro; theo dõi/ xử lý và báo cáo rủi ro.

Xây dựng công cụ cảnh báo rủi ro bằng truyền thông và công nghệ thông tin… tư vấn và hỗ trợ các đơn vị chủ đầu tư, BQLDA làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất của chính họ trước khi phê duyệt và thực hiện các khoản chi thanh toán vốn đầu tư, thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức của chủ tài khoản.

Để nhận dạng rủi ro cần phải thực hiện rà soát các nguy cơ tiềm ẩn, những yếu tố tác động bên ngoài (chính trị xã hội, hệ thống pháp luật nhà nước..). Rà sót lại cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, công tác quản lý điều hành mọi mặt của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xem xét có các kẽ hở các rủi ro tìềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro cũng như tổn hại khi xảy ra. Lãnh đạo KBNN An Nhơn ra quyết định thành lập Bộ phận chuyên trách (là những cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc lâu năm) về nhận dạng rủi ro và đánh giá rủi ro dựa trên các tiêu chí hoạt động kiểm soát thanh toán đề ra. Bộ phận chuyên trách đánh giá rủi ro định kỳ báo cáo Lãnh đạo KBNN An Nhơn các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra dựa trên các kết quả tự phân tích và đánh giá và các kết luận của đoàn Thanh tra KBNN Bình Định, các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, ý kiến đóng góp của cán bộ kiểm soát chi. Đồng thời nâng cao tính chủ động tự quan sát nhận dạng các kẻ hở, rủi ro trong các quy trình ngiệp vụ từ đó đề xuất các biệp pháp kiểm soát phù hợp.

Qua thực tiễn cho thấy đơn vị có những rủi ro thường xuyên trong công tác thanh toán vốn đầu tư như:

+ Hồ sơ pháp lý không đúng thẩm quyền trình tự và thủ tục: Người ra quyết định đầu tư, phê duyệt điều chỉnh dự án không đúng thẩm quyền quy định, quyết định; điều chỉnh tiến độ hợp đồng: Không kiểm soát về thẩm quyền điều chỉnh tiến độ hợp đồng như việc điều chỉnh hợp đồng làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét và quyết định.

+ Về hồ sơ tạm ứng: Cho phép tạm ứng khi Bảo lãnh tạm ứng không còn hiệu lực và giá trị bảo lãnh tạm ứng nhỏ hơn số vốn tạm ứng và cho phép tạm ứng các gói thầu thi công nhưng chưa có kế hoạch vốn…

+ Hợp đồng ký không đảm bảo tính pháp lý: Hợp đồng các gói thầu xây lắp của dự án ghi chưa đầy đủ thông tin, không ghi tài khoản bên chủ đầu tư, ban quản lý dự án…

Từ những rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán vốn đầu tư XDCB tác giả xin đưa ra một số biện pháp nhằm phòng chống và khắc phục như sau:

Tăng cường đào tạo tập huấn cơ chế chính sách mới và các văn bản hướng dẫn hàng năm cho công chức kiểm soát chi, đồng thời hàng năm tổ chức các kỳ thi nghiệp vụ để đảm bảo công chức kiểm soát chi nắm vững các quy định về nguyên tắc kiểm soát chi nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm soát thanh toán. Lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực thi công vụ của công chức trong đơn vị mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an nhơn (Trang 87 - 91)