Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tuy Phƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 45 - 48)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tuy Phƣớc

Giai đoạn 2016-2020, huyện Tuy Phƣớc đã tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp, đạt chỉ tiêu đề ra, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 4,0%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 10,7%; thƣơng mại và dịch vụ, tăng bình quân hàng năm 11,1%. Nhìn chung, kinh tế huyện nhiệm kỳ qua tiếp tục tăng trƣởng khá và bền vững, giá trị tổng sản phẩm địa phƣơng tăng bình quân hàng năm là 9,0%. Công tác quản lý địa chính, nhà đất trên địa bàn huyện, xã, thị trấn ngày một đi vào ổn định. Xây dựng nông thôn mới đến nay có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang đề nghị Trung ƣơng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Đồng thời, huyện đã đề ra nhiều biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả các thành phần kinh tế trên địa bàn nhằm từng bƣớc ổn định nhiệm vụ thu chi, phát huy tính chủ động của huyện trong công tác tài chính, khai thác tốt hơn các nguồn thu của địa phƣơng, thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 11,2%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến cuối năm 2020 đạt 47,3 triệu đồng, tăng 1,47 lần so năm 2015.

Bên cạnh đó, phát triển văn hóa xã hội đã đƣợc quan tâm đúng mức, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... ngày càng phát triển: Đến cuối năm 2020, có 98/101 thôn đạt danh hiệu làng văn hoá, chiếm tỷ lệ 97%,

có 122/122 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hóa, 11/11 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và 02/02 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; 50/53 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 91,3%, 13 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng giảm xuống còn 8,63%, tỷ lệ hộ giảm xuống còn 2,5% (cuối năm 2020), tổ chức dạy nghề ngắn hạn và tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất cho 5.315 lao động, góp phần giải quyết việc làm cho 3.553 lao động các lĩnh vực, đến nay, đã cơ bản xóa đƣợc nhà ở đơn sơ cho ngƣời nghèo. Các chƣơng trình, chính sách đối với các đối tƣợng bảo trợ xã hội, cứu trợ thiên tai, lũ lụt quan tâm thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Nông, lâm và thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ GTSX theo giá so sánh 2010 Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % 2016 1.932 32,0 2.913 47,0 1.277 21,0 6.122 2017 1.963 31,4 3.280 47,1 1.417 21,5 6.660 2018 2.096 31,01 3.569 47,33 1.573 21,66 7.238 2019 2.175 30,5 3.828 47,6 1.753 21,9 7.756 2020 2.334 28,94 4.295 50,06 1.950 21,0 8.579

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước năm 2016-2020)

Trong năm 2020, tình hình kinh tế xã hội huyện tiếp tục có bƣớc phát triển so với năm 2019. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 8.579 tỷ đồng, đạt 109% so với kế hoạch, trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 2.334 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tăng 4,1% so cùng kỳ; giá trị sản

xuất công nghiệp và xây dựng đạt 4.295 tỷ đồng đạt 100,1% kế hoạch, tăng 10,7 % so với cùng kỳ; giá trị sản xuất dịch vụ và thƣơng mại đạt 1.950 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ƣớc đạt 38.062 nghìn USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ƣớc đạt 6.939 nghìn USD, tăng 4,5% so cùng kỳ. Tổng thu cân đối ngân sách đạt 624,124 tỷ đồng (trong đó thu tiền sử dụng đất 430,120 tỷ đồng), đạt 139,4% so với kế hoạch tỉnh giao và tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thƣơng mại, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, lĩnh vực.

Năm 2016, tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 32%, đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm xuống còn 28,94%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên 50,06%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thƣơng mại 21%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bƣớc đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế qua các năm 2016-2020

Đơn vị tính: %

Năm Nông, lâm và

thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Tổng số 2016 32,0 47,0 21,0 100 2017 31,4 47,1 21,5 100 2018 31,01 47,33 21,66 100 2019 30,5 47,6 21,9 100 2020 28,94 50,06 21,0 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)