7. Kết cấu luận văn
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế giá trị gia tăng
1.3.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thuế
Công tác quản lý thuế theo quy trình quy định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, từng bƣớc công việc trong quá trình quản lý thuế, và bƣớc công việc nào phối hợp cùng với phòng ban nào và phòng ban nào có chức năng nhiệm vụ cùng phối hợp thực hiện. Điều này tạo ra sự tƣơng tác, gắn kết giữa các phòng ban, để vừa có sự chuyên sâu trong quản lý, vừa có sự liên kết giữa các bộ phận để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị chung. Nếu đội ngũ nhân lực không đủ trình độ chuyên môn thì không thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ đƣợc giao. Do vậy, với vai trò là ngƣời thực thi luật quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, cán bộ thuế đóng vai trò nòng cốt, quyết định đến hiệu quả của
công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng.
1.3.2. Chính sách và những qui định về quản lý thuế giá trị gia tăng
Các quy định, chính sách thuế của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu chính sách phù hợp, bao quát đƣợc đầy đủ nguồn thu thì công tác quản lý sẽ thuận lợi và ngƣợc lại. Xã hội luôn phát triển vận động không ngừng, quan điểm chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc cũng có những thay đổi cho phù hợp với thực tế. Về phƣơng diện quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng, các chính sách cũng luôn đƣợc cập nhật, bổ sung những yếu tố mới, sửa đổi những yếu tố chƣa hợp lý để ngày càng làm hoàn thiện hơn các văn bản quy phạm pháp luật, để quản lý có hiệu quả.
1.3.3. Các phương tiện, thiết bị dùng vào công tác quản lý thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là sắc thuế có số lƣợng tờ khai phải kê khai, theo dõi quản lý lớn nhất trong các sắc thuế. Do vậy, sự hỗ trợ của các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng, đặc biệt là trang thiết bị tin học có ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả trong công tác quản lý thuế GTGT. Việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý sẽ giúp cho cơ quan Thuế quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động cũng nhƣ việc chấp hành chính sách thuế của ngƣời nộp thuế, là yếu tố quan trọng trong việc chuyền tải thông tin, dữ liệu trong các khâu của quy trình quản lý. Nó giúp cho công tác quản lý thuế giảm tải về thủ tục cũng nhƣ tiết kiệm chi phí cho ngƣời nộp thuế và Nhà nƣớc.
1.3.4. Nhận thức của người dân và tính tự giác của doanh nghiệp
Luật quản lý thuế đƣợc áp dụng từ tháng 7 năm 2007 đề cao tính tự giác về tính tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm của ngƣời nộp thuế, đến nay đã phát huy thông qua việc chấp hành chính sách thuế. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số ngƣời nộp thuế lợi dụng chính sách thuế nhƣ
kê khai không chính xác số thuế phải nộp, mua bán hóa đơn khống… nhằm mục đích trốn thuế. Những tồn tại trên cho thấy một phần do trình độ dân trí, tính tự giác của doanh nghiệp chƣa tốt làm ảnh hƣởng đến việc thực hiện nghiêm chính sách thuế. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế cần phải đƣợc nâng cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Việc thực hiện Luật thuế GTGT đã khuyến khích các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và đầu tư, góp phần tăng nguồn thu cho NSNN. Thuế GTGT là công cụ hiệu quả điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn và sâu hơn với nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên việc thực hiện còn gặp những khó khăn vướng mắc cần tiếp tục được giải quyết. Để góp phần khắc phục những vẫn đề còn hạn chế, tác giả đã tiến hành nghiên cứu luận văn đề tài “Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định” bản luận văn đã giải quyết được những nội dung khoa học sau đây:
Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp: từ khái niệm đến đặc điểm về quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp; mục tiêu và yêu cầu của quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp; nội dung quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp.
Đề tài tập trung phân tích quá trình quản lý thu thuế GTGT từ lý thuyết đến việc áp dụng thực tế thu thuế GTGT trong quản lý nhà nước và những bài học kinh nghiệm từ các huyện lân cận vào thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Giới thiệu khái quát về huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định
2.1.1. Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm hành chính của huyện Tuy Phước
Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 217,12 km2, dân số 189.120 ngƣời. Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phƣớc giáp huyện Phù Cát, An Nhơn; Đông giáp biển; Nam giáp Thành phố Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh. Sau nhiều lần thay đổi, hiện nay có 02 thị trấn (thị trấn Tuy Phƣớc, thị trấn Diêu Trì) và 11 xã (xã Phƣớc Nghĩa, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Quang, Phƣớc Hƣng, Phƣớc Hiệp, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Lộc, Phƣớc An, Phƣớc Thành).
Đất lâm nghiệp khoảng 2.367 ha trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất chiếm 1.937 ha; đất nông nghiệp 13.343 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 7.734 ha. Địa hình Tuy Phƣớc chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (gồm Phƣớc Thành, Phƣớc An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song chƣa đƣợc khai thác hết; các xã khu Đông (Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn) với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện; và các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa.
Tuy Phƣớc nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, quốc lộ 19A, quốc lộ 19 C, đƣờng sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phƣớc có điều kiện thuận lợi về giao thông - để phát triển kinh tế.
Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phƣớc là một đơn vị hành chính trực thuộc UBND tỉnh Bình Định; Có 12 cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham
mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng, cụ thể nhƣ sau: Phòng Nội vụ, Phòng Tƣ pháp, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Thanh tra huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng. Ngoài ra, còn có cơ quan Công an, Ban Chỉ huy quân sự huyện tham mƣu giúp cho Ủy ban nhân dân huyện về lĩnh vực Quốc phòng - An ninh.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phƣớc
Giai đoạn 2016-2020, huyện Tuy Phƣớc đã tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp, đạt chỉ tiêu đề ra, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 4,0%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 10,7%; thƣơng mại và dịch vụ, tăng bình quân hàng năm 11,1%. Nhìn chung, kinh tế huyện nhiệm kỳ qua tiếp tục tăng trƣởng khá và bền vững, giá trị tổng sản phẩm địa phƣơng tăng bình quân hàng năm là 9,0%. Công tác quản lý địa chính, nhà đất trên địa bàn huyện, xã, thị trấn ngày một đi vào ổn định. Xây dựng nông thôn mới đến nay có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang đề nghị Trung ƣơng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Đồng thời, huyện đã đề ra nhiều biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả các thành phần kinh tế trên địa bàn nhằm từng bƣớc ổn định nhiệm vụ thu chi, phát huy tính chủ động của huyện trong công tác tài chính, khai thác tốt hơn các nguồn thu của địa phƣơng, thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 11,2%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến cuối năm 2020 đạt 47,3 triệu đồng, tăng 1,47 lần so năm 2015.
Bên cạnh đó, phát triển văn hóa xã hội đã đƣợc quan tâm đúng mức, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... ngày càng phát triển: Đến cuối năm 2020, có 98/101 thôn đạt danh hiệu làng văn hoá, chiếm tỷ lệ 97%,
có 122/122 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hóa, 11/11 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và 02/02 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; 50/53 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 91,3%, 13 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng giảm xuống còn 8,63%, tỷ lệ hộ giảm xuống còn 2,5% (cuối năm 2020), tổ chức dạy nghề ngắn hạn và tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất cho 5.315 lao động, góp phần giải quyết việc làm cho 3.553 lao động các lĩnh vực, đến nay, đã cơ bản xóa đƣợc nhà ở đơn sơ cho ngƣời nghèo. Các chƣơng trình, chính sách đối với các đối tƣợng bảo trợ xã hội, cứu trợ thiên tai, lũ lụt quan tâm thực hiện kịp thời, đúng quy định.
Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Nông, lâm và thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ GTSX theo giá so sánh 2010 Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % 2016 1.932 32,0 2.913 47,0 1.277 21,0 6.122 2017 1.963 31,4 3.280 47,1 1.417 21,5 6.660 2018 2.096 31,01 3.569 47,33 1.573 21,66 7.238 2019 2.175 30,5 3.828 47,6 1.753 21,9 7.756 2020 2.334 28,94 4.295 50,06 1.950 21,0 8.579
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước năm 2016-2020)
Trong năm 2020, tình hình kinh tế xã hội huyện tiếp tục có bƣớc phát triển so với năm 2019. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 8.579 tỷ đồng, đạt 109% so với kế hoạch, trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 2.334 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tăng 4,1% so cùng kỳ; giá trị sản
xuất công nghiệp và xây dựng đạt 4.295 tỷ đồng đạt 100,1% kế hoạch, tăng 10,7 % so với cùng kỳ; giá trị sản xuất dịch vụ và thƣơng mại đạt 1.950 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ƣớc đạt 38.062 nghìn USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ƣớc đạt 6.939 nghìn USD, tăng 4,5% so cùng kỳ. Tổng thu cân đối ngân sách đạt 624,124 tỷ đồng (trong đó thu tiền sử dụng đất 430,120 tỷ đồng), đạt 139,4% so với kế hoạch tỉnh giao và tăng 12,2% so với cùng kỳ.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thƣơng mại, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, lĩnh vực.
Năm 2016, tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 32%, đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm xuống còn 28,94%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên 50,06%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thƣơng mại 21%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bƣớc đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế qua các năm 2016-2020
Đơn vị tính: %
Năm Nông, lâm và
thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Tổng số 2016 32,0 47,0 21,0 100 2017 31,4 47,1 21,5 100 2018 31,01 47,33 21,66 100 2019 30,5 47,6 21,9 100 2020 28,94 50,06 21,0 100
2.1.3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Phước, tỉnh Bình Định
- Về số lượng và cơ cấu loại hình doanh nghiệp:
Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Tuy Phƣớc đã rất chú trọng và tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tƣ nhân. Sau 5 năm, số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân của huyện đã tăng lên 73,5%. Kinh tế tập thể cũng có bƣớc chuyển mình: các hợp tác xã cũ đã cơ bản chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã và ổn định phát triển. Hoạt động của HTX đã phong phú về ngành nghề, quy mô và trình độ, nhất là các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tín dụng phát triển. Tại thời điểm 2020, tổ chức sáp nhập từ 18 HTX ( trong đó có 14 HTX nông nghiệp và 04 HTX dịch vụ; kết quả kinh doanh, dịch vụ hiệu quả hơn, bộ máy đƣợc sắp xếp tinh gọn, năng lực vốn lƣu động của HTX là 45,2 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so năm 2016. Qua đánh giá xếp loại các HTX (theo Thông tƣ số 09/2017/TT-BNNPTNT): có 10/18 HTX đạt tốt, khá, 04 HTX trung bình, 04 HTX yếu kém. Tỷ lệ hợp tác xã kinh doanh có lãi chiếm 75,5%.
Trong 5 năm qua huyện đã tạo điều kiện phát triển kinh tế tƣ nhân. Năm 2020, huyện có 110 doanh nghiệp đang hoạt động, doanh thu ƣớc đạt 870 tỷ đồng, tăng 52 doanh nghiệp so với năm 2016. Về phát triển kinh tế tập thể: việc đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế của huyện trong 5 năm qua, đã tạo điều kiện cho huyện phát triển, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, nhất là lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, tạo sự chuyển biến tích cực trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
- Về cơ cấu vốn đầu tư (quy mô vốn, nguồn hình thành vốn đầu tƣ, nhịp độ thu hút vốn, hiệu quả sử dụng vốn).
Kết quả điều tra cho thấy, vào cuối năm 2020, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc hầu hết có số vốn đăng ký rất thấp. Có đến 95/110 doanh nghiệp có số vốn dƣới 10 tỷ đồng, chiếm 86,4%; có 75/110 doanh
nghiệp có số vốn dƣới 5 tỷ đồng, chiếm 68,2%. So với huyện khác trong tỉnh Bình Định thì quy mô vốn của các doanh nghiệp huyện Tuy Phƣớc là chƣa cao. Từ các số liệu trên có thể nhận định, doanh nghiệp của huyện Tuy Phƣớc hầu hết là loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, mặc dù cơ cấu vốn của doanh nghiệp rất khiêm tốn, nhƣng trong 5 năm trở lại đây, nguồn vốn đầu tƣ cho khối doanh nghiệp đã tăng nhảy vọt. Năm 2016, nguồn vốn đầu tƣ mới có 356 tỷ đồng, đến cuối năm 2020 đã tăng lên 1.270 tỷ đồng, tăng 356,7%.
Khảo sát nhu cầu, khả năng tự chủ về vốn khả năng tiếp cận dòng vốn vay của doanh nghiệp Tuy Phƣớc còn hạn chế. Để có đủ vốn phục vụ việc mở rộng sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm cách thế chấp tài sản để vay ngân hàng. Nhƣng số doanh nghiệp có tài sản để thế chấp không nhiều. Chính vì thế, doanh nghiệp Tuy Phƣớc đang đứng trƣớc một thực trạng thiếu vốn, gặp khó khăn về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Về lao động
Cùng với quy mô nhỏ về nguồn vốn và số lƣợng doanh nghiệp, quy mô sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc cũng rất nhỏ. Quy mô về số lƣợng lao động cũng không có nhiều thay đổi sau 5