7. Kết cấu luận văn
2.1.3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Phước, tỉnh Bình Định
- Về số lượng và cơ cấu loại hình doanh nghiệp:
Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Tuy Phƣớc đã rất chú trọng và tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tƣ nhân. Sau 5 năm, số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân của huyện đã tăng lên 73,5%. Kinh tế tập thể cũng có bƣớc chuyển mình: các hợp tác xã cũ đã cơ bản chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã và ổn định phát triển. Hoạt động của HTX đã phong phú về ngành nghề, quy mô và trình độ, nhất là các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tín dụng phát triển. Tại thời điểm 2020, tổ chức sáp nhập từ 18 HTX ( trong đó có 14 HTX nông nghiệp và 04 HTX dịch vụ; kết quả kinh doanh, dịch vụ hiệu quả hơn, bộ máy đƣợc sắp xếp tinh gọn, năng lực vốn lƣu động của HTX là 45,2 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so năm 2016. Qua đánh giá xếp loại các HTX (theo Thông tƣ số 09/2017/TT-BNNPTNT): có 10/18 HTX đạt tốt, khá, 04 HTX trung bình, 04 HTX yếu kém. Tỷ lệ hợp tác xã kinh doanh có lãi chiếm 75,5%.
Trong 5 năm qua huyện đã tạo điều kiện phát triển kinh tế tƣ nhân. Năm 2020, huyện có 110 doanh nghiệp đang hoạt động, doanh thu ƣớc đạt 870 tỷ đồng, tăng 52 doanh nghiệp so với năm 2016. Về phát triển kinh tế tập thể: việc đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế của huyện trong 5 năm qua, đã tạo điều kiện cho huyện phát triển, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, nhất là lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, tạo sự chuyển biến tích cực trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
- Về cơ cấu vốn đầu tư (quy mô vốn, nguồn hình thành vốn đầu tƣ, nhịp độ thu hút vốn, hiệu quả sử dụng vốn).
Kết quả điều tra cho thấy, vào cuối năm 2020, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc hầu hết có số vốn đăng ký rất thấp. Có đến 95/110 doanh nghiệp có số vốn dƣới 10 tỷ đồng, chiếm 86,4%; có 75/110 doanh
nghiệp có số vốn dƣới 5 tỷ đồng, chiếm 68,2%. So với huyện khác trong tỉnh Bình Định thì quy mô vốn của các doanh nghiệp huyện Tuy Phƣớc là chƣa cao. Từ các số liệu trên có thể nhận định, doanh nghiệp của huyện Tuy Phƣớc hầu hết là loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, mặc dù cơ cấu vốn của doanh nghiệp rất khiêm tốn, nhƣng trong 5 năm trở lại đây, nguồn vốn đầu tƣ cho khối doanh nghiệp đã tăng nhảy vọt. Năm 2016, nguồn vốn đầu tƣ mới có 356 tỷ đồng, đến cuối năm 2020 đã tăng lên 1.270 tỷ đồng, tăng 356,7%.
Khảo sát nhu cầu, khả năng tự chủ về vốn khả năng tiếp cận dòng vốn vay của doanh nghiệp Tuy Phƣớc còn hạn chế. Để có đủ vốn phục vụ việc mở rộng sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm cách thế chấp tài sản để vay ngân hàng. Nhƣng số doanh nghiệp có tài sản để thế chấp không nhiều. Chính vì thế, doanh nghiệp Tuy Phƣớc đang đứng trƣớc một thực trạng thiếu vốn, gặp khó khăn về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Về lao động
Cùng với quy mô nhỏ về nguồn vốn và số lƣợng doanh nghiệp, quy mô sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc cũng rất nhỏ. Quy mô về số lƣợng lao động cũng không có nhiều thay đổi sau 5 năm gần đây. Năm 2016, các doanh nghiệp Tuy Phƣớc sử dụng 2.625 lao động, đến năm 2020, số lao động tăng lên 3.750 lao động, tăng 142,8%. Các doanh nghiệp có số lao động dƣới 50 ngƣời chiếm đại đa số, năm 2020 tỷ lệ này là 73/110, chiếm 66%. Quy mô lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc chủ yếu là từ 5 đến 200 lao động. Theo số liệu năm 2016, số doanh nghiệp này chiếm 85%, năm 2020 chiếm 81%. Số doanh nghiệp có quy mô lao động từ 200 đến 299 lao động chỉ chiếm 8% năm 2016 và 11% năm 2020. Điều này cho thấy, qua 5 năm, quy mô doanh nghiệp ở Tuy Phƣớc gần nhƣ ít thay đổi, chỉ có số lƣợng doanh nghiệp tăng lên. Các
doanh nghiệp có quy mô lao động lớn có xu hƣớng giảm. Các doanh nghiệp có quy mô lao động từ 5 đến 50 ngƣời tập trung chủ yếu ở các ngành cần ít lao động nhƣ du lịch, thƣơng mại, sản xuất nhỏ.
Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất thủ công, quy mô nhỏ, kinh doanh, buôn bán nhỏ nên lao động chƣa có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, trình độ quản lý điều hành cũng chƣa cao.
Phần lớn lao động trong các doanh nghiệp là ngƣời địa phƣơng, tỷ lệ này là 98%. Rất ít lao động vãng lai, lao động từ các địa phƣơng khác đến làm việc.
- Về hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Giai đoạn 2016 - 2020 mặc dù doanh thu của các doanh nghiệp đạt mức tăng trƣởng mạnh: tăng hơn 40% so với năm 2015. Tuy nhiên, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi chỉ đạt 73/110 (66,4%) năm 2016 và 85/110 (77,3%) năm 2020. Từ kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc cho thấy quy mô, năng lực hoạt động còn nhiều mặt hạn chế, kém hiệu quả. Do đó cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của các cơ quan quản lí, điều hành địa phƣơng để giúp khối doanh nghiệp huyện Tuy Phƣớc tồn tại và phát triển.
- Về ngành nghề sản xuất, kinh doanh
Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trên 3 lĩnh vực chính: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; xây dựng; Bán buôn và bán lẻ. Ngoại trừ lĩnh vực thứ nhất, các ngành nghề sản xuất, kinh doanh còn lại đều không phải những ngành mũi nhọn mang lại sự phát triển vƣợt trội cho huyện. Huyện Tuy Phƣớc có lợi thế về phát triển các doanh nghiệp phát triển nông nghiệp và chế biến lâm sản; các doanh nghiệp, hợp tác xã nông sản, nuôi trồng thủy sản; kinh tế trang trại nông thôn; các ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
Một trong những ngành nghề mà huyện cần có chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển là xây dựng các nhà máy, nông trại, trang trại sản xuất, chăn nuôi
thực phẩm sạch cung cấp cho thành phố Quy Nhơn và các huyện lân cận khác. - Về ứng dụng công nghệ, kĩ thuật tiên tiến
Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc có đặc điểm chung là kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, nên trình độ ứng dụng, đầu tƣ về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến ở mức rất thấp, thậm chí khá lạc hậu. Hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý sản xuất. Huyện chƣa có các nhà máy có các dây chuyền sản xuất công nghệ cao, tiên tiến. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng cách quản lý và phƣơng tiện, công cụ sản xuất thô sơ, thủ công, bán tự động.
- Về tổ chức quản lí doanh nghiệp
Cùng với sự hạn chế về công nghệ là trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp chƣa cao. Công tác này cũng chƣa đƣợc các doanh nghiệp chú trọng. Huyện cần phải tổ chức nhiều hội thảo, giao lƣu tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với doanh nghiệp. Cần thành lập các Hội doanh nghiệp, Hội nghề nghiệp để tƣ vấn kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp về công tác quản lí, điều hành nhằm mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốt hơn.
Các doanh nghiệp trên địa bàn rất ít chú trọng xây dựng thƣơng hiệu hoặc có khả năng, năng lực về tài chính đủ để xây dựng và phát triển thƣơng hiệu. Đa số các doanh nghiệp còn trong giai đoạn vật lộn để tồn tại nên chƣa ý thức cao về vấn đề tạo dựng thƣơng hiệu. Đây cũng là một điểm yếu của khối doanh nghiệp huyện Tuy Phƣớc.