Về công tác quản lý ấn chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 94)

7. Kết cấu luận văn

3.2.5. Về công tác quản lý ấn chỉ

Thực hiện đồng bộ báo cáo trên hệ thống thuế điện tử của Tổng Cục thuế, để các Doanh nghiệp thực hiện quản lý ấn chỉ ngày càng chính xác hơn. Cần tập trung hƣớng dẫn các doanh nghiệp bị vƣớng mắc trong công tác quản lý ấn chỉ, để việc kiểm tra trên hệ thống một cách chính xác, giảm đi lại mất thời gian của các doanh nghiệp.

3.2.6. Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Cơ quan Thuế phải xác định rõ công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là khâu không kém phần quan trọng, bởi nó giúp NNT nắm bắt kịp thời, đầy đủ chính sách chế độ về thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai và tự nộp thuế.

Tiếp tục phối hợp có hiệu quả hơn nữa với Đài truyền thanh huyện tuyên truyền phổ biến chính sách mới về thuế; thông báo bằng văn bản đến các Doanh nghiệp trên địa bàn các văn bản quy phạm pháp luật về thuế mới ban hành; tổ chức đối thoại, tƣ vấn trực tiếp, hỗ trợ qua điện thoại…. Thực hiện đăng trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế tỉnh những nội dung mới về thuế, Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính.

Cơ quan Thuế nên tiến hành đƣa công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT giúp NNT tiếp cận chính sách pháp luật thuế một cách nhanh chóng kịp thời và đạt hiệu quả cao, nhằm vận động các doanh nghiệp sử dụng

các tiện ích điện tử mà ngành thuế đang cung cấp, thực hiện khai và nộp thuế điện tử. Thực hiện thay thế việc hỗ trợ trực tiếp bằng hỗ trợ điện tử qua kênh, Facebook, Zalo và Website Cục Thuế. Ngoài ra, Chi cục còn cần điện tử hóa việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký thuế; ban hành thƣ nhắc, thông báo yêu cầu nộp hồ sơ, xác nhận số thuế nộp bằng phƣơng thức điện tử.

Phối hợp với trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Sở thông tin và truyền thông tổ chức các lớp tập huấn về các phần mềm trên địa bàn huyện theo chỉ thị của UBND tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ở tất cả các khâu, các bộ phận và các lĩnh vực dƣới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo dựng môi trƣờng thuận lợi để phát triển, tăng số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới, khuyến khích các hộ kinh doanh lớn chuyển đổi lên doanh nghiệp theo Kế hoạch của UBND tỉnh.

Đẩy mạnh công tác giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho NNT theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”; từng bƣớc khắc phục đƣợc hạn chế về triến độ luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về thuế. Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuế, sổ bộ thuế hộ kinh doanh trên trang thông tin điện tử Cục Thuế và tại trụ sở Chi cục Thuế.

Thay đổi linh hoạt phƣơng thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Hệ thống các chuyên mục tuyên truyền một cách khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và đặc biệt là sát với các vấn đề NNT đang quan tâm; Định kỳ biên tập các sai phạm của NNT trong quá trình kê khai, nộp thuế và qua công tác quản lý của cơ quan thuế đăng tải công khai để NNT biết, tự điều chỉnh. Từng bƣớc nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện chấp hành pháp luật thuế của NNT. Thúc đẩy “NNT tự giác chấp hành pháp luật thuế” thay cho việc “trừng phạt” thông qua việc tuyên truyền chính sách, phổ biến các lỗi vi phạm thƣờng gặp, cảnh báo sai phạm để NNT tự sửa sai, tự kê khai điều chỉnh, bổ sung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Căn cứ theo các chỉ tiêu nghiên cứu, xác định những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, những thuận lợi, khó khăn ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc đã nêu ở chƣơng 2. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, cụ thể:

Tăng cƣờng quản lý kê khai, nộp thuế GTGT: đƣợc xem là nội dung trọng tâm trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thu ngân sách thông qua việc quản lý số lƣợng NNT, các hồ sơ khai thuế, chứng từ thu - nộp NSNN. Công tác quản lý kê khai, nộp thuế GTGT cần đƣợc nâng cấp ứng dụng, hiện đại hóa bằng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả nhằm đáp ứng nhiệm vụ của ngành Thuế; có sự phối hợp với các bộ phận liên quan theo cơ chế “một cửa”, đảm bảo cho công tác theo dõi, quản lý đƣợc kịp thời, đầy đủ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật thuế, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền: tăng cƣờng các biện pháp tuyên truyền trực tuyến thông qua các kênh: Facebook, Zalo và Website Cục Thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, đầy đủ chính sách chế độ về thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế tự tính, tự khai và tự nộp thuế .

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra: Tập trung thực hiện thay đổi nhận thức và hành động từ “quản lý ngƣời nộp thuế” sang “phục vụ ngƣời nộp thuế”, thúc đẩy phƣơng thức quản lý thuế từ “thanh tra - kiểm tra tại trụ sở của NNT sang thanh tra - kiểm tra NNT tại trụ sở cơ quan thuế”. Thực hiện theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế “Không thanh tra, kiểm tra tại DN nếu không có dấu hiệu gian lận trốn thuế”. Nâng cao công tác tổ chức cán bộ, thông qua hình thức luân phiên, luân chuyển và kiểm tra nội bộ, thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đào tạo để nâng cao chất lƣợng cán bộ trong công tác quản lý thu thuế.

Tăng cƣờng công tác quản lý nợ thuế, chống thất thu thuế: thực hiện ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp theo Quy trình quản lý nợ thuế để đôn đốc thu nộp. Đối với các trƣờng hợp nợ thuế lớn cố tình chây ỳ, dây dƣa nợ đọng thuế; Chi cục Thuế đã tham mƣu cho UBND huyện thành lập Tổ công tác chống thất thu ngân sách thực hiện đôn đốc, xử lý nợ thuế tại các doanh nghiệp, hộ cá nhân có số thuế nợ lớn trên địa bàn huyện.

Tăng cƣờng tiếp cận, đƣa công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý thu thuế, công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi phƣơng thức quản lý thuế ứng trong giai đoạn mới nhƣ hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định và thông qua kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định”, học viên rút ra những kết luận sau:

Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định ngày càng đƣợc hoàn thiện và nâng cao. Ngoài kết quả đạt đƣợc về công tác quản lý thu thuế GTGT còn có những hạn chế về ý thức chấp hành của ngƣời nộp thuế còn chƣa cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu thuế GTGT còn hạn chế và một số CBCC chƣa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, các cơ chế, chính sách sửa đổi, bổ sung, gây khó khăn cho NNT cũng nhƣ cơ quan Thuế trong việc triển khai thực hiện. Đặc biệt một số chính sách mới ban hành đã ảnh hƣởng đến một số ngành hàng làm giảm thu ngân sách trên địa bàn... Xuất phát những tồn tại đó cần thiết phải có các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

Đề tài đã khái quát đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp để làm cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định và đề xuất những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, theo quan điểm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và duy trì, nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, luận văn đã đề xuất hệ thống nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhằm tăng số thu trên địa bàn trong thời gian tới đó là:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp; thực hiện đưa công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT giúp NNT tiếp cận chính sách pháp luật thuế một cách nhanh chóng kịp thời và đạt hiệu quả cao, nhằm vận động các doanh nghiệp sử dụng các tiện ích điện tử mà ngành thuế đang cung cấp, thực hiện khai và nộp thuế điện tử; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thuế; quản lý chặt chẽ doanh nghiệp kê khai thuế, đăng ký thuế; tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp; tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế, quản lý nợ thuế, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế đối với doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế ở Chi cục Thuế và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước; tăng cường sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong tổ chức quản lý thuế.

Với hệ thống giải pháp đồng bộ về chính sách thuế, về quản lý thuế, hành chính thuế nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong đó, giải pháp đưa công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý thuế là những giải pháp có tính cấp bách, nhằm nhanh chóng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

thuế GTGT trên số liệu, chƣa đƣợc tiếp cận sâu, trình độ có hạn, nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô để đề tài hoàn thiện và đạt kết quả cao.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị với Cơ quan Thuế huyện Tuy Phước

Về công tác cán bộ: thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt cho CBCC. Thƣờng xuyên cử CBCC học các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do Cục Thuế tổ chức. Đồng thời thực hiện nghiêm các quy định của Tổng cục thuế về tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức ngƣời cán bộ thuế. Phân bổ nguồn lực cho phù hợp với từng vị trí công việc, giúp bộ máy tinh gọn, đạt hiệu quả cao. Nâng cao năng lực của CBCC theo hƣớng chuyên môn hóa ngày càng cao.

Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Tăng cƣờng điện tử hóa các chức năng tuyền truyền, hỗ trợ NNT; Kê khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra thuế và Quản lý, đôn đốc, xử lý nợ thuế. Vừa nắm chắc nguồn thu, ngành, lĩnh vực quản lý, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NNT, giảm tiếp xúc trực tiếp giữa NNT và cơ quan Thuế.

Về chính sách thuế: thực hiện tham mƣu cho Huyện ủy, HĐND,UBND huyện để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vƣớng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, cơ chế mới về quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế GTGT nói riêng trên địa bàn huyện. Từ đó đƣa ra hƣớng giải pháp, cũng nhƣ cách thực hiện phù hợp tại địa phƣơng và trình lên cấp trên những vƣớng mắc không phù hợp để có hƣớng điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Phối kết hợp chặt chẽ, hiệu quả và đồng bộ với các phòng, ban, đoàn thể của huyện, UBND các xã-thị trấn để khai thác các nguồn thu thuế. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa 02 ngành Chi cục thuế - Công an huyện để

ngăn chặn và phát hiện kịp thời các trƣờng hợp vi phạm Luật thuế, trốn thuế.

2.2. Kiến nghị với UBND huyện Tuy Phước

Công tác quản lý thu thuế không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành thuế mà là của cả huyện. Do đó, UBND huyện tập trung chỉ đạo các cơ quan thu và các ngành chức năng của huyện, các cấp chính quyền địa phƣơng, lãnh đạo, chỉ đạo huy động một cách có hiệu quả các nguồn thu vào ngân sách Nhà nƣớc. Đề ra các giải pháp tích cực và xử lý nghiêm theo đúng Luật định đối với các trƣờng hợp nợ thuế dây dƣa, chây ì. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn quản lý và huy động tốt các khoản thu đã phân cấp vào thu ngân sách Nhà nƣớc.

Trong lĩnh vực thu Thuế ngoài quốc doanh, đặc biệt là khoản thu thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp cần đƣợc chú trọng. Trên cơ sở đó,cần quản lý chặt chẽ, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi sát thực trạng sản xuất kinh doanh, kê khai của các doanh nghiệp, của các hộ trên địa bàn để thu thuế kịp thời, đầy đủ; Đồng thời chỉ đạo, đôn đốc Chi cục thuế huyện đề ra biện pháp quản lý tích cực và hiệu quả để thu kịp thời vào ngân sách Nhà nƣớc; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra xử lý chống thất thu thuế và các biện pháp cƣỡng chế theo quy định của các Luật thuế đối với các doanh nghiệp còn nợ.

UBND huyện Tuy Phƣớc cần đƣa ra các chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tƣ, thay đổi cơ cấu kinh tế, bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất tại địa phƣơng, trong nƣớc một cách phù hợp… để phát triển nguồn thu trên địa bàn huyện cũng nhƣ thu hút nguồn thu ngoài địa bàn, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đến đầu tƣ kinh doanh tại địa bàn huyện.

UBND huyện hằng năm tổ chức khen thƣởng kịp thời để động viên, tôn vinh các danh nhân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giỏi có nhiều

đóng góp cho ngân sách góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện nhà. Nhân rộng các mô hình kinh sản xuất kinh doanh tiên tiến, tích cực.

Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao huyện, cùng với đài truyền thanh các xã, thị trấn thƣờng xuyên đƣa tin, đăng bài tuyên truyền về nội dung, chính sách pháp luật thuế, tuyên dƣơng những ngƣời nộp thuế thực hiện tốt chính sách thuế, cũng nhƣ đƣa tin những cá, nhân, tổ chức không có ý thức chấp hành pháp luật thuế nhƣ là trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ nợ thuế...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Minh Bằng (2011), Tăng cường quản lý thuế đối với các DN ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ kinh tế tài chính ngân hàng, Học viện Tài chính, 2011.

[2]. Chi cục Thuế khu vực Tuy Phƣớc - Vân Canh (2020), “Báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2016 đến năm 2020”, 2020.

[3]. Dƣơng Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan, “Quản lý tài chính công”, Nxb Tài chính, 2009.

[4]. Lê Văn Chính (2017), Bài giảng kinh tế công, Hà Nội, 2017.

[5]. Trịnh Hoàng Cơ (2004), Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Hà Nội, 2004.

[6]. Phan Thị Cúc, Trần Phƣớc, Nguyễn Thị Mỹ Linh (2000), “Những vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)