Cái tôi yêu đương khao khát, cuồng nhiệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ đinh thị thu vân (Trang 45 - 50)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Cái tôi yêu đương khao khát, cuồng nhiệt

“Tính chất sử thi của nền văn học Việt Nam 1945-1975 được quy định

bởi trạng thái sử thi của đời sống cách mạng và kháng chiến. Ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ra khỏi lối sống cộng đồng “Cả đất nước có một tâm hồn, có chung gương mặt”, con người dần dần tự ý thức lại về cá nhân” [2]. Khác với lúc mới cầm bút, mảng đề tài chính của Đinh Thị Thu Vân là viết về chiến tranh thì trong ba tập thơ sau này nhà thơ đi sâu vào mảng tự sự, trữ tình. Cùng với tập thơ thay cho lời hát ru anh, cả ba tập thơ

sau là: một ngày ta ngoái lại, đừng trôi nữa tình yêu mang phận cỏ, Email xanh, cô dành trọn cho tình yêu. Đó chính là sự kế tiếp một hành trình bền bỉ:

Hành trình tình yêu. Đây là các tập thơ tiếp tục đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp nghệ thuật của Đinh Thị Thu Vân. Cùng với cái tôi công dân, thơ Thu Vân luôn suy tư về cuộc đời, về chính mình, hình thành nên cái tôi trữ tình đời tư - thế sự.

Sau năm 1975, với sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử - xã hội, điểm nhìn và cảm hứng trữ tình cũng thay đổi:

Tình yêu thời chiến có đặc thù rất rõ. Tình yêu là nơi yên tĩnh,

là sự thanh thản, là phút lặng trong chiến tranh, là biểu hiện của sự sống bất diệt trong bom đạn, là hậu phương, nơi gửi gắm hi vọng, đợi chờ của người ra trận. Đó là loại tình yêu mang lí tưởng xã hội cao cả, mang nét chung của một thế hệ, một giai đoạn lịch sử.

Tình yêu hiện nay là một cõi miền rất riêng tư với các dạng vẻ vĩnh cửu của nó: mất mát, tan vỡ, hòa hợp, hờn giận, nỗi đau đớn tinh thần, sự trống rỗng vô vọng, niềm khắc khoải, chênh vênh, day dứt, dự cảm, nồng nàn,… Nó phức tạp hơn và trần tục hơn [27].

Thơ tình của Đinh Thị Thu Vân tô đậm nét cảm nhận về tình yêu trần thế. Bên cạnh nhu cầu về một hạnh phúc đời thường, tình yêu trần tục, sự thức

cô đã khẳng định con người - cá nhân - tình yêu rất mạnh mẽ, cuồng nhiệt, đam mê. Cái tôi trong thơ Thu Vân là cái tôi dồi dào cảm hứng lãng mạn - một cái tôi lúc nào cũng khao khát yêu và được yêu.

Ở đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ những ngày xa có đến ba lần nhắc đến chuyện “hôn em đi nhé…hôn em đi nhé”, đó chính là thời điểm bản ngã được giải phóng. Một đòi hỏi tha thiết, đầy khát khao:

hôn em đi nhé, chiều đang trách môi chẳng vì môi – bướm ngại vời tim chẳng vì tim – hoa ngượng phấn gió ngại ngần mơn gió tha phương…; hôn em đi nhé…ngày xa cách

lòng vẫn rung non nớt đợi muôn trùng và đồi núi và rừng sâu biển lạnh có là gì khi khát cháy gọi chờ mong!.

Và đoạn cuối bài thơ: “hôn em nhé, mai ta về với đất/ góc bể chân trời có lẽ

bớt xa xôi…”. Những lời thơ đậm chất lãng mạn trên đã giúp tác giả nhấn mạnh niềm khao khát của mình trong tình yêu. Câu thơ như dần dần xiết chặt lại làm người ta có cảm giác nghẹn lòng.

Hay trong bài thơ dành cho em đôi phút lắng lòng đi:

dành cho em năm mười phút thôi anh

năm mười phút hình dung những ngày mai khi mình xa nhau vĩnh viễn.

Với Thu Vân, không có ngày mai mà chỉ có hôm nay nên bao yêu thương cô khao khát và trân trọng. Vì sợ không còn cơ hội yêu được nữa:

để em có tháng ngày yêu cuống quýt yêu héo mòn, xao xác, rưng rưng yêu như thể anh là người thứ nhất yêu như là lần cuối yêu thương

Yêu đương cháy bỏng, hết lòng và muốn được yêu nhiều hơn thế nữa:

yêu cho hết lòng em vẫn e rằng chưa đủ thương đến cuối cuộc đời

biết đâu còn dở dang

(điệp khúc)

Đọc thơ cô, ta bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ biết quí trọng từng giây từng phút được sống trong tình yêu và thấy được một khao khát trước một tình yêu trọn vẹn, thuỷ chung, son sắt. Cô yêu cho đến hơi thở cuối cùng:

yêu như là cạn sức yêu như là cạn tim yêu như là cạn máu không còn lần yêu thêm!

(mang nỗi buồn tay trắng)

Dường như một khi phụ nữ đã yêu thì không gì có thể ngăn nổi như tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh cũng hết sức mãnh liệt: “Làm sao được tan ra/

Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng). Hai chữ “ngàn năm” trong con sóng của Xuân Quỳnh đã đẩy khát vọng hòa nhập trong biển lớn tình yêu bất tử !

Biểu hiện rõ nhất của “yêu” là “nhớ”. Ở Thu Vân, cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết, nỗi nhớ ấy vượt qua mọi khoảng cách không gian, mọi giới hạn thời gian, tồn tại trong ý thức và cả trong tiềm thức, luôn luôn thường trực, chờ dịp là trỗi dậy. Chẳng hạn bài thơ nhớ… với duyên cớ:

anh à

em trở dậy nửa khuya vì nhớ

Từ đó:

nhớ như sắp được hôn người!

nhớ nhớ nhớ

Lẽ thường tình, vì càng “nhớ quá” nên lại càng khao khát:

em chỉ muốn gục trên vai anh vùi nhớ

làm sao cho em vài tích tắc vài tích tắc thôi mà

vài tích tắc

vùi thương trên vai xa…

Trái tim người phụ nữ ấy yếu đuối quá, mỏng manh làm sao!. Một tình yêu thiết tha, nhẹ nhàng. Cô ước ao giản đơn thôi, nhỏ nhoi thôi, cho e “vài tích tắc thôi mà”. Nỗi nhớ trải dài miên man, sâu lắng, nỗi nhớ đã

thấm vào xương tủy của nàng, quanh quẩn vò xé trái tim bé nhỏ. Và lại một lần nữa cô nhớ: “anh à, em nhớ, em nhớ, nhớ mà không thể nói/ vừa đó thôi,

đã hứa, chẳng tìm đâu” (Chiều). Hương vị nồng nàn nhất trong thơ Thu Vân

đó chính là nỗi nhớ, điệp ngữ “em nhớ” diễn tả nỗi nhớ không thể thốt ra

thành lời, chỉ vừa đó thôi đã thấy nhớ, nhớ người vô cùng.

Nếu như nàng Thu Vân nhớ người yêu ngay lúc này đến cháy bỏng, khao khát thì Lê Thị Kim, người phụ nữ vô tư, điệu đà, duyên dáng, giọng Hà Nội, mềm môi Sài Gòn, trong thơ cô là nỗi nhớ hoài thương, hoài niệm về mối tình đẹp xa xăm:

Ta vẫn ru ta

Bên thuyền bến cũ Tưởng như người ấy

Đón chờ đâu đây Ta vẫn ru ta

Đóa quỳnh cúc dại Mùi hương một thuở Tình yêu tràn trề.

(Ru ta nỗi nhớ)

Lê Thị Kim nhớ thuyền bến cũ, nhớ con đường cũ, chốn xưa, tưởng như sống dậy giây phút thuở hẹn hò, tưởng như người yêu vẫn đứng đợi mình bên đóa quỳ cúc dại ven đường, tưởng như tình yêu vẫn còn đâu đây.

Thu Vân còn thường hay nhấn mạnh cái tôi của mình, đó là cách cô dùng từ ngữ xưng hô trong thơ tình: tôi, em,.. Sự xuất hiện đều đặn, dày đặc các đại từ ngôi thứ nhất trong thơ đã thể hiện sự khát khao, cuồng nhiệt trong tình yêu. Yêu mới nhớ, nhớ mới khát khao mang đầy màu sắc trần thế. Thậm chí trong quá trình đi tận cùng đam mê trần thế ta sẽ bắt gặp sự ngây ngất mà cô muốn gửi đến, có những khao khát hạnh phúc đời thường nam nữ:

vai anh rộng để em thèm bé nhỏ mơ một ngày yên ngủ giữa vòng tay một ngày thôi lơi lỏng áo quên cài…

Hay là: “em nhớ lắm, héo mòn đêm trở giấc/ không làm sao vấn vít thịt da hồng” (nhớ…). Những dòng thơ chân tình, yêu thương đến đắng đót nhớ

nhung này không phải dễ viết. Cái cảm thức “em thèm bé nhỏ”, thèm: “một

ngày thôi lơi lỏng áo quên cài”, “vấn vít da thịt nồng” chứng tỏ cô yêu đến

quên mình. Mạch thơ khoáng đạt, tràn đầy cảm xúc yêu đương đến tận cùng. Phải dám yêu, dám sống mãnh liệt như cô mới có thể khắc họa được những câu thơ như thế. Đó cũng là những câu thơ đẹp thanh thoát và giàu sức gợi cảm vì ngôn ngữ thân xác gắn chặt với nhịp thơ của tình yêu.

vượt qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc:

may mắn cho em, anh đã không hứa hẹn tháng ngày yêu, để em lao đến bên anh, biết mỏi mòn mong ngóng, để em lao đến bên anh, biết đợi chờ hi vọng – hi vọng mỏng như mây, ngọt ngào em vẫn bám, hi vọng thoáng như buồm, em thánh thiện mà tin.

(may mắn)

Một tình yêu trong sáng, đắm say. Dù chỉ có một chút hi vọng, em vẫn hi vọng; dù có chờ đợi, em vẫn chờ:

tri kỷ ơi, đã xanh gầy nhịp thở đã rơi rơi nghìn giọt buốt ngây hồn tri kỷ ơi anh có về với gió

vuốt ve chiều cho ấm lại hoàng hôn?

(tri kỷ ơi anh có về với gió)

Cô khao khát một tâm hồn đồng cảm, thấu hiểu để đáp ứng được tình yêu mãnh liệt, vô bờ của trái tim mình. Đây cũng chính là một nét đẹp trong cái tôi trữ tình của nhà thơ. Có một câu ngạn ngữ Pháp “Trái tim có những lí

lẽ riêng của nó mà lí trí không thể biết được”. Đúng vậy, trái tim luôn có

tiếng nói riêng của nó. Cái tôi yêu đương khao khát, cuồng nhiệt là khát khao vô cùng chính đáng của Đinh Thị Thu Vân. Trong tình yêu có những biểu hiện của trần thế, của nỗi nhớ, của hi vọng,.. cũng là những điều dễ hiểu. Và mong muốn được yêu vẹn đầy, yêu dâng trọn trái tim cho người mình yêu của Thu Vân là điều hết sức cao cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ đinh thị thu vân (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)