Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, chân thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ đinh thị thu vân (Trang 81 - 89)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, chân thực

Làm thơ là một nhu cầu. Nó là nhu cầu bộc bạch, nhu cầu trao đổi, thể hiện tình cảm của con người đối với vạn vật. Không có nhu cầu này thì không thể làm thơ. Đối với Thu Vân đó là nhu cầu tự thân. Vì vậy, cô chuộng cách làm thơ mộc mạc đem chất giọng và ngôn từ hằng ngày của chính mình vào trong thơ một cách hồn nhiên, bình dị. Thu Vân có những câu thơ gần như là lời nói thường đọc vào ta cảm nhận được ngay cứ như có một dòng chảy tự nhiên trong thơ cô. Thơ Thu Vân thực hiện nhu cầu tự bộc lộ, dù thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, thơ lục bát hay thơ tự do ta đều thấy mạch thơ nhẹ nhàng như đang tự trôi theo một nguồn cảm xúc.

Cao Thoại Châu từng nhận định:

Với tôi, thơ Đinh Thị Thu Vân không khó đọc và lại dễ cảm vì chị không làm duyên làm dáng, không chơi trò lắt léo của chữ nghĩa, không hi sinh ngôn ngữ cho ý tưởng, cảm xúc! Bây giờ tôi mới biết mình nghĩ như thế là có tí nông nổi, bởi sau cái chân thực, thơ chị còn cái thâm trầm, tinh tế của một thứ thơ nên gọi là thơ thất tình mới đúng. [6]

mọi người rất thành thật, chân tình. Cô nhớ về thời hồn nhiên của mình bằng ngôn từ rất đời thường:

thêm chiếc nơ xinh lên mái tóc thôi mà em sẽ nhớ ra mình mười tám tuổi em sẽ nhớ thôi một thời tóc rối thôi một thời chải lệch đường ngôi áo của mẹ, thôi một thời ướm thử em mặc vào sẽ thấy dịu dàng hơn em mặc vào một sắc tím cô đơn

mười tám tuổi, dường như… chưa phải lúc.

(em mười tám tuổi)

Thu Vân vẽ lại hình ảnh cô thiếu nữ mười tám tuổi với “chiếc nơ xinh”, những kỉ niệm thời tóc rối đó là “chải lệch đường ngôi”, con gái mới lớn ai không có một thời hay thói quen “ướm thử” áo của mẹ.

Trong sáng tác của mình, lời yêu thương được Thu Vân thể hiện nhiều nhất. Đó là nơi cô gửi gắm tâm trạng, là nơi bộc lộ những suy nghĩ thầm kín, là nơi tâm hồn muốn được chia sẻ và nhận được sự chia sẻ.

Ở thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi và Xuân Quỳnh người đọc cũng từng bắt gặp những câu thơ mang ngôn ngữ đời thường giản dị, mộc mạc. Thể hiện trong cách các cô bộc bạch với người mình yêu, thể hiện trong khát vọng tình yêu, trong ước mơ hạnh phúc, trong những ví von gần gũi đầy chất dân gian, trong lời ru ngọt ngào, trong cả cách xưng hô mày - tao dân dã (ngôn ngữ sinh hoạt đời thường):

Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy. (Tự hát – Xuân Quỳnh) Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào...

Ngủ đi anh, ngủ đi anh

Em ru cho giấc ngọt lành đêm nay Em ru vầng trán đắng cay

Ru đôi mắt đã tháng ngày chờ trông.

(Tập làm lục bát – Ý Nhi)

Tấm lòng mày nhân hậu làm sao Xa cách vậy thương bạn từng hạt cốm ………

Tuổi thì lớn mà tính còn con nít Tao nghĩ mày như hạt cốm non.

(Cốm non – Lâm Thị Mỹ Dạ)

Mang nhiều yếu tố lời nói thường, thơ Thu Vân cũng thế, cũng bộc bạch lòng mình, cũng trải lòng mình ra với trời đất, với con người, với anh. Ở thơ Thu Vân, ta bắt gặp cả những biểu hiện rất đỗi thân quen, quen đến độ có khi người đọc quên mất đó là thơ, lời thơ như lời nói thường ngày.

nếu mà em khóc được có lẽ sẽ phai đi

ôi nỗi đau lớn quá

nước mắt không thể nhòa (bài thơ chia sẻ)

Bài thơ anh ơi đừng khóc đậm đà những tiếc nhớ trước sự chia cách.

Tác giả trưng bày sự có đôi có cặp của thiên nhiên để tô đậm nỗi cô đơn của mình. Chuyện chia lìa không thuộc lỗi về ai nhưng tác giả vẫn tự trách không giữ được người thân yêu trong cõi sống chung.

anh ơi đừng trách trăng xa mất rằm em không giữ được hẹn thề trăm năm

Rồi cũng có khi là cái nhìn rất thật về tình yêu đã qua của người yêu:

thơ anh một thuở gieo vần

tặng cho ai, những tháng năm học trò cô gái ấy có làm thơ

có yêu anh giống bây giờ em yêu (bài thơ lục bát của anh)

Duyên tình trái ngang, anh bỏ ra đi châm lên trong lòng nỗi nhớ da diết, Thu Vân cũng nói với anh bằng cả ân tình mộc mạc như là lời thủ thỉ nhưng càng nghe càng thấy xót xa.

anh à, em nhớ anh

nỗi nhớ của em hôm nay không như những khi trước, không có nỗi cồn cào điên dại.

em chỉ muốn ôm anh vào lòng em, gửi cho anh hơi thở em dịu dàng an ủi.

(trái tim của những câu thơ đã khóc)

Ngoài ra, lời thơ Thu Vân còn là lời kể chuyện tâm tình, giản dị, tự nhiên mà chân thực, cả bài thơ là một câu chuyện thân quen. Cô kể về quá khứ và hiện tại. Mỗi trang thơ của Thu Vân giống như một trang nhật kí kể lại những gì cô nhìn thấy hoặc trải qua. Những câu chuyện, những kỉ niệm được tái hiện bằng thơ hết sức giản dị. Thu Vân dùng lối làm thơ điệu nói kết hợp với ngôn ngữ kể để kể chuyện.

Đó là sự mộc mạc như thể lời kể chuyện tâm tình, lời tâm sự về hoàn cảnh sống, về tình cảm mẹ con, về sự vất vả của cuộc sống và những hi vọng mà mẹ dành cho cô:

xưa mẹ hay bảo em gốc nhà nông bốn mùa dầm dãi mà quanh năm không biết cấy biết cày

trách yêu thôi rồi đêm về mẹ kể

thuở ngoại nghèo, mẹ bé lắm, phải chăn trâu thèm đi học như người, chẳng biết làm sao mẹ giận ngoại, giận lây con nghé nhỏ.

Sau lời trách yêu ấy, sau lời kể về tuổi thơ thèm đi học của mẹ là lời khuyên bảo dành cho con:

gắng học chữ đã bao lần mẹ nói khi nhổ cỏ

khi cày bừa khi gặt lúa lúc chờ mưa

để rồi bây giờ:

giờ không sao chuộc lại nỗi hững hờ của thuở ấy, anh ơi, dằn vặt mãi,

may mà mẹ vẫn còn, cả những mùa mưa cũng còn lại đấy ôi, em chỉ mong yêu, yêu trọn tâm hồn.

(nhật kí mùa mưa)

Thu Vân đã vẽ ra tuổi thơ của mình nhẹ nhàng, cách cô kể về mình qua lời trách yêu của mẹ với ngôn ngữ rất chân thực. Em vẫn chỉ là cô gái nhỏ chẳng biết đến ruộng vườn, vô tư, nghe và làm theo ước nguyện của mẹ “gắng học chữ” mà quên đi mẹ đã vất vả như thế nào.

Thơ cô kể vô cùng thật thà nhưng chính sự thật thà ấy đã chinh phục trái tim người đọc:

đừng trách gì nhé anh, hãy nghe em kể hết những nghĩ suy nông nổi của một thời những trống trải không dễ gì xua đuổi

nếu không có ngày ba mươi tháng tư. nếu không có ngày ba mươi tháng tư

em giờ vẫn như thuở nào, sợ tay mình lấm đất

sẽ không biết tự khuyên mình, những lời khuyên nghiêm khắc không một lần dám sống hy sinh.

(nếu không có ngày ba mươi tháng tư)

Bài thơ là sự giãi bày tâm sự, giãi bày nỗi lòng, thủ thỉ đầy nữ tính của một người con gái trước những người đàn ông vô hình nhưng lại rất cụ thể, người đàn ông đã có một quá khứ hào hùng để làm nên ngày ba mươi tháng tư. Cô nói hộ rất nhiều người sự trăn trở, đổi thay trong suy nghĩ, lối sống với cái mốc ba mươi tháng tư.

Cả hậu phương ấm áp lẫn tiền tuyến gian lao hiện lên sau một con tem

quân đội. Thu Vân kể về người lính ở đầu bài thơ với tất cả vẻ mộc mạc nhất

của lính - vẻ mộc mạc khiến cho chúng ta xa xót tận đáy lòng:

anh về từ chiến trường xa

con tem quân đội làm quà trao em.

Tác giả không dùng “cho em” mà là “trao em”. Chỉ cần một chữ “trao” khiêm nhường ấy thôi lập tức toàn bộ bài thơ đã nhuộm màu đầy nữ tính:

tay em năm ngón dẫu mềm vẫn e chưa đủ dịu êm khi cầm.

Và sau đó là:

chốc rồi anh lại lên đường

con tem ở lại hậu phương, nhớ thầm.

Nhưng người bên cạnh mình không thể ở bên mình mãi được bởi vì “chốc rồi anh lại lên đường” chỉ còn có “con tem ở lại hậu phương nhớ

thầm”. Cái công việc rất bình thường là dán con tem vào phong thư bỗng

dán cảcon timcủa mình vào đây:

xin cho em được ân cần

phong thư nhỏ dán tem gần tên anh.

Và rồi khi em gửi thư:

cũng như em đã hiểu sâu

tình anh, khi nhận quà trao ngập ngừng.

Còn biết nói gì nữa nhỉ? Khi mà “anh nhận quà trao”, con tem đã nói hộ cô gái, nói hộ chàng trai tất cả rồi!

Bằng cách mở đầu như thế, Thu Vân kể về mối tình của họ, những ngày anh về phép, những ngày anh ra chiến trường. Câu chuyện đầu cuối chỉ có thế nhưng Thu Vân đã đưa được nó vào thơ bằng ngôn từ nhẹ nhàng, giản dị, yêu thương. Người viết không cố tạo ra một biến cố nào nhưng dường như một người đọc bình thường vẫn có thể cảm nhận một “biến cố” nào đó trong tâm hồn trước một lát hiện thực hiện ra bằng thơ như vậy. Việc nhà thơ sử dụng ngôn ngữ kể vẫn thường xuất hiện ở nhiều nhà thơ giai đoạn sau 1975. Theo Phạm Quốc Ca, khi sử dụng ngôn ngữ kể “Nhà thơ không mấy

quan tâm tới vẻ đẹp ngôn từ, không để lộ cảm xúc, thái độ chủ quan mà thường ẩn mình đi. Chất thơ ở đây chỉ là trạng huống đời sống mà ngôn ngữ thơ này đã dựng lên” [4].

Ở Thu Vân việc sử dụng dạng ngôn ngữ này có phần tự nhiên hơn và nó mang tính thường xuyên hơn. Khi đọc thơ chúng ta có cảm giác như đang đối thoại rất gần với nhà thơ bởi cái dư vị của sự chân thành, gần gũi trong mỗi lời thơ. Trong thơ cô còn sử dụng các đại từ giúp việc xưng hô gần gũi, thân mật. Thu Vân thường gọi anh, bạn, chúng mình và xưng là tôi, xưng là em với một thái độ rất gần gũi, trân trọng. Đó là cách khẳng định cái cá nhân

thuần hậu nhưng thẳng thắn của cô. Cách xưng hô như: mẹ - em, anh - em, bạn - tôi,… trong thơ Thu Vân đã khiến người đọc cảm động và ngạc nhiên.

Cô sử dụng nhiều nhất là đại từ “Tôi” - đại từ bản ngã - theo ý của GS. Trần Đình Sử thì “thiếu đại từ này, nhà thơ dường như chỉ trữ tình bằng mắt, bằng

ý, bằng tâm, mà miệng thì câm lặng. Thiếu đại từ này thì nhà thơ hòa tan vào thế giới xung quanh làm lu mờ bản ngã” [36]. Đại từ “tôi” trong thơ Thu Vân

là cái tôi tâm sự đôi khi là tâm sự với bản thân mình, bạn - tôi, anh - em:

bạn là của những niềm tin của những ước mơ dài rộng trước đời tôi nhiều xao động trái tim ấy chẳng nguyên lành (bạn trai tôi là bộ đội)

anh biết không, em yêu giấc ngủ của anh vô cùng uớc gì mỗi đêm em có thể trao anh một chăm sóc nhỏ nhoi - cho sẵn kem răng lên bàn chải…, chỉnh nhẹ bớt ánh sáng ngọn đèn trong phòng ngủ…, cắm dây sạc cho điện thoại sắp cạn pin… hay một điều gì đó, rất nhỏ, trước khi anh sắp nghỉ ngơi…

(em yêu giấc ngủ của anh)

Cái “tôi” này sao thầm lặng quá đỗi nhưng là cái tôi của người hiểu mình, cái tôi tự vẽ lên “khuôn mặt tinh thần” của mình; Cái tôi không cầu may, cái tôi không xô bồ, cái tôi không nịnh hót, cái tôi nghèo, cái tôi cô đơn nhưng cái tôi biết hài lòng với những gì mình có. Và người bạn (của tôi) phải là người thật gần gũi, thương mến lắm mới được nghe “tôi” tâm sự thật lòng đến vậy. Lời thơ là lời nói rút ruột, sự trải lòng.

Có thể thấy đại từ “tôi” trong thơ Thu Vân mang nhiều sắc điệu nhưng sự chân thành, mộc mạc vẫn luôn là điều mấu chốt của sự trao đổi tâm tư. Thu Vân đã chọn cho mình một hệ thống ngôn từ mang âm hưởng của sự giản dị nhưng chân thành. Đó là cách Thu Vân giao cảm với cuộc đời và với bản thân. Không màu mè, tô vẽ, cô trải lòng qua thơ bằng vốn từ của riêng mình.

nhưng cũng không quá dân dã, tầm thường. Ngôn từ trong thơ cô cũng vậy. Nó có nét quyến rũ của sự chân phương, giản dị nhưng lịch thiệp kín đáo.

Cách mà Thu Vân đem hết sự chân thực, đem hết trái tim của mình vào trong thơ đã chiếm được trái tim của người yêu thơ. Độc giả sẽ tìm thấy trong thơ cô cái gần gũi, cái thân quen và chất trữ tình nồng hậu của một hồn thơ đẹp ấy. Đồng thời đây cũng là cách mà Thu Vân khẳng định vị thế của cô trên thi đàn bằng chính tài năng, ngòi bút và cá tính sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ đinh thị thu vân (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)