Ngôn ngữ chắt lọc, giàu sức biểu cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ đinh thị thu vân (Trang 89 - 94)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ chắt lọc, giàu sức biểu cảm

Thơ và ngôn ngữ thơ phải cô đọng, giàu sức biểu cảm. Sự tìm tòi công phu, cân nhắc kĩ lưỡng, chọn lọc có sáng tạo vẫn là nhiệm vụ thường xuyên có ý thức của nhà thơ với phương tiện phong phú và rất biến hóa. Do một thời gian dài làm công tác biên tập, Thu Vân quen sửa bài người khác nên từ đó thành một thói quen chắt lọc, cân nhắc từ ngữ. Cô từng tâm sự: “khi cô viết,

cô viết rất cực, rất kì công, không nhanh. Ngay cả bản thân mình cũng phải

rà từ ngữ trước khi người khác đọc”. Chính vì thế, đọc thơ Thu Vân ta thấy từ

ngữ cô dùng có sự chắt lọc, giàu sức biểu cảm. Ở đây, sẽ đi vào phân tích cụ thể trong vài bài thơ để thấy được tài năng sử dụng từ ngữ của tác giả.

Bài thơ nhớ của Thu Vân chỉ vỏn vẹn bảy mươi bảy chữ, những dòng

thơ cực ngắn, súc tích, cô đọng với hình ảnh, âm thanh thú vị. Quan trọng hơn hết là mạch cảm xúc thơ tuôn trào ra không ngơi nghỉ. Những giọt “nhớ” bộc lộ đậm đà, thiết tha, tinh tế.

Những chữ như: “anh à”, “nhớ nhớ nhớ”, “vùi nhớ”, “vùi thương”, “ơi”… Một chuỗi gồm những từ thường dùng, giản đơn, bỗng trở nên có sức biểu cảm cao, tinh tế khi đặt theo dòng cảm xúc thơ. Tôi tạm gọi chúng là

ngôn ngữ của tình cảm” trong thơ, chỉ có ở thơ của Thu Vân:

em trở dậy nửa khuya vì nhớ

anh à”, nàng nói với anh, một người chưa rõ hình nhưng rất gần, cô thương

nhớ.

nhớ nhớ nhớ

em chỉ muốn gục trên vai anh vùi nhớ

nhớ”/ nhớ”/ nhớ”: Ba dòng thơ cực ngắn chỉ với một từ, điệp từ “nhớ” được nhắc đến ba lần. Cô giấu người đọc chỉ nói với anh. “nhớ” có thể là sự đồng điệu, tương lân về tâm hồn, có thể là những điều rất nhỏ, riêng, chỉ cô mới biết còn người đọc thì tha hồ hình dung, suy diễn về ba từ “nhớ”.

Hai cụm động từ “vùi nhớ”, “vùi thương” được tách ra từ “nhớ thương”, gắn với “vùi” và dùng phép lặp. Cô không đặt “vùi nhớ”, “vùi thương” liền kề nhau trong dòng thơ mà tách hẳn ra, đặt xa, ở hai vị trí khác nhau theo dòng cảm xúc: “vùi nhớ”, hình ảnh cô vùi đầu vào vai anh có thể mắt ươn ướt, nũng nịu, nồng nàn. “vùi thương”, “vùi thương trên vai xa...”, anh ở xa, thương anh lắm. Từ “ơi” gợi mở không đi kèm với một đại từ nào khác, là tiếng gọi “yêu” cảm thán, phiếm định, nhiều xúc cảm.

Hình ảnh, âm thanh của “ tích tắc” trong bài thơ thật ngộ nghĩnh, tinh nghịch:

làm sao cho em vài tích tắc vài tích tắc thôi mà

vài tích tắc

vùi thương trên vai xa...

Ta như thấy quả lắc đong đưa qua lại chiếc đồng hồ cổ, người ta thường dùng xem giờ vừa làm vật trang trí trong nhà. Ta như nghe rất rõ tiếng tích

tắc, gõ đều đặn trong đêm vắng im, quạnh hiu. Khoảng thời gian giữa “tích” và “tắc” rất ngắn được tính bằng giây. Cô năn nỉ, ước ao, muốn có được vài

tích tắc”, cái thời gian cực ngắn ấy, được ở bên anh, “vùi” vào anh. Ai mà

không thương cảm với cái kiểu yêu như thế.

Nhưng phải nói hay nhất là khổ thơ cuối, đặc biệt là về hình ảnh, âm thanh trong thơ rất đặc sắc, kỳ lạ:

chứ nhớ đến thế này... ơi cả người em

gầy xơ

từng li ti nhớ nhớ...

Ta hãy cảm một chút về cái âm thanh trong “li ti nhớ nhớ”. Chưa nói đến ngữ nghĩa, chưa cần quan tâm “li ti” là từ láy hay từ đơn hai âm tiết. Nhưng rõ ràng trong nhóm từ này có yếu tố lặp, lặp toàn vần: “i, i”, “ớ, ớ”, đang là thanh ngang bằng bằng bỗng vút cao, quãng âm tăng theo một đường tịnh tiến lên thẳng với thanh sắc, “…li ti nhớ nhớ”, âm thanh từ bằng lên cao nghe là lạ, hay hay. “Li ti” có thể là một cái gì rất nhỏ như những điểm lấm chấm, nhưng không phải là một mà là rất nhiều. “…từng li ti nhớ nhớ...” là nhiều cái li ti nhỏ nhỏ, điều vụn vặt giữa hai người mà cô gái ốm yếu, “gầy xơ” rất nhớ, rất thông hiểu và thương anh quá đỗi!

Ở bài cánh chim gầy mắc cạn, Thu Vân một lần nữa như muốn tình yêu dừng lại “đừng trôi nữa”, bước vào những ngày tháng mới nhưng có thể cô lại

mắc cạn” bẫy yêu lần nữa, bẫy của ngang trái, định mệnh, một thứ ông trời

đã ban cho cô những khổ đau, xót xa, trắc ẩn, trĩu nặng, rời rã, không thoát ra được để làm nên những vần thơ hay tuyệt cho người, cho đời. Bài thơ như một dự cảm, tiên đoán về cái quả rồi sẽ hái dường như không mấy tốt đẹp. Bài thơ viết về một tình yêu mới khởi đầu nhưng tiềm ẩn nhiều trắc trở, một dự cảm không lành:

trái tim tôi ơi…sao chênh chao quá đỗi muôn nhịp tơ chùng, muôn nhịp tơ rơi muôn nhịp rưng rưng như chực vỡ ra rồi muôn nhịp mảnh, chiều ơi, tôi chết mất.

Một chuỗi những từ hay nằm rải ở các dòng thơ như những điểm sáng lấp lánh tạo nên cái thần của bài thơ vừa thiết tha, da diết, vừa sâu lắng, thăm thẳm, nào là “chênh chao”, nào là “muôn nhịp tơ chùng”, “muôn nhịp tơ rơi”.

Đặc biệt cụm từ “mắc cạn” rất hay. “Mắc cạn” hiểu thông thường là bị vướng, bị mắc lại bởi nước quá nông, không vẫy thoát ra được như “con cá

mắc cạn”, như “con thuyền mắc cạn”, nhưng ở đây như có sự chuyển và mở

nghĩa của cụm từ “mắc cạn giữa chơi vơi”, “cánh chim gầy mắc cạn giữa

chơi vơi”. Thu Vân lơ lửng giữa trời nên “mắc cạn giữa chơi vơi”, không có

điểm để tựa nương, cô lại “mắc” lưới tình.

trọn chuỗi ngày xa khuất dấu chân thương em làm hỏng đời em khi anh chưa kịp tới

để chiều nay, chiều mai…dẫu muôn yêu nghìn gọi em như cánh chim gầy mắc cạn giữa chơi vơi.

Cô do dự, một chút tự trách mình sao không mạnh dạn “thêm bước nữa” để “làn môi” không còn “phai úa”, cho cuộc sống đậm hương vị yêu, cho

tinh khôi”, “run rẩy” nhận tình. Dòng kết cô viết:

em như cánh chim côi oan nghẹn nỗi căm lời...

Kết thúc bài thơ chỉ có một dòng nhưng dòng thơ ấy như “nghẹn” lại, không phát nên tiếng, “chim côi”, “oan nghẹn”, “căm lời”, tức tưởi, khắc khoải, dằng dặc khổ đau.

Những từ, cụm từ cô dùng trong bài thơ thường được nhiều người dùng nhưng khi dùng đúng lúc, đặt đúng chỗ thì câu thơ sáng rõ ra, dòng cảm xúc được nâng lên sâu sắc tạo hiệu quả rõ rệt. Câu chữ, từ ngữ được cô sử dụng

nhuần nhuyễn, thuần thục đến độ xuất qủy nhập thần, giản đơn mà tinh tế, tài tình. Trong thơ Đường người ta thường hay nói đến “thần nhãn”,“thần tự” trong thơ, “chữ của thần”, từ sáng nhất, từ trọng tâm, làm nổi rõ tứ thơ… thì ở thơ cô, dường như “chữ của thần” xuất hiện nhan nhản làm sáng đậm cảm xúc, điểm mạnh vào lòng người đọc những ai từng bị mất mát bởi tình yêu.

Ví như có thể là nhân vật thứ hai trong những câu thơ này, tôi sẽ biến những giọt sầu của nhà thơ thành những nụ hoa đẹp tươi, thơm ngát. Vẻ óng ánh của ngôn ngữ thơ đã làm đậm nét vết thương trong lòng người viết. Những câu thơ thật sự hàm súc.

Thu Vân còn dùng từ ngữ rất giàu hình ảnh, sáng tạo, tinh tế. Trong bài

những ngày xa, đoạn thơ đầu cô viết:

hôn em đi nhé, chiều đang trách

môi chẳng vì môi – bướm ngại vời tim chẳng vì tim – hoa ngượng phấn gió ngại ngần mơn gió tha phương…

Có thể đây là hồi tưởng về những ngày tình yêu mới bắt đầu, rất đẹp, đắm say nhưng mang bóng dáng tiềm ẩn những dấu hiệu không tốt, không bền vững. Đây cũng là đoạn thơ có những từ ngữ, hình ảnh đẹp, rất thơ với lối tu từ ẩn dụ như “bướm ngại vờn”, “hoa ngượng phấn”, “gió ngại ngần mơn

gió tha phương”,… Thế mới biết từ ngữ trong thơ cô không hề dễ dãi, đơn

giản chút nào.

Để tạo nên sắc thái biểu cảm, Thu Vân đã sử dụng khá nhiều điệp ngữ trong thơ. Như đoạn cuối bài mãi còn với tàn khuya:

mãi còn nỗi tàn khuya

mãi còn sẫm đen mảnh tim bất lực mãi còn

mãi còn

Điệp ngữ đã khẳng định nỗi buồn dường như không bao giờ đoạn tuyệt được, “mãi còn”, “mãi còn” và “mãi còn” với sự tương phản của “sẫm đen” và “bạc trắng” làm tăng lên sức nặng của tâm trạng u uẩn, dai dẳng, buồn day dứt.

Tóm lại, nàng thơ Đinh Thị Thu Vân của chúng ta là một người hiền lành, cam chịu, thơ của cô đã thành danh đã hơn ba mươi năm. Bút pháp thơ ngày càng điêu luyện, tinh tế, độc đáo, càng về sau càng có nhiều sáng tạo, từ ngữ được chắt lọc và giàu sức biểu cảm. Ở một số bài thơ thuộc thời gian sáng tác về sau đã có sự chuyển hướng nên thơ rất hay và mới lạ.

Ngôn ngữ thơ ca đòi hỏi sự chọn lọc chính xác tinh tế và có sáng tạo. Thông qua sự chọn lọc này, nhà thơ vừa phải tuân thủ một cách đầy đủ những quy tắc của ngôn ngữ đời sống lại vừa thể hiện tính chất chủ động trong sáng tác của mình. Những cách sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc và sáng tạo trên của Thu Vân đã đem lại cho ngôn ngữ thơ ca nhiều phẩm chất đáng quý. Ngôn ngữ chân chất nhưng vô cùng trong sáng của Thu Vân đã kết tụ lại ở những câu thơ chứa chan thi vị và giàu sức biểu hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ đinh thị thu vân (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)