6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Giọng buồn, chiêm nghiệm
Hi vọng và tuyệt vọng, mong ước và hiện thực, yêu và khổ đau là các cặp cung bậc đi liền với nhau trong mọi hoàn cảnh và các cặp cung bậc ấy đều đắm mình trong hồn thơ Thu Vân. Mang đến cho thơ cô một giọng thơ đậm buồn, đầy ắp những suy tư, chiêm nghiệm. Cũng có thể do cô là người cả nghĩ. Thông thường, những người lớn tuổi, nhiều từng trải họ thích suy ngẫm, chiêm nghiệm.
Thuở ban đầu, giọng thơ buồn của Thu Vân gắn với nỗi buồn về hiện thực của cuộc chiến tàn khốc:
nỗi căm thù thơ chưa biết tròn câu
anh chỉ viết về những cánh đồng sương trắng những dốc núi máu đọng khô từng xác lá những sân chùa rời rã áo người thân. thế mà sao tôi đọc thấy nỗi đau
nhói buốt lòng anh, tháng ngày quân ta về biên giới phải không anh mang trọn nỗi đau này
(núi của tôi)
“cánh đồng sương trắng”, “máu đọng khô từng xác lá” gợi ra một cảnh tượng hãi hùng, buồn bã, não nùng. Dường như hoang vắng vô cùng, lạnh lẽo vô cùng, không có bóng người mang đến đầy nỗi đau, niềm thương xót.
Về sau này, nỗi buồn của Thu Vân gắn với chữ “tình”. Nhắc đến thơ viết
về đề tài tình yêu khó có nhà thơ nữ nào có thể so sánh với nữ sĩ Xuân Quỳnh. Với Xuân Quỳnh, tình yêu đến thật hồn nhiên, trong trẻo và ẩn chứa trong đấy một chút gì của sự da diết mong chờ, của một tình yêu không lời giải:
Em cũng không biết nữa, Khi nào ta yêu nhau
…
Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. (Sóng)
Nhưng với Thu Vân, tình yêu không đẹp như thế. Xuân Quỳnh có điều kiện để giãi bày tình yêu, để lý giải một tình yêu không đáp số. Nhưng với Thu Vân, tình yêu là một sự mất mát không ngờ cho đi mãi rồi có bao giờ trở lại và dẫu trở về cũng có còn là đôi mắt ngày xưa:
em chỉ như xác lá ven đường, anh không nỡ dẫm chân lên em chỉ như xác lá ven đường
phải tự hiểu tự vùi thân
(lá khô)
Vì thế, thơ Thu Vân có một giọng buồn da diết. Cái buồn của một người phụ nữ vừa lạc mất tình yêu cứ ngỡ trên thế gian không còn ai quen biết, sống để chấp nhận thương đau. Đó là sự cay đắng, xót xa khôn nguôi:
chẳng huyệt lạnh nào có thể vùi chôn em không chết sau ngày tím tái
sống để đau
sống để thêm cho mình gia tài đầy ải
sống để sững sờ lặng điếng trước phân ly… (đợi)
Trước muôn vàn trắc trở của cuộc đời liệu tìm đâu ra chút ấm cúng của một tình yêu thật sự có phải là việc dễ dàng? Và chính bản thân nhà thơ cũng đã nhận ra điều này nên thơ cô đượm buồn, đượm chút u sầu của sự mất mát tiếc thương:
ngõ đời anh xao xác lá vàng rơi
em đứng đợi bao mùa, không dám nhặt lá xanh cho người, về với em lá úa lá bây giờ lá của em chưa?
(xao xác lá vàng)
Bên cạnh giọng thơ buồn là giọng thơ mang đầy sự chiêm nghiệm của một con người từng trải – chiêm nghiệm về người lính và chiêm nghiệm về tình yêu. Miên man trong những câu thơ đắm say và lộng lẫy, dâng hiến và trắc ẩn. Thu Vân suy tư về tình yêu thời thiếu nữ qua tình cảm dành cho anh bộ đội nơi chiến trường ở hình ảnh “người lính trong tem”:
giấu trong câu nói nửa chừng lặng im nói thương người lính trong tem
chính là thương lắm người bên cạnh mình. (con tem quân đội)
Thu Vân nhận ra rằng thương người lính trong tem chính là thương lắm người bên cạnh mình, có lẽ thương anh đang ở cạnh bên em mà cũng có thể là trân trọng những con người còn ở bên mình.
Ở bài thơ những bàn tay vẫy, đây là cảnh chia tay giữa người thân và
anh lính lên đường ra trận. Có hình ảnh người mẹ tiễn con thoáng lay bàn tay với “vành khăn đậm màu”, có hình ảnh anh bộ đội “buông rơi tàn thuốc” để vẫy tay chia xa người yêu “tóc như chợt bồng”. Từ hình ảnh anh lính ra đi lên đường vì Tổ quốc, Thu Vân chiêm nghiệm ra rằng:
không ai, tặng giọt mồ hôi
không ai, tặng được ngọt bùi, mê say. không ai tặng được tương lai
không ai tặng được dạn dày. Không ai.
Đinh Thị Thu Vân nhận ra một điều rằng tương lai là do tự bản thân mình làm nên. Vì vậy, các anh chiến sĩ chính là hạt nhân, là hi vọng của đất nước. Đất nước thống nhất là nhờ các anh. Cả sự kiên cường, dũng cảm, sự dạn dày của bản thân mình cũng là do một quá trình hình thành và trải qua.
Thơ của Thu Vân suy tư về tình yêu hôm nay, là thơ tình tâm trạng, là tiếng thì thầm của tình yêu đơn phương mang ít nhiều vị đắng nhưng đã được chưng cất thành vị ngọt sâu khiến người đọc thấy trân quý những khoảnh khắc vĩnh cửu mà tình yêu đem đến cho đời. Tình yêu thuở ban đầu đều đẹp:
ai dỗ dành bằng ngọt ấm
bằng che chở rợp yêu chiều ai dỗ dành bằng sóng sánh
mật vàng ôm ấp buồn se. người dắt người qua dâu bể bờ vai vạm vỡ ân cần
người đưa người qua cách trở chân nào nâng đỡ bàn chân.
vậy mà, đến cuối cùng:
phải tự mình ru nước mắt tự mình nương bóng mình thôi em tiếc đời em trôi nổi
sóng vùi trăm phía buông xuôi (xa biệt phía vai người)
Phút ban đầu trong tình yêu “ai dỗ dành ngọt ấm”, “che chở yêu chiều” nhưng phút sau này thi sĩ chiêm nghiệm ra rằng “phải tự mình ru nước mắt” cho chính mình.
Cũng như vậy, viết về tình yêu thường người ta có xu hướng ngợi ca tình yêu hay ngợi ca người mình yêu còn Thu Vân lại nghiêng về những suy nghĩ mang tính chất cảm thương. Cảm hứng thương thân trước hết bắt nguồn từ những ngậm ngùi, xót tiếc:
em xót đời em rơi rụng nhớ nhung thừa không dành dụm, không vẹn toàn hương lửa đã hoang phí đã dại khờ đã lỡ
đã hanh hao tàn tạ suốt bao mùa! (muộn)
Những câu thơ đọc lên buốt nhói bởi lẽ những “nhớ nhung thừa”, “hoang
phí”, “dại khờ” kia là sự tự ý thức của một người đàn bà dường như đang bất
lực trước dòng chảy của thời gian, chỉ còn biết “ngơ ngác tiếc”.
bất chợt. Bởi lẽ cùng với xôn xao luôn là sự xuất hiện của những dự cảm buồn và cô đủ kinh nghiệm để nhận ra:
đâu phải tình yêu - sương khói đấy, và mây và bọt sóng đang đùa trêu - lần cuối đấy không phải tình yêu đâu, V ơi, đừng đắm đuối đừng hao gầy, thôi đừng ước một đời say...
(không phải tình yêu)
Giống như Thu Vân, Lê Thị Kim cũng đã nhận ra sự hư vô, sương khói trong tình yêu:
Tình khép mở trong tay Sao thực hư như xiếc Hôm nay vầng trăng đầy Mai vầng trăng có khuyết (thực hư)
Bài thơ mở ra bằng những chiêm nghiệm về sự hư ảo, lẽ vô thường của cuộc sống để rồi khép lại bằng nỗi cô đơn chênh vênh. Lê Thị Kim là thế, ẩn sau những tất bật, náo nhiệt và cả hào quang của một phụ nữ năng động và thành đạt trên nhiều lĩnh vực là nỗi chênh vênh miên man - nỗi chênh vênh một mình mình biết. Như nhận định về thơ Lê Thị Kim: “nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh nói là “đằm thắm”, còn nhà thơ Đỗ Trung Quân thì bảo “dịu
dàng”, nhà thơ Trần Hữu Dũng ví von: “Thơ Kim như một cô gái cúi xuống
vòm đời nâng một bông hồng tình yêu” [7].
Phải chăng Thu Vân đi được nửa đường rồi nàng cảm thấy nửa đường đời còn lại vời vợi quá, chông gai quá nhưng nàng vẫn bước tiếp. Dù phải chịu đau đớn thêm lần nữa. Bởi trải qua tất cả, cô chiêm nghiệm ra rằng “không có kiếp sau”:
không có kiếp sau, nên bao yêu thương kiếp này em gom góp trao anh, mong đầy thương vẹn nhớ
không thể làm thềm rêu, không thể làm bậc cửa thì cam lòng làm tất cả… những mong manh! (gió bụi chông chênh)
Lý giải vì sao cô yêu nhiều như thế là bởi vì sẽ không có kiếp sau chỉ có kiếp này thôi nên cô yêu mãnh liệt, tràn đầy.
Cái cảm xúc trào dâng của một người phụ nữ ngọt ngào trong tình yêu ấy đã từng làm cho biết bao con tim rung động. Thơ của cô luôn chạm đến trái tim người đọc theo cách riêng của mình, theo từng dao động cảm xúc của chính bản thân nhà thơ từng trải nghiệm, từng đi qua. Những âm hưởng trầm buồn của dòng thơ tự do hiện đại không ràng buộc về câu chữ khiến cho thơ cô có một vẻ đẹp riêng dễ dàng đi sâu vào lòng người qua những chiêm nghiệm, những rung cảm chân thật nhất từ chính bản thân nhà thơ.
Tiểu kết chương 3
Tóm lại, tất cả những đặc điểm về thể thơ, ngôn ngữ và giọng điệu như chúng tôi đề cập ở trên đã làm nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc trong thơ Đinh Thị Thu Vân. Với thành tựu nổi bật là thể thơ tự do, sự nỗ lực làm mới thể thơ lục bát; ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, chân thực và ngôn ngữ chắt lọc, giàu sức biểu cảm; giọng nhẹ nhàng, sâu lắng cùng giọng buồn, chiêm nghiệm, đó là một thế giới nghệ thuật có những nét riêng biệt, độc đáo, đầy màu sắc, không lẫn với một giọng thơ nào khác gây được ấn tượng trong lòng người đọc. Nghiên cứu những đặc điểm riêng đó của thơ Thu Vân cũng là cách lựa chọn một hướng tiếp cận đối với các sáng tác của nhà thơ, góp phần khẳng định những đóng góp của tác giả trong quá trình hoàn thiện và sáng tạo không ngừng nghỉ của các nhà thơ hiện đại Việt Nam trên phương diện sáng tạo nghệ thuật.
KẾT LUẬN
1. Thế giới nghệ thuật là khái niệm cơ bản của lý luận văn học. Đây là một khái niệm rộng bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và kết quả hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Cái tôi trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những xúc cảm và suy tư chủ quan của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện thực cuộc sống. Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là thế giới mang giá trị thẩm mĩ kết tinh từ cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ và từ giá trị văn hóa truyền thống. Nhà thơ luôn cố gắng để tạo cho mình một thế giới đầy giá trị thẩm mĩ để nhận thức về lẽ tồn tại “Ta là ai” trong cuộc đời. Trong thơ trữ tình, cái tôi bộc lộ thái độ trực tiếp trước hiện thực, nó vừa là chủ thể lại vừa là khách thể.
2. Là nhà thơ của đồng quê, hồn quê Long An, Thu Vân tượng trưng cho núi sông hùng vĩ, cho cánh đồng lúa thơm mát, phù sa màu mỡ của vùng đồng bằng sông Cửu Long thu áng mây trời. Đọc thơ Thu Vân chúng ta càng được bồi đắp thêm lòng yêu quê hương đất nước, trái tim yêu đắm say trong tình yêu. Khi chúng tôi viết những dòng này, nhà thơ Đinh Thị Thu Vân đang ở độ tuổi U70 - độ tuổi đã có bề dày thời gian với những chiêm nghiệm, suy ngẫm về đời, về nghề. Trải qua chặng đường thơ hơn 30 năm, Đinh Thị Thu Vân đã tạo dựng được một phong cách thơ riêng biệt, đáng trân trọng.
Người đọc bắt gặp thơ Thu Vân một hồn thơ tha thiết, nhẹ nhàng mà trong sáng. Đọc thơ cô tôi luôn rơi vào tâm trạng nhói buốt, đau đáu và thương rụng rời với tất cả nấc thang cảm xúc trong tình yêu thể hiện những dòng thơ đau tình - đau đến tột cùng. Nhiều bài thơ buồn đến tê dại mà sao cứ lấp lánh một hương sắc hoàn toàn riêng biệt đậm chất Thu Vân khi viết về nỗi đau, niềm đam mê và khát khao hạnh phúc lứa đôi giữa “phũ phàng nhân thế”. Chính điều đó đã làm nên “Cái Tôi” của Thu Vân. Chúng ta thấy rõ
trong thơ Thu Vân nổi lên bốn dạng thức của cái tôi trữ tình là Cái tôi công dân; Cái tôi yêu đương khao khát, cuồng nhiệt; Cái tôi lụy tình và Cái tôi cô đơn, tuyệt vọng trong tình yêu. Bên cạnh đó, thế giới nghệ thuật thơ Thu Vân còn thể hiện qua phương thức nghệ thuật thơ độc đáo, qua sự đa dạng về thể thơ. Thu Vân viết nhiều thể loại thơ như thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ…, nhưng trong đó chiếm số lượng lớn là thơ lục bát và thơ tự do. Để làm nên bản sắc riêng, Thu Vân chọn cho mình cách dùng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, chân thực. Chọn lời nói thường để bộc bạch và trải lòng mình, để tâm sự, kể lể. Không những thế, cô còn sử dụng ngôn ngữ chắt lọc, giàu sức biểu cảm. Đặc biệt thơ Thu Vân có giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng và giọng buồn, chiêm nghiệm. Thế giới nghệ thuật thơ Thu Vân đa dạng, nhiều chiều và đặc sắc, nó mang đến cho độc giả những trải nghiệm, những suy tư mới mẻ.
3. Với đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi mong muốn góp một tiếng nói, một cách nhìn nhận, đánh giá để từ đó mở ra một hướng tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Thu Vân. Qua đây, chúng tôi hi vọng phác họa chân dung tinh thần của tác giả qua các sáng tác thơ. Luận văn tập trung tìm hiểu và khảo sát thơ Đinh Thị Thu Vân một cách toàn diện, có hệ thống cả về nội dung và hình thức nghệ thuật nhằm khẳng định những đóng góp của tác giả trong tiến trình chung của nền thơ đương đại. Đồng thời, tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Đinh Thị Thu Vân chúng tôi muốn qua đó thể hiện thái độ trân trọng của mình đối với sáng tạo nghệ thuật độc đáo của cô và cũng hi vọng góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí của Thu Vân trên thi đàn. Cùng với các nhà thơ nữ thuộc các thế hệ trước và sau mình, Đinh Thị Thu Vân đã đem đến cho nền thơ Việt Nam hiện đại một vẻ đẹp riêng thấm đẫm chất nhân văn và tràn đầy nữ tính./
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
[1]. Bài báo khoa học: Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Đinh Thị Thu Vân in trong “Kỷ yếu Hội nghị khoa học khoa Ngữ văn” tháng 5 năm 2017.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Tuấn Anh (1996), Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca, Tạp chí Văn học, Số 1, tr.36.
[2] Phạm Quốc Ca, Trữ tình cá nhân trong thơ Việt Nam sau năm 1975, Địa chỉ: http://vanhien.vn/news/Tru-tinh-ca-nhan-trong-tho-Viet-Nam- sau-1975-39825 [truy cập ngày 01/11/2016].
[3] Phạm Quốc Ca (2003) Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975-2000 (chuyên luận), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[4] Phạm Quốc Ca, Những đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam sau 1975, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.
[5] Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hoá Thông tin, Hà
Nội.
[6] Cao Thoại Châu (2015), Đinh Thị Thu Vân những điều không hỏi thì chẳng bao giờ nói, Địa chỉ: http://tuanbaovannghetphcm.vn/dinh-thi-
thu-van-nhung-dieu-khong-hoi-thi-chang-bao-gio-noi [truy cập ngày 03/12/2016]
[7] Diễm Chi (2010), Nào hay mình chênh vênh, Địa chỉ:
http://www.baomoi.com [truy cập ngày 03/01/2017].
[8] Nguyễn Việt Chiến (2008), Thơ Việt Nam 30 năm cách tân 1975-2005,
NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
[9] Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, NXB Văn học, Hà Nội.
[10] Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2008), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[11] Hà Minh Đức (chủ biên, 1999) Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [12] Evan (2005), Rồi sẽ có một ngày ta ngoái lại – thơ Đinh Thị Thu Vân,
Địa chỉ: vanhaiphong.com [truy cập ngày 2/12/2016].
[13] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 1997) Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[14] Trần Mạnh Hảo (2005), Đinh Thị Thu Vân - những câu thơ em viết mất linh hồn, Địa chỉ: giaitri: vnexpress.net [truy cập ngày 01/01/2017].
[15] Nguyên Hậu (2012), Đinh Thị Thu Vân - “Người dấu lửa trong thơ”, Địa chỉ: vannghetiengiang.vn [truy cập ngày 04/12/2016].
[16] Lê Quang Hưng, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu - thời kì trước 1945,