Thể thơ tự do đạt thành tựu nổi bật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ đinh thị thu vân (Trang 66 - 71)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Thể thơ tự do đạt thành tựu nổi bật

Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể thơ khác nhau hoặc hoàn toàn tự do. Đặc điểm đáng chú ý của thơ tự do là mở rộng câu thơ, kéo dài câu thơ thành hàng chục tiếng gồm nhiều dòng in, có thể sắp xếp thành “bậc thang” để tô đậm nhịp điệu trong câu. Thơ tự do ra đời để đáp ứng nhu cầu diễn đạt tình cảm, cung bậc cảm xúc không giới hạn của con người hiện đại, giải phóng cảm xúc thoát khỏi những ràng buộc chặt chẽ bởi những quy tắc về hình thức (từ ngữ, nhịp điệu, cách tổ chức câu thơ…).

Nhà thơ Ngô Quân Miện định nghĩa thơ tự do như sau:

Đó là loại thơ có cấu trúc không đều đặn nghĩa là về cơ bản không theo luật vần, không theo luật bằng trắc, không có số âm tiết đều nhau trong một câu…. Nhưng tất cả những cái không đều đặn ấy đều tùy theo cái hơi thở nóng hổi, cái sức mạnh của cảm xúc, của ý, của trí, của sức mạnh bên trong của thơ quyết định chỗ này có vần, chỗ kia không, chỗ này câu dài, chỗ kia câu ngắn, chỗ này nhịp khoan, chỗ kia nhịp gấp, chỗ này bằng, chỗ kia trắc… để cho tất cả những cái xô lệch, những cái vênh, những cái nhấp nhô, có dụng ý ấy tập trung vào thành một cấu trúc nhất quán, một nhạc điệu tâm hồn riêng tùy theo tâm trạng của nhà thơ [23].

Đây là thể thơ chiếm tỷ lệ cao nhất trong sáng tác của Đinh Thị Thu Vân và càng về sau thì thể tự do càng chiếm ưu thế về số lượng trong thơ của cô. Thơ tự do của Thu Vân thường hướng về phản ánh hiện thực cuộc sống và

khám phá đời sống bên trong của con người. Sử dụng hình thức thơ tự do giúp nhà thơ thể hiện nội dung, chủ đề đa dạng, phong phú và linh hoạt, không bị gò bó hay bị câu thúc trong một khuôn khổ nhất định của vần, nhịp… Từ đó những suy tư, cảm xúc được thi sĩ thể hiện một cách phóng khoáng, chân thực nhất.

Thu Vân đã đưa đến cho bạn đọc những bài thơ tự do đặc sắc: nếu mai

anh về, nếu không có ngày ba mươi tháng tư, khi xa rừng về phố, phù du ơi phù du buồn đến nỗi, muộn…, trái tim rao bán, mảnh tơ trời đang khuất, không đề, thơ viết thay người, v.v…

Ở đó, thi sĩ thoát khỏi những ràng buộc để thoải mái thể hiện nội dung, tư tưởng. Với thể thơ tự do, nhà thơ thể hiện khát vọng dâng hiến, hi sinh cho một Tổ quốc tự do, cho biển dấu yêu:

em vẫn nghĩ đời anh như biển rộng những con sóng tâm hồn

những con sóng tự do

mỗi con sóng dạt dào là một câu thơ… ôi biển mênh mông

tâm hồn anh mênh mông

những con sóng tự do em không biết vần biết điệu có phải không, mãi mãi sẽ là bài thơ tự do khó hiểu (biển không phải là bài thơ tự do)

Hầu hết những bài viết theo thể thơ này rất linh hoạt, phóng khoáng, dài ngắn bất ngờ, kết hợp khá nhịp nhàng và có thể kết hợp những cung bậc tình cảm đến mức tối đa những xúc cảm trong tâm hồn. Thơ tự do về mặt câu chữ giúp cho Thu Vân thể hiện chân thật, tinh tế nỗi buồn, nỗi cô đơn, sự ngóng trông, chờ đợi, nỗi nhớ nhung triền miên tháng ngày.

tự do. Đó là những câu thơ không vần, lắm lúc văn xuôi một cách triệt để. Như những câu thơ dài liên tiếp thường thể hiện sự dữ dội, ngây ngất trong tình yêu hoặc là tột cùng của khổ đau chán nản. Cũng có khi là sự kể lể, chán chường bởi hoàn cảnh ngặt nghèo.

ơi trái tim em… trái tim em như đã đập vì anh từ muôn thuở sao chỉ gọi là yêu – không phải chỉ yêu đâu

sao có thể chỉ gọi là thương nhớ nỗi tương tư tiền kiếp mãi sôi trào.

(em không thể cam lòng trôi nổi)

quá muộn rồi, thôi hãy cùng em lần này thôi, tạ ơn trời đất đã cho chúng mình một hôm nào dừng lại trước đời nhau.

(viết trước một ngày mai)

Đó là nỗi lòng đặc biệt, nỗi lòng của một tâm hồn nhiều sầu cảm. Đó là tâm thế của một người sợ tan chảy những gì mong manh. Tâm trạng đó được biểu đạt bằng sự xô đẩy của từ ngữ. Đoạn thơ thực chất là một câu văn xuôi dài.

Lại có khi là để thể hiện những khát vọng bình dị mà ý nghĩa, đó là ước nguyện cuối cùng của một tình yêu sau mỏi mòn níu kéo:

là ngày mai không thể hôm nay

anh đừng vội phũ phàng, đừng quay lưng lạnh lẽo không thể hôm nay - sau mỏi mòn níu kéo

tình yêu em như ngọn khói tan rồi

hãy cho em thêm được một ngày nước mắt không rơi. (là ngày mai đừng vội hôm nay)

dành cho em năm mười phút thôi anh

năm mười phút hình dung những ngày mai khi mình xa nhau vĩnh viễn. (dành cho em đôi phút lắng lòng đi)

Cũng có khi là nỗi cô đơn, xót xa, cay đắng của người đàn bà bị thất bại trong yêu đương: “nào em có mong mỏi gì hơn, đã quen rồi hoang ải/ thêm

giọt nước tràn ly, em sẽ tự nhấm uống, để say buồn…” (say buồn).

Không chỉ thể nghiệm yếu tố văn xuôi trong thể thơ tự do, Thu Vân còn tinh giản tối đa yếu tố tả và kể để chuyển tải một cách cô đọng tâm trạng của mình. Những câu thơ ngắn hơn có cách ngắt nhịp chậm rãi thì lại thể hiện những bước đi chậm chạp của thời gian, của khoảnh khắc tình yêu đáng nhớ, thể hiện những khát khao tình yêu cháy bỏng, những cung bậc tình si của thi sĩ đa tình. Bài cuối con đường đơn chiếc là một trong những bài thơ ắp đầy những dịu dàng, “đừng dối em” trái tim anh cũng chứa chan tình yêu:

đừng dối em

anh có một trái tim biết khóc

một trái tim khao khát vỗ về

Có thể thấy trong thơ cô, thơ tình chiếm một mảng thơ khá lớn. Và trong đó, người ta có thể bắt gặp bất cứ đâu những cung bậc của một tâm hồn nhạy cảm trước những khúc “quanh” của tình yêu hay những ưu tư về tình yêu của mình. Trong bài mãi còn với tàn khuya cũng giàu hình ảnh như hình ảnh làng

quê “con chuồn kim”, “con cuốn chiếu”, “cọng cỏ” được Thu Vân thể hiện độc đáo qua thể thơ tự do:

sớm nay

tôi đem đời mình ra góc vườn rao đổi tôi tìm con chuồn kim

tôi tìm con cuốn chiếu tôi tìm cọng cỏ ngu ngơ.

Dường như vạn vật sinh linh cũng muốn vô tình “cuốn chiếu cuộnmình”,

trạng người mang nỗi buồn thăm thẳm. Buồn thế nhưng rồi biết làm gì hơn hay chỉ biết cùng thơ ấm ức:

em ấm đầy nước mắt mà lòng anh lạnh cằn… những câu thơ khuỵu xuống chết non niềm sắt son

(những câu thơ khuỵu xuống)

Rất nhiều những giây phút “câu thơ khuỵu xuống” vì hụt hẫng, vì “trước

vô tâm người đã tặng cho người”, vì sự thật “anh dừng lại đành sao giây phút tạm”,… Vậy mà cả tập thơ không có một dòng nào oán giận đến cay nghiệt

dù có hờn có trách. Có vẻ như người đàn bà chỉ muốn nhận về trọn vẹn nỗi khổ, coi đó như là định mệnh của đời mình.

Câu thơ tự do của Thu Vân có sự biến hóa khôn lường, dài ngắn khó đoán. Có những câu thơ dài được ngắt làm nhiều dòng với số chữ nhiều ít khác nhau tạo nên nhiều loại nhịp điệu theo ý muốn. Khi diễn tả sự thật về nỗi buồn đau của mình, Thu Vân ngắt dòng thơ như sau:

có thể buồn hơn không, hãy buồn cho hết mắt buồn nát tim

cho tan nát hão huyền…

(có thể buồn hơn không)

Viết cho mình là điều thông thường ở tất cả những người đã trót mang nghiệp viết bởi nói cho cùng viết về điều gì hay về ai cũng chỉ là những hình thức khác nhau của sự đối thoại với chính mình. Bài thơ là đối thoại trực diện, thành thực nhất, quyết liệt nhất với tình yêu, nỗi buồn, nỗi cô đơn cho tới khi nó chảy tan thành giọt đau:

thương đến lạc đời thương trộm

thương che thương đẫm vóc đẫm hồn đẫm đơn đẫm lẻ thương xuôi…

em thương xuôi, mà nghe đau về ngược! (đời chúng mình đã cuối)

Đúng là những câu thơ biến hóa khôn lường, những dòng thơ nghe se thắt như những lời khẩn thiết gửi tới chính mình.

Tựu trung lại: Thơ tự do là thể thơ có hiệu năng trong việc thể hiện tư tưởng tinh thần, tư tưởng của con người hiện đại với bao bộn bề, phức tạp. Nó cho phép nhà thơ triển khai tự do hơn những phức hợp cảm xúc cá nhân, thể hiện sự giao thoa thể loại khiến nhịp điệu thơ linh hoạt mang nhiều tính bất ngờ hơn. Với thơ tự do, người viết có thể bộc lộ tiếng nói nội tâm một cách mạnh mẽ, phóng khoáng và “tự do” như chính tên thể thơ. Thu Vân đã sử dụng thơ tự do dường như triệt để trong thơ của mình, với những câu thơ dài thể nghiệm yếu tố văn xuôi trong thể thơ tự do và tinh giản tối đa yếu tố tả và kể để tạo ra những câu thơ ngắn gọn hơn từ đó gây ấn tượng cho người đọc. Có lẽ, đây chính là lý do mà Đinh Thị Thu Vân chọn thể thơ tự do làm thể thơ chủ đạo trong sáng tác của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ đinh thị thu vân (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)