Thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh nam định sau can thiệp giáo dục năm 2016 (Trang 61 - 65)

mắc lao giai đoạn củng cố

Bảng 3.4 cho thấy, trước can thiệp tỷ lệ người bệnh biết nguyên tắc uống đúng liều và đều đặn đạt 80%, uống thuốc đúng cách đạt 38,2%, uống thuốc đủ thời gian đạt 49,1%. Trong nghiên cứu của Dương Đình Đức tỷ lệ này lần lượt là 0%, 72,9%,

67,4% và 87,1% [13]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình là đúng liều 88,1%, đều đặn 77,5%, đúng cách 83,4%, đủ thời gian 71,5%. Qua so sánh chúng tôi thấy nghiên cứu của chúng tôi so với những nghiên cứu trước đây có nguyên tắc đạt tỷ lệ thấp hơn, nhưng cũng có nguyên tắc đạt tỷ lệ cao hơn. Mặc dù vậy, nhìn chung hiểu biết về từng nguyên tắc vẫn còn thấp.

Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy 92,7% người bệnh thực hiện tuân thủ nguyên tắc uống thuốc đúng liều lượng. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình (97,2%) [23] và nghiên cứu của Uông Thị Mai Loan (94,8%) [16]. Tuy nghiên, kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Nguyễn Đăng Trường (82,5%). Qua đây, cho thấy có một tỷ lệ nhỏ người bệnh vẫn chưa tuân thủ uống thuốc đúng liều lượng, điều đó tiềm ẩn nguy cơ bệnh không khỏi, tái phát hoặc thậm chí kháng thuốc lao; từ đó, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, kinh tế, thời gian điều trị của bản thân người bệnh, người thân, cộng đồng và xã hội.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 63,6% người bệnh tuân thủ đúng nguyên tắc uống thuốc đều đặn. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình [23] là 60,3%. Điều đó cho thấy rằng có một tỷ lệ không nhỏ (37,4%) người bệnh đã bỏ ít nhất một ngày không uống thuốc. Một số nguyên nhân chính được kể đến là do

người bệnh mệt mỏi hay công việc quá bận rộn dẫn đến việc quên uống thuốc. Điều đó, cho thấy thuốc lao với nhiều tác dụng phụ khi uống vào người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Vì thế, họ sợ uống thuốc và tâm lý muốn bỏ thuốc một vài ngày cho đỡ mệt.

Nghiên cứu này cho thấy 41,8% uống thuốc đúng cách tức là thực hiện uống thuốc một lần duy nhất trong ngày vào một thời điểm nhất định và xa bữa ăn. Trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình tỷ lệ người bệnh uống thuốc đúng cách đạt 64,6%, của Uông Thị Mai Loan là 87,2%. Kết quả này trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường là 81,6% [26]. Xem xét từ tỷ lệ hiểu biết về nguyên tắc uống thuốc đúng cách, nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 38,2% thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây. Sự thiếu hụt về kiến thức dẫn đến tỷ lệ thực hành nguyên tắc này cũng rất thấp. Do đó chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe cần phải tập trung hơn về giáo dục nguyên tắc uống thuốc đúng cách cho người bệnh. Từ kết quả này cũng cho thấy rằng có một tỷ lệ lớn người bệnh (59,2%) chưa uống thuốc đúng cách, có một số người còn chia liều thuốc ra để uống, một số người uống ngay sau bữa ăn… điều đó đã làm giảm hấp thu thuốc và nồng độ của thuốc trong máu không thể đạt được nồng độ tối đa để tiêu diệt vi khuẩn lao. Nguy cơ kháng thuốc ở những đối tượng này cũng không nhỏ. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh, người thân của họ, CBYT cùng động viên, tư vấn để họ tuân thủ tốt hơn.

Biểu đồ 3.3 cho thấy 92,7% người bệnh đi lĩnh thuốc 1 tháng 1 lần, 3,6 % người bệnh lĩnh 2 tuần / 1 lần, chỉ có 3,6 % người bệnh được phát thuốc đúng quy định 1 tuần 1 lần lĩnh thuốc này. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả của Nguyễn Thị Xuân Phương năm 2006 [18] là 87,2% đi lĩnh thuốc đúng quy định . Sự khác biệt kết quả này là do có sự thay đổi về quy định phát thuốc. Thời điểm năm 2006 trong nghiên cứu của Trần Thị Xuân phương quy định phát thuốc cho người bệnh là 1 tháng/ 1 lần. Thời điểm chúng tôi lấy số liệu là năm 2016 quy định mới nhất của Bộ y tế (có hiệu lực từ tháng 10 năm 2015) người bệnh lao lĩnh thuốc 7- 10 ngày và mỗi lần phát thuốc là 1 lần nhân viên y tế giám sát điều trị cho

người bệnh lao nhằm mục đích tăng cường sự giám sát cho người bệnh. Tuy nhiên, đa số nhân viên y tế tuyến cơ sở vẫn phát thuốc 1 tháng/ 1 lần theo quy định cũ. Một số người bệnh cho rằng việc lĩnh thuốc theo tháng cũng xuất phát từ nguyện vọng của chính họ, bởi vì công việc bận rộn hoặc nhà xa trạm y tế…nên ngại phải đi lại nhiều lần để lĩnh thuốc. Nhân viên y tế xã phường thấy rằng việc phát thuốc hàng tuần cho người bệnh rất khó khăn vì đa số người bệnh là người lao động, là công nhân, viên chức…họ bận rộn không có thời gian lĩnh thuốc hàng tuần. Nhiều nhân viên đã gọi điện để nhắc nhở việc đến lĩnh thuốc nhưng họ vẫn không đến điều đó khiến một số người bệnh bị bỏ lỡ một số ngày uống thuốc do chưa kịp lĩnh. Xuất phát từ lý do đó nên các nhân viên y tế đã phát thuốc 1 tháng/ 1 lần theo yêu cầu của người bệnh. Việc phát thuốc, lĩnh thuốc không đúng quy định đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tuân thủ thuốc của người bệnh do thiếu sự giám sát chặt chẽ của nhân viến y tế tuyến cơ sở. Vì vây, cần tăng cường giải thích về tầm quan trọng, mục đích và ý nghĩa của việc phát thuốc hàng tuần cho cả nhân viên y tế xã phường và cả người bệnh để họ thực hiện đúng. Ngoài ra, có thể có một số biện pháp khắc phục như phát thuốc ngoài giờ hành chính, cuối tuần… hay phát thuốc tại nhà cho những người bệnh quá bận rộn công việc, sức khỏe yếu không đi lại được.. để họ lĩnh thuốc dễ dàng và được giám sát theo đúng quy định.

Kết quả của bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ người bệnh được tư vấn về cách phòng bệnh, dùng thuốc là 96,4%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Quy [19] tại Hoàn kiếm tỷ lệ này là 96,8%, nghiên cứu của Trần Thị Xuân Phương tỷ lệ này đạt 97%. Vậy, so với các nghiên cứu trước đây, kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh được cán bộ y tế giám sát việc uống thuốc ở giai đoạn củng cố là 72,7% cao hơn kết quả của Uông Thị Mai Loan (61,5%) [16] và kết quả của Daiyu và cs [33] năm 2008 điều tra về giám sát điều trị tại khu tự trị Chongquing Trung Quốc (16%). Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa thực hiện được mục tiêu của chương trình chống lao quốc gia của Việt Nam là 100% người bệnh được giám sát điều trị. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì nhân viên y tế sẽ không phát hiện được người bệnh uống thuốc có đều hay không, có bỏ dở

điều trị hoặc dùng thuốc lao không đủ thời gian quy định của CTCLQG. Tuy vậy, đây cũng là kết quả của sự cố gắng của nhân viên y tế phòng chống lao tuyến cơ sở tại thành phố Nam Định.

Sự hài lòng của người bệnh là thước đo đánh giá chất lượng điều trị, thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh. Sự hài lòng, tin tưởng của người bệnh góp phần quan trọng trong hiệu quả của điều trị bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.6) có 94,5% người bệnh hài lòng với sự giúp đỡ của cán bộ y tế. Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả của Nguyễn Xuân Tình (97,4%) [23].

Bảng 3.6 cho ta thấy 64% người bệnh cho rằng thời gian điều trị dài khiến cho khó khăn trong việc tuân thủ nguyên tắc điều trị, do tính chất công việc, bận: 18,2%, tác dụng phụ của thuốc: 23,6%, mắc bệnh kết hợp: 9,1%; kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình [23] Uông Thị Mai Loan [16] và Nguyễn Kim Quy [19]. Những khó khăn của người bệnh chính là những khó khăn gặp phải của quy trình quản lý điều trị bệnh lao. Hiện nay, tại một số nước phát triển các nhà khoa học đang nghiên cứu và thử nghiệm một số phác đồ điều trị lao ngắn hơn 4 tháng và 3 tháng nhằm rút ngắn thời gian điều trị của người bệnh. Kết quả thử nghiệm khá khả quan, hi vọng một tương lai gần người bệnh lao sẽ được điều trị phác đồ ngắn hạn hơn, tiết kiệm chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị cho người bệnh.

Biểu đồ 3.4 cho thấy có 94,5% người bệnh nói rằng người thân quan tâm với việc điều trị của họ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình (97,4%) [23]. Người thân của họ quan tâm bằng nhiều hình thức chủ yếu là giám sát nhắc nhở uống thuốc, trực tiếp cho uống thuốc ngoài ra còn chăm sóc ăn uống sinh hoạt, đưa đi khám bệnh, lĩnh thuốc, xét nghiệm đờm. Đây là một yếu tố tác động rất tốt đối với người bệnh để họ tuân thủ điều trị tốt tuân thủ điều trị góp phần thành công của quy trình quản lý điều trị người bệnh .

Kết quả bảng 3.8 cho kết quả có 64,8% người bệnh có tác dụng phụ khi dùng thuốc lao, đây là một trong những vấn đề làm người bệnh tuân thủ điều trị kém hơn,

kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Uông Thị Mai Loan và Nguyễn Kim Quy [19]. Trong các tác dụng phụ, phát ban ngoài da, ngứa gặp ở 54,3% người bệnh, mệt mỏi sau uống thuốc xuất hiện ở 31,4 %, cảm giác chán ăn, buồn nôn xảy ra ở 20% người bệnh. Kết quả này tương đối logic với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy [22]năm 2006-2007 tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng của thuốc có liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh và ảnh hưởng đến quy trình quản lý người bệnh. Những tác dụng phụ của thuốc lao là một rào cản lớn cho việc tuân thủ điều trị của người bệnh; do vậy, cần có sự cố gắng rất nhiều của người bệnh cũng như thầy thuốc, phát hiện sớm những tác dụng phụ với từng người bệnh để điều chỉnh thuốc cho hợp lý, dùng các thuốc bổ trợ cho người bệnh để giảm tối đa những triệu chứng bất lợi cho người bệnh.

4.3. Sự thay đổi kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh lao đang điều trị giai đoạn củng cố sau can thiệp giáo dục bệnh lao đang điều trị giai đoạn củng cố sau can thiệp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh nam định sau can thiệp giáo dục năm 2016 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)