Hình tượng không, thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 65)

6. Bố cục luận văn

2.2.3 Hình tượng không, thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thường

Không, thời gian khi đi vào tác phẩm văn học được phản chiếu thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Đó là phương diện góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Thông qua khảo sát hình tượng không, thời gian của tác phẩm, người đọc sẽ dễ dàng tiếp cận và thẩm thấu những ý niệm mà tác giả gửi gắm vào đó. Sau những năm tháng phục vụ cho chiến trường, Lệ Thu đưa thơ mình về cuộc sống đời thường và cùng với bước đi của thời gian hiện thực, thơ Lệ Thu cũng đã tái hiện lại không, thời gian của cuộc sống đời thường. Nhờ đó, cuộc sống như một bức tranh sinh động được nhà thơ vẽ lại bằng thơ.

Không gian hiện thực đời thường hiện lên là những khung cảnh vô cùng gần gũi, quen thuộc. Đó là không gian của thiên nhiên, “rừng xanh, đại ngàn,

đất, biển…” và thời gian được tính bằng “năm tháng, đêm đêm, bốn tháng

trời…” đó là thời gian của đất trời, của những lo lắng, của những đêm trằn trọc

không ngủ. Qua bài Bền lòng như đất Lệ Thu đã tái hiện lại không, thời gian của: “Người canh rừng sau một đêm/ thấy đại ngàn trống vắng/ những cổ thụ

ra đi/ để lại phận người…/ Người nông dân cầm chùm nho thối rữa/ sau bốn tháng trời mưa nắng, phủi tay/ Nhà thơ đêm đêm vật vã với ngôn từ…” Với việc tái hiện không, thời gian hiện thực đời thường, Lệ Thu bộc lộ tâm sự sâu

kín với mình trước những vất vả của người lao động, nỗi đau thương với những khó khăn mà người lao động phải gánh. Trở về với hiện thực cuộc sống, không thời gian trong thơ chị là không gian của: “màu xanh cây lúa, lòng sông khô,

khu rừng bị chặt…” thời gian là: “thời nghiệt ngã, thời phôi pha, thời dối trá”

(Một thời ta sống). Lệ Thu nói lên nỗi lòng của mình giữa nhân thế khi giá trị thực, tươi đẹp bị mất đi thay vào đó là dối trá là thương đau.

Không, thời gian hiện tại không chỉ là nơi tái hiện lại cuộc sống thường nhật với những điều nhỏ nhoi, bé nhặt. Đó là thời gian tuần hoàn xuân, hạ, thu, đông … hay cũng có thể là thời gian của lòng người không thể lường đếm đong đo. Không gian ngoài là nơi để sống còn là nơi để tác giả “phơi” trải lòng mình với những lo lắng cho đời, cho người và cho mình. Qua hình tượng không, thời gian đó Lệ Thu gửi tâm tư, gửi cả những hoài niệm cá nhân.

Trong bài Tương đối tác giả đã mở ra thời gian của: “Mùa xuân đã qua/

Mùa hạ đã qua/ Mùa thu đã qua” thời gian cứ trôi qua bên đời để lòng người

bất chợt nhận ra: “Gì là quan trọng nhất trong đời?/ sống chết, giàu nghèo/

yêu ghét, trọng khinh…?” Thời gian cũng là những dự đoán của đời người:

“có thể ngày mai ta sẽ chết/ ngày mai trái đất sẽ nổ tung/ ngày mai mặt trời

không còn ánh sáng”, lấy thời gian đời thường để hướng về tương lại, dự đoán về thay đổi của đời người. Theo tác giả mọi thứ đều có thể xảy ra vào ngày mai nhưng: “sự thanh thản bình yên/ không thể ở lòng người/ …lòng tốt

khó sinh sôi/…tình yêu không vĩnh cửu”, những giá trị đích thực lại là thứ

không thể thay đổi theo ý muốn. Phải chăng nói như vậy tác giả muốn mọi người hãy trân trọng thời gian và những gì hiện tại chúng ta đang có. Đừng phí hoài để rồi mất đi hối tiếc đã muộn.

Không, thời gian hiện thực đời thường còn là không gian sống của quê hương là thời gian sống của con người. Đó là không gian của làng quê, nơi sinh ra lớn lên, nơi ghi lại những chiến công anh hùng, nơi mang màu xanh

của rừng dừa bát ngát. Đó là nơi để sống để yêu thương: “Cửa Tam Quan/ nơi

những dòng sông gặp gỡ/ nơi thăm thẳm biển trời thương nhớ/ nơi những cánh buồm từ đó ra đi” (Dưới tầm pháo giặc). Cái không gian hiện thực ấy được tạo nên bởi những tên làng, tên xóm, tên thôn cụ thể. Nhưng đôi khi nó được tạo nên bởi những biểu tượng của biển, sông, đất, cánh đồng … Tất cả tạo nên không gian sống chân chất, rất thực cũng rất mông mênh. Từ không gian ấy thời gian hiện thực cũng là hình tượng để con người biểu lộ những ngẫm nghĩ, suy tư của đời. Đó là thời gian để sống như xuân, hạ, thu, đông. Thời gian hiện thực trong thơ Lệ Thu luôn có tính trôi chảy, vận động không ngừng, qua tên những bài thơ như Đông về, Thu sang, Mùa đi, Lập Xuân, Đêm đêm … Chị quan niệm thời gian như một thứ quà tặng của cuộc sống giúp chữa lành những vết thương của lòng người: “Xin tặng bạn thời gian làm

cây thước/ đo lòng người/…/ xin tặng bạn thời gian làm nghị lực/…/ đứng tầm cao/…/ xin tặng bạn thời gian làm liều thuốc/../ chữa lành tất cả vết thương!” (Quà tặng thời gian). Thời gian như một món quà của tạo hóa, nhờ đó mà đo lường được dối trá của lòng người, qua thời gian những vết thương nông sâu của lòng cũng được chữa lành. Phải nói rằng tác giả đã dùng cả cuộc đời để sống và trải nghiệm để đúc kết những vần thơ như thế. Những vần thơ, ngắn gọn, những ý nghĩa chân thực, gần gũi, nhưng là kết quả sống của cả một đời người.

Như vậy nhờ vào tính không hạn chế của không, thời gian đã giúp nhà thơ tái hiện lại cuộc sống và giúp người đọc chiếm lĩnh trọn vẹn những giá trị nghệ thuật chân thực. Nhờ vào hình tượng không, thời gian mà thế giới nghệ thuật thơ Lệ Thu được thể hiện một cách đầy đủ và hấp dẫn. Qua đó người đọc cảm nhận được một Lệ Thu với những tác phẩm gần gũi, chân thực nhưng vô cùng ý nghĩa. Bởi cuối cùng thì một tác phẩm hay là một tác phẩm chạm được tới trái tim người đọc. Và hình tượng không thời gian nghệ thuật đã góp phần tạo nên thành công ấy.

Tiểu kết chương 2

Thơ Lệ Thu là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ luôn khao khát tình yêu và sự thấu hiểu. Cái tôi trữ tình của nhà thơ được thể hiện thông qua những dạng thức khác nhau: một cái tôi công dân có ý thức trách nhiệm với quê hương đất nước, một cái tôi nữ tính băn khoăn day dứt trước hiện thực cuộc sống; cái tôi cô đơn khắc khoải trong tình yêu đôi lứa. Đó cũng là những nội dung chủ yếu làm nên diện mạo và phong cách riêng của hồn thơ Lệ Thu. Bên cạnh đó, hình tượng không, thời gian nghệ thuật hiện tại gắn với chiến trường và cuộc sống đời thường đã giúp thơ Lệ Thu tái hiện lại bức tranh cuộc sống của “năm tháng đã qua, năm tháng đang về”. Thông qua hướng tiếp cận này người đọc có thể thấy rõ hơn những chủ đề cơ bản và nổi bật trong hành trình nghệ thuật của nhà thơ. Đó cũng chính là nét đặc sắc riêng trong thế giới nghệ thuật thơ Lệ Thu.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG THƠ LỆ THU 3.1 Thể thơ

Thể thơ không chỉ là phương tiện biểu hiện của nghệ thuật còn là phương tiện để thể hiện nội dung. Mỗi thể thơ mang trong mình nhiệm vụ riêng để đáp ứng yêu cầu sáng tác của nhà thơ, hoặc nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

Thơ Lệ Thu có sự phong phú về thể thơ: thơ tự do, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, chín chữ, lục bát. Ở thể thơ nào Lệ Thu cũng có thành công nhất định. Qua khảo sát thơ Lệ Thu thông qua tuyển Điềm đạm Việt Nam chúng ta có kết quả tỉ lệ các thể thơ như sau:

Thể thơ Số bài (bài) Tỉ lệ (%) Ghi chú

Thơ 5 chữ 28 10,48 Thơ 6 chữ 13 4,86 Thơ 7 chữ 16 5,99 Thơ 8 chữ 8 2,98 Thơ 9 chữ 1 0,37 Thơ lục bát 60 22,47 Thơ tự do 141 52,80 Tổng 267 100

3.1.1 Thơ tự do đạt thành tựu nổi bật

Qua khảo sát thơ Lệ Thu trong tuyển Điềm đạm Việt Nam ta thấy Lệ Thu sử dụng khá nhiều thơ tự do với 141/267 bài chiếm 52,80 % và số chữ trong câu cũng rất linh hoạt phù hợp với cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình của cuộc sống hiện thực vô cùng sinh động. Lệ Thu dùng nhiều câu thơ xuống dòng bậc thang để kí thác vào đó nỗi lòng tình cảm của mình và có sức

thuyết phục, lắng sâu trong tâm thức bạn đọc nhiều thế hệ. Nó như một dòng chảy của tâm trạng, của lời nói, của cảm xúc. Thơ tự do, gần như được rải đều trong cả sáng tác của Lệ Thu. Tính riêng trong tuyển Điềm đạm Việt Nam,

thơ tự do như mạch nguồn xúc cảm tuôn chảy dào dạt và là phương tiện cho chính tác giả bày tỏ nỗi niềm của mình.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách

luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối... Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần [16, tr.318].

Thơ tự do dường như mang trong mình lịch sử phát triển và những thành công riêng của thể loại. Đó là cả một quá trình từ khi hình thành và phát triển, từ những thành công bước đầu của phong trào thơ Mới, trải qua sự tôi luyện của thời đại và cuộc sống, thơ tự do có những đặc trưng cơ bản thích nghi với tâm thế của thời cuộc, thời đại. Chính vì thế không chỉ riêng Lệ Thu mà đã rất nhiều nhà thơ góp phần tạo thành công cho thể loại này như Phan Thị Thanh Nhàn, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly v.v…

Thơ tự do như một trợ thủ đắc lực cho Lệ Thu thể hiện tình cảm của mình với quê hương, đất nước. Trong bài, Dòng sông với đất Lệ Thu viết: “Nước trong ngần như mắt của ai trong/ Lũ trẻ tha hồ lặn ngụp/ Trăng lấp

lánh giữa lòng hồ thao thức/ Nước xuôi về, sao sáng cũng về theo”. Tình yêu

quê hương đất nước từ chính những điều nhỏ bé nhất, từ dòng sông, cơn gió, ánh trăng … Số lượng câu chữ không bị gò ép, dễ dàng giúp Lệ Thu xây dựng bức tranh quê hương đẹp. Tất cả tạo nên một quê hương chân chất, nhỏ bé mà chị hết lòng yêu quý.

vần điệu, thơ tự do rất phù hợp diễn tả nội tâm, cảm xúc bên trong của con người. Trong bài Nhắn tìm, Lệ Thu mượn thể thơ tự do để thể hiện nỗi niềm tâm trạng của riêng bản thân mình: “Ai biết chỗ nằm con mẹ lúc hi sinh/ xin

nhắn giúp về bà…ở xóm…thôn…huyện…tỉnh…/ Đối diện ta/ đôi mắt trong veo/ tấm hình người lính/ trẻ như ngày tòng quân”…

Dùng thể thơ tự do bài thơ là một lời tâm sự mà Lệ Thu muốn nhắn gửi.

Đó là sự đau đớn khi đồng đội mình nằm xuống mà sau bao năm vẫn không tìm được mộ phần.

Xét cho cùng thể thơ chính là phương tiện được tác giả sử dụng để truyền tải tâm tư, tình cảm của tác phẩm. Với thơ tự do Lệ Thu cũng có những sáng tạo riêng nhất định. Nhờ số lượng câu chữ không giới hạn, sự vắt dòng giữa các câu thơ, khiến các dòng thơ như một câu thơ được trải dài, để có thể nói hết mọi ngóc nghách, mọi suy tưởng trong tâm hồn, mà sự giới hạn của thể thơ truyền thống không thể thỏa mãn được. Trong bài Màu áo rêu xanh,

chị viết: “Lúc bom rơi/ khi chiếu đất màn trời/ vẫn người lính – vẫn những

người lính ấy/ mảnh đất miền Trung/ những mẹ già run rẩy/ cơn bão tràn qua/ mưa, lũ mịt mùng…”. Cả bài thơ như một lời kí sự bảy dòng thơ như là

một câu thơ, một lời nói, và mọi suy nghĩ, mọi tình cảm được thể hiện một cách rõ nét. Sự linh hoạt giữa số lượng các tiếng trong một dòng thơ cũng là một cách để nhà thơ kéo căng hay chùng lại những cảm xúc của chính mình. Có những dòng lên đến mười tiếng, có những dòng chỉ hai, ba tiếng… Dường như với thơ tự do sự co giãn nhịp điệu câu thơ góp phần khá lớn trong sự thể hiện cảm xúc của tác giả đến với bạn đọc. Trong bài Chuyện kể dưới chân Hòn kẽm đá dừng có những đoạn chỉ ba dòng thơ, nhưng có dòng mười tiếng, có dòng chỉ bốn tiếng. Cả ba dòng thơ chỉ là một câu khiến cảm xúc của người đọc được kéo căng ra, rồi co rúm lại trước nỗi đau mà tác phẩm truyền tải: “Mẹ chong mắt bốn mươi năm/ bàng hoàng mê, tỉnh…/ ngỡ tiếng khóc

con mình còn văng vẳng đâu đây!”

Khi đứng trước những vấn đề của cuộc sống đầy khó khăn, bất trắc, đầy xô bồ thể thơ tự do lại phát huy tối đa vai trò của mình. Trong những vần thơ viết về nhân tình, thế thái, về những nghĩ suy trước thời cuộc, những vần thơ tự do có đủ cơ sở và điều kiện để mang lại cho những đọc những nội dung sâu sắc nhất, chân chất nhất, mà những thể thơ bị gò bó về vần luật sẽ khó lòng thực hiện được. Chị viết: “Cỏ non ơi, xin cho một lối về/ nơi ai đã từng “quên”/ từng phũ phàng ngoảnh mặt/ Cho ta đặt lại bàn chân lên êm đềm bãi

cát/ dòng sông xanh quê mẹ thuở nào!” (Đích cuối cùng đôi lúc phía sau lưng). Những dòng thơ với độ dài ngắn khác nhau, cả đoạn thơ chỉ với hai câu giúp nhà thơ nói hết ý mình, diễn đạt trọn vẹn suy nghĩ. Đây chính là ưu điểm của thơ tự do mà những thể loại khác khó lòng làm được.

Giữa thế giới hiện đại bộn bề cảm xúc của con người vô cùng đa dạng, những nghĩ suy trăn trở cũng khó lòng nắm bắt và gò bó nó vào khuôn mẫu. Chính vì vậy thơ tự do là phương tiện mà nhiều nhà thơ tìm tới để trút bỏ nỗi lòng trút bỏ những suy ngẫm của chính mình và của người. Trong Facebook,

Lệ Thu viết: “Năm người…mười người…một trăm người…/ năm ngàn người

là số bạn bè được “kết” trên facebook/ mỗi ngày gặp nhau ít phút/ chào nhau một câu”. Bốn dòng như như một lời tự bạch của chính tác giả về cuộc sống

“ảo” mà rất nhiều người đang theo đuổi nó. Nếu bình thường đọc lên khó mà phân biệt đó là thơ hay văn. Những dòng thơ, dài ngắn khác nhau như một lời tâm sự, một sự san sẻ nỗi lòng của mình. Thơ tự do về mặt câu chữ giúp cho Lệ Thu thể hiện chân thật tinh tế nỗi buồn, nỗi cô đơn, sự ngóng trông, chờ đợi: “Ta không muốn làm một nữ hoàng vô tâm, kiêu hãnh/ mong đông đảo “thần dân”quỳ mọp dưới chân mình/ để rồi từ trên cao mà ban phát ái tình” (Tự bạch tình yêu). Hay trong Cô đơn, Lệ Thu viết: “Bao ngày tháng nhọc

Thơ tự do là một cách để Lệ Thu kể những câu chuyện bằng thơ, những câu chuyện về người lính quay lại bán đất Trường Sơn nơi đồng đội mình đang “nằm”, vì tiền, vì vật chất, sau chiến tranh trong Ngọn cỏ Trường Sơn, người mẹ đã hi sinh tính mạng con mình vì “cứu dân làng” trong Chuyện kể dưới chân hòn kẽm đá dừng, người con gái hi sinh cả tuổi thanh xuân để chăm sóc các đứa trẻ “thiếu mẹ thiếu cha” trong Người mẹ chưa một lần sinh nở… sự không giới hạn về số câu, chữ, dòng … giúp nhà thơ buông lỏng được cảm xúc của mình, để kể lại các câu chuyện đầy cảm xúc.

Như vậy với thể thơ tự do Lệ Thu đã phản ánh hiện thực cuộc sống,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)