6. Bố cục luận văn
2.3.1 Khái niệm không, thời gian nghệ thuật
Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:
Hình thức nội tại của hình thức nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian và và cái trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ trong thế giới nghệ thuật [16; tr64].
Thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý nên có thể không trùng khít với thời gian tự nhiên. Nếu thời gian tự nhiên chỉ có thể diễn ra theo một chiều nhất định thì thời gian nghệ thuật có thể diễn ra theo nhiều chiều khác nhau: từ hiện tại trở về quá khứ, từ quá khứ thoắt đến tương lai, cũng có khi quá khứ, hiện tại và tương lai đan lồng vào nhau. Ngoài ra thời gian còn có thể nhận biết qua ba bình diện là quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây là ba yếu tố cơ bản của thời gian và cũng là ba bình diện cơ bản của thời gian nghệ thuật. Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối.
Trong ba bình diện này thời gian hiện tại đóng vai trò chủ đạo. Likhachep đã từng nói:
Thực chất của thời gian nghệ thuật là thời hiện tại ước lệ và
sự phát triển của thời gian nghệ thuật chủ yếu là phát triển các hình thức thời gian hiện tại bởi vì thời gian hiện tại là thời gian của
sự sống” (Likhachep)
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [16;
tr.160]. Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn
tại cùng thế giới nghệ thuật” [16; tr.161].
Ông khẳng định một cách chắc chắn:
Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không có nền cảnh của nó. Và không gian nghệ thuật là một sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống [16; tr.160-161].
Không gian nghệ thuật đồng nhất nhưng không thống nhất với không gian khách thể. Không gian vật chất tồn tại khách quan với ý thức con người. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm thể hiện cách nghĩ riêng về thời gian, quan niệm nhân sinh, thái độ sống…
Không, thời gian nghệ thuật luôn có sự thay đổi theo từng thời kì văn học. Ở mỗi giai đoạn văn học, không, thời gian nghệ thuật mang những đặc trưng riêng làm nên dấu ấn thời đại. Không, thời gian nghệ thuật trong văn học dân gian mang đậm màu sắc huyền bí với mô hình không gian vĩnh hằng, thời gian vô tận. Trong văn học trung đại, không, thời gian nghệ thuật mang tính rộng lớn bất biến, của không gian vũ trụ “Xuân qua trăm hoa rụng/ Xuân
tới trăm hoa tươi” (Cáo tật thị chúng - Mãn Giác Thiền Sư). Đến văn học hiện đại, thời gian chảy trôi gấp gáp: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương
qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” (Vội vàng - Xuân Diệu). Thời gian nghệ thuật còn có sự giao thoa giữa hiện tại - quá khứ - tương lai. Không gian nghệ thuật thơ hiện đại đã thực sự gần gũi với cuộc sống cá nhân con người, đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống.
Qua khảo sát thơ Lệ Thu chúng tôi thấy, Lệ Thu chú trọng xây dựng hình tượng không, thời gian nghệ thuật với hai kiểu cơ bản: Hình tượng không, thời gian hiện tại gắn với cuộc sống chiến trường và hình tượng không, thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thường.