Cảm hứng đời tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 26 - 34)

6. Bố cục luận văn

1.2.3 Cảm hứng đời tư

PGS.TS.Nguyễn Đăng Điệp đã nói:

Những năm đầu thập kỷ 80 thơ ở giai đoạn chuyển giọng:

nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi trước một thực tại khắc nghiệt. Nếu như trước đây, các nhà thơ dường như e ngại nói về nỗi buồn thì trong thơ sau 1975, nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗi buồn. Đó không hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ mới mà là nỗi buồn gắn chặt với một thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới. Có nỗi buồn về thần tượng bị gãy đổ, ảo

tưởng bị tan vỡ khi nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng Tạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện tồn tại mà “xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và có những trắc ẩn về riêng tư, đôi lứa: “Em chết trong nỗi

buồn - Chết như từng giọt sương - Rơi không thành tiếng” (Lâm Thị

Mỹ Dạ), (Thơ Việt Nam sau 1975 - Từ cái nhìn toàn cảnh).

Lệ Thu không nằm ngoài xu hướng ấy. Sau những trăn trở của thế sự,

nhân tình thế thái Lệ Thu vẫn dành một khoảng trời riêng để ngẫm chuyện của mình. Vì thế cảm hứng đời tư được thể hiện trong thơ Lệ Thu như một cách bày tỏ tâm tư để tiếng nói của cõi lòng được thể hiện. Qua những vần thơ ấy bạn đọc dễ dàng hiểu hơn về Lệ Thu về con người điềm đạm, nhẹ nhàng nhưng lại rất sâu sắc và tinh tế kể cả cách thể hiện lòng mình. Với cảm hứng đời tư chị như trải lòng mình và nói hộ lòng người. Sự gần gũi bình dị càng mang thơ Lệ Thu bước chân vào lòng người đọc nhẹ nhàng như cơn gió nhưng lại thấm đượm và tỏa ngát hương. Đây cũng là dư vị đặc sắc làm nên một Lệ Thu rất riêng.

Gác lại lời thơ của những năm tháng chiến trường khói lửa Lệ Thu trở về đời thường với cuộc sống của một người phụ nữ ẩn mình trong một con hẻm nhỏ nơi thành phố biển hiền hòa mơ mộng. Hồn thơ của chị vẫn không ngủ yên nơi mảnh đất hiền hòa hòa này. Thơ chị vẫn là tiếng lòng của một người mẹ, người chị, người phụ nữ với những khát khao của cuộc sống bình dị đời thường.

Dường như tình yêu là cội nguồn của đời sống khơi nguồn những cảm xúc, trong đó có thơ ca. Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu trở thành đề tài bất tận của những hồn thơ đầy mơ mộng như chính Xuân Diệu đã khái quát: “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào?” (Bài thơ tuổi nhỏ).

Vâng làm sao sống khi không có tình yêu? Tình yêu mang lại cho con người vô vàn những cảm xúc với những hương vị khác nhau. Khi trái tim con người rung lên một nhịp lạc mất đi một nhịp vì một người khác giây phút ấy, tình yêu đã nảy sinh và đã chết đi. Bởi thế nên tình yêu luôn mang lại cho người nghệ sĩ đặc biệt là những nữ nghệ sĩ những cảm hứng thơ bất tận. Lệ Thu cũng không ngoại lệ. Trong tuyển tập Điềm đạm Việt Nam với 267 bài thơ đã có 71 bài viết về tình yêu đôi lứa chiếm tỉ lệ 26,59%.

Tình yêu như một khu vườn đầy bí mật. Nó hấp dẫn đến mức ai trong đời cũng một lần muốn bước vào đó để rồi chìm đắm trong nó và ở nơi đó cũng đầy những điều khó lí giải khó định nghĩa, chỉ cần một ánh mắt một nụ cười là đã đủ: “Phút biết anh là phút gặp ánh mắt anh nhìn/ Phút hiểu anh

cũng là phút ấy/ Vì giếng quá trong nên dễ nhìn thấy đáy/ Vì mắt quá trong nên mắt nói rất nhiều” (Lời của mắt). Tình yêu khó hiểu đấy nhưng những người tim cùng chung nhịp đập chỉ cần nhìn ánh mắt nhau thôi cũng đã hiểu những điều muốn nói. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nhìn vào đấy ta sẽ bắt gặp những tâm hồn đồng điệu những điều mắt muốn nói nhiều hơn những điều mà ngôn ngữ đời thường thể hiện. Và “Có lẽ mắt muôn đời vẫn nói hộ lời

yêu/…Em chẳng dám nhìn nhiều – đôi mắt ấy/ Đừng hỏi em không nhìn sao thấy/ Cho em hỏi một lời: sao anh cứ nhìn em” (Lời của mắt). Vâng, tình yêu vốn dĩ có cách nói riêng có cách thể hiện riêng mà đôi khi không cần phải nói chỉ cần nhìn nhau chạm một ánh nhìn là quá đủ để đôi trái tim loạn nhịp nó cũng phù hợp với sự tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với tình yêu, nói chưa khi nào là đủ nhưng đôi khi sự im lặng chính là tiếng nói quá đủ đầy: “Tình yêu vốn vẫn không lời/ Bài thơ em viết tặng người: lặng im” (Không lời). Dù cho cách thể hiện có bằng ánh mắt bằng lời nói hay chỉ là sự lặng im thì tình yêu trong thơ Lệ Thu vẫn không thiếu sự nồng nhiệt, mãnh liệt, cháy bỏng: “Mênh mông một trời sóng/ Càng xa vời càng xanh/ Mênh mông tình

yêu anh/ Càng xa vời càng thắm” (Sóng). Tình yêu ấy mãnh liệt vượt lên cả không – thời gian, càng xa càng thắm xanh, càng nồng đượm. Đây cũng chính là tình yêu cháy bỏng trong trái tim của mỗi người phụ nữ khi yêu.

Tình yêu tất nhiên là tiếng nói hạnh phúc của con tim, nhưng cạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc thì tình yêu cũng mang bên nó những cảm xúc khác. Đó là hy vọng là chờ đợi là hi sinh, là đau khổ, lo lắng…và những mong ước vuông tròn.

Hiển nhiên thế nên trong thơ mình Lệ Thu cũng dành những vần thơ da diết cho những tâm hồn chờ đợi yêu thương: “Một ngày như thể dài thêm/

Một ngày vô tận, một đêm bạc đầu/ Trông người chẳng thấy người đâu/ Bao nhiêu chiếc lá trên đầu rụng rơi” (Đợi Chờ), những hy vọng dẫu mong manh nhưng vẫn luôn đau đáu cõi lòng: “Thôi anh hãy là vần thơ/ Nhập vào tim em

vậy nhé/ Để muôn sau tình ta vẫn trẻ/ Vẫn nồng nàn nguyên vẹn trong nhau!”

(Vần thơ của em). Trái ngang là điều không thể thiếu trong đời, chị đã nói: “Thôi anh đừng nói nữa/ Trời đã vào mùa Đông/ Đừng nhìn em thế nữa/ Đời

chỉ là bão giông!” (Ngang trái). Sau những đau xót của tình yêu, trái tim yêu của người phụ nữ không thể giấu đi những lo lắng của mình.

Là một người phụ nữ trái tim Lệ Thu cũng rung lên những nhịp thổn thức khi nhắc đến tình mẫu tử thiêng liêng Chế Lan Viên trong bài Con cò đã nói: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Những vần thơ ca ngợi tình mẫu tử dường như luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ. Lệ Thu cũng vậy là một người con phải nhìn mẹ: “Trước mũi súng và xe

tăng, mẹ đứng/ Nhìn theo con hun hút cuối con đường” rồi chính Lệ Thu cũng là một người mẹ đã phải gửi con để vào chiến trường một người phụ nữ yếu mềm phải trải qua bao cảm giác sinh ly tử biệt. Chính những điều ấy đã nuôi lớn cảm xúc mẫu tử trong trái tim chị. Trong tuyển Điềm đạm Việt Nam chị dành riêng phần II Mẹ - Con với 41 bài thơ chiếm 15,35%.

Tình Mẫu – tử chính là cội nguồn cho sự sinh sôi của cuộc sống và nó cũng là cội nguồn cho những sáng tạo hình thành và phát triển.

Trước khi là một người mẹ chị là một người con bởi vậy chị dành khá nhiều lời thơ da diết cho người mẹ của mình. Chị khẳng định mẹ là Người duy nhất trên đời: “Người duy nhất trên đời không tính toán cùng ta/ Đó là

Mẹ/ người cho ta sự sống/…Người chẳng thể dìu ta trên đường đời mãi mãi/ nhưng mãi mãi trái tim người/ nâng đỡ bước chân ta!”. Vâng mẹ là người

mang nặng, đẻ đau, lo lắng cho đứa con thơ của mình, dù sau bao vấp ngã, bao sóng gió, phong ba…mẹ vẫn bên cạnh. Với mẹ con luôn là đứa trẻ thơ bé dại, luôn cần chở che. Mượn hình ảnh đàn gà Lệ Thu thấy tấm lòng bao dung của người mẹ: “Thoáng bóng diều hâu/ linh giác mẹ gà/ che chở đàn con/ xòe

đôi cánh”. Tình mẫu - tử dường như là tình cảm thiêng liêng của vạn vật, không chỉ riêng con người, mà những loài động vật ngoài kia cũng thương yêu và bảo vệ con của mình. Mẹ luôn là nơi con có thể quay về, có thể sà vào lòng mẹ, rồi khóc ngon lành như một đứa trẻ, dù đã tóc bạc da mồi, dù đã là một ông vua, dù có là một tên trộm, dù có hoàn hảo, hay thiếu sót, với mẹ con mẹ vẫn bé bỏng vẫn cần yêu thương bảo vệ vẫn là người hoàn hảo nhất trong mắt mẹ. Vậy nên: “Với mẹ con là tất cả/ Sướng vui, kiêu hãnh, mong chờ…/

Đường đời lỡ khi vấp ngã/ Biết rằng mình chẳng bơ vơ” (Còn mẹ). Mẹ luôn dạy dỗ và hướng đứa con ngoan của mình đến những giá trị đạo đức nhân sinh cao đẹp: “Đừng khinh thân phận thấp hèn/ Đừng tâng bốc kẻ uy quyền

giàu sang” (Lời mẹ).

Trong bài Dặn con, Lệ Thu có nói: “Nếu mỏi/ con ngồi đâu cũng được/

miễn đừng làm nát cỏ non/ Muốn cao hơn/ con đứng đâu cũng được/ trừ trên đầu bạn con/ Muốn đến đích/ con đi đường nào cũng được/ đừng vừa đi vừa mắng mỏ đường mòn!” (Dặn con), hay: “Con ơi con! Mẹ ghi vào quyển sách/

nếu phải chết chọn cái chết nào đẹp nhất” (Lời thương gửi lại). Mẹ luôn dành cho con những dặn dò, những lời khuyên nhủ dạy cho con điều hay lẽ phải. Đó chính là cơ sở để con bước vào đời trở thành một người công dân tốt có ích cho nước, cho dân. Mẹ luôn theo con trên mọi nẻo đường, mọi giai đoạn từ khi sinh ra cho đến khi tóc ngả màu sương gió mẹ vẫn một lòng cưu mang.

Với người mẹ của mình, bà Lê Thị Nhâm, Lệ Thu cũng dành khá nhiều lời thơ đầy da diết: “Con ra đi nghoảnh mặt lại thẩn thờ/ Mẹ đang đứng – nơi

ngày xưa mẹ đứng/ Trước mũi súng và xe tăng mẹ đứng/ Nhìn theo con hun hút cuối con đường/ Mẹ đứng nơi này một nắng hai sương/ Mái tóc mỗi ngày mỗi bạc/ Mẹ đứng nơi này chắt chiu từng hạt thóc/ Lại nuôi con như thuở mới ra đời” (Nơi mẹ đứng). Hay: “Phơi mình dưới nắng chói chang/ nhọc nhằn kéo

lên gàu nước/ Những giọt mồ hôi tuôn/ gió xòa tóc bạc” (Cánh đồng của mẹ). Người mẹ phải chịu nhiều vất vả, hi sinh, cực khổ, của cuộc đời để gánh gồng đàn con thơ. Mẹ chính là tiếng gọi thiêng liêng của mỗi đời người ai cũng sợ, sợ một ngày: “Má mất sẽ ra sao?/ Tôi tự hỏi ngàn lần như thế/ Lòng nghẹn lại

trước bao điều có thể” (Khi tóc má bạc rồi). Nhưng đối với mẹ: “Chẳng ai

tránh được con đường tử sinh/…Thôi con, ở lại giữ mình/ Đừng buồn thế thái nhân tình bạc đen/ Đừng khinh thân phận thấp hèn/ Đừng tâng bốc kẻ uy quyền giàu sang…”. Trước lúc ra đi mẹ không nghĩ gì cho bản thân mình chỉ

mong muốn con có thể giữ tâm bình thản trước sóng gió cuộc đời: “Chông gai

mẹ vượt đời này/ Cầu cho con những tháng ngày yên vui” (Lời mẹ).

Trong Chuyện kể dưới chân hòn kẽm đá dừng kể lại câu chuyện của người mẹ mất con trong chiến tranh sự đau xót, mất mát, những ám ảnh mãi dằn vặt tâm hồn người mẹ dù bao nhiêu năm đã trôi qua: “Mẹ chong mắt bốn

mươi năm/ bàng hoàng mê tỉnh…/ ngỡ tiếng khóc con mình còn văng vẳng đâu đây”. Chị kể lại câu chuyện của mẹ Lê Thị Nghè đã tự tay “giết tiếng

“hai trăm con người/ đang trốn chui trốn nhủi” và ngoài kia là: “lính Mỹ, Nam Hàn…/súng lăm lăm, súng lùng sục, vây càn/ dỏng tai lần theo tiếng khóc”. Còn sự đau xót nào hơn, khi: “Tiếng khóc bặt rồi/ lặng cả lòng hang/ trong tay mẹ lạnh dần cái xác/…hồn mẹ cũng theo con… “bấy chừ đã chết”.

Sự hi sinh ấy có gì đớn đau hơn, mẹ hi sinh sinh mạng đứa con thơ vì sự sống của dân làng để rồi hồn mẹ cũng chết.

Nhắc đến sự hi sinh của những người mẹ trong chiến tranh không chỉ là cái chết mà còn là sự đau đớn để lại dù chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng sau bao nhiêu năm. Trong bài Mầm xanh của mẹ ở đâu (Thác lời người mẹ có con nhiễm chất độc da cam) Lệ Thu đã nói lên nỗi đau chung của bao nhiêu người mẹ khi họ hi sinh tuổi trẻ của mình “xếp bút nghiên” lên đường vì cuộc chiến. Nhưng khi họ gieo mầm xanh cuộc sống khi họ sinh ra một sinh linh bé bỏng, chất độc màu da cam đã: “làm cho con tôi không thành hình thành vóc/

chỉ cục thịt vô hồn làm sao sống giữa thế gian?” Bằng sự đau xót của tấm

lòng người mẹ chị đã kêu lên: “Ta hỏi trời, hỏi đất/ hỏi kẻ cầm đầu chiến

tranh xâm lược/ kẻ hám lợi sát nhân/ con ta đâu?” Sau khi hòa bình lập lại,

với những hậu quả mà chất độc màu da cam đã gây ra cho nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh với Mỹ: ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi nạn nhân Chất độc da cam, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Tuy nhiên trải qua thời gian dài đấu tranh với vụ kiện đến nay việc khắc phục hậu quả vẫn chưa thực sự được thực hiện thỏa đáng. Tất cả những đau xót đó là sự phẫn nộ với hậu quả nó để lại, Lệ Thu đã lên tiếng trong thơ mình: “Sao còn chối quanh/ còn phân trần/

khi hàng triệu trái tim/ đã thành luật sư, tòa án/ khi những đứa con tuổi ba mươi không thể/ thành người lớn/ khi trùng trùng quái thai/ vẫn sống làm

nhân chứng?/ Con ta đâu???/ Mầm xanh của mẹ ở đâu!!!”. Một câu cảm thán

như một câu hỏi từ đáy lòng được đưa ra đầy đau xót, nó mang sự ám ảnh trong tim người đọc và nhịp thở cũng run lên không ngừng.

Mong rằng những ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc! Bởi cuộc đời người chẳng có giây phút sống cho riêng mình!

Lệ Thu cũng dành riêng những trang viết đầy tình cảm cho con mình. Lệ Thu rời con từ khi con còn bé để vào vùng chiến những tình cảm yêu thương, mong nhớ đứa con thơ đến cháy lòng được chị mang vào những vần thơ. Trong bài Viết cho con Lệ Thu phơi trải nỗi lòng của mình vào từng vần thơ, như một lời tâm tình dành cho con chị nói: “Biết con thiệt thòi hơn nhiều đứa

trẻ/ vì thiếu bàn tay mẹ lo chăm/ Nhưng lòng con sẽ sáng mặt trăng rằm/ Khi lịch sử sang trang con vẫn nhìn thấy mẹ/ Khi Tổ quốc gọi tên từng thế hệ/ Trong vinh quang con không phải cúi đầu”. Chị như trần tình lí do đã để tuổi

thơ con lớn lên mà không có mẹ bên cạnh, tất cả cũng vì con vì để con có niềm tự hào về mẹ về Tổ quốc, để con lớn lên “không phải làm nô lệ”... “nên

bây giờ mẹ phải ra đi”. Lệ Thu biết sự thiệt thòi của con thơ nhưng với chị để

con có cuộc đời trọn vẹn phải nén yêu thương tận trái tim mình. Bao năm tháng ấy tình yêu dành cho con không phút nào nguôi. Tất cả mẹ dành cho con là niềm thương nhớ: “Xin cơn bấc thổi về, thổi nhẹ/ Xin trưa nồng cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)