Các thể thơ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 73 - 77)

6. Bố cục luận văn

3.1.2 Các thể thơ khác

Lục bát là thể thơ bắt nguồn từ “dòng sữa” của ca dao, dân ca, giàu tính trữ tình và mang đậm màu sắc dân tộc. Đây dường như là thể thơ mà hầu hết các nhà thơ đều sử dụng trong sáng tác của mình nhưng mỗi người có một thành công nhất định. Khác với lục bát Huy Cận man mác bâng khuâng, lục bát Nguyễn Bính chân, mộc, lục bát Phạm Công Trứ có phần dí dỏm, bông phèng đầy chất triết lí thì lục bát trong thơ Lệ Thu chan chứa tình cảm nhưng đầy sâu lắng và mang tính nội cảm sâu sắc.

Nhóm tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: Lục bát là “một thể câu thơ cách luật mà các thể thức được tập trung thể hiện trong một

khổ gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (câu lục) và dòng tám tiếng (câu bát)” [ 16; 162].

Bằng ý thức lao động, sáng tạo nghệ thuật của mình Lệ Thu đã sử dụng thể lục bát linh hoạt, hiệu quả và tinh tế. Lục bát đã mang lại cho thơ chị sự dịu dàng, uyển chuyển và sâu lắng, mang nét riêng của tác giả.

Khảo sát qua tập thơ tuyển Điềm đạm Việt Nam có 60/267 bài thơ lục bát chiếm 22,47%. Thể thơ này được rải đều trong tuyển tập, và được sử dụng nhiều nhất ở phần I Quê hương - Đất nước với 19/67 bài thơ. Lục bát là thể thơ dễ chuyển tải cảm xúc của con người. Đó cũng là thể thơ truyền thống nên góp phần giúp Lệ Thu bộc lộ tình yêu của mình với quê hương, đất nước.

Lệ Thu dành thể thơ lục bát, với những âm điệu nhẹ nhàng, trữ tình để ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Trong bài Phù sa đất mũi, Lệ Thu nói: “Người là

muôn hạt phù sa/ Góp về Đất Mũi bài ca cội nguồn/ Đất nghèo rượu với trăng suông/ Cha ông mình trải nỗi buồn sớm trưa”. Với những vần thơ da diết nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp của vùng đất Mũi bằng tình yêu thương dạt dào. Thơ lục bát của Lệ Thu đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc thể hiện tình cảm với gia đình, quê hương. Trong bài Cha, Lệ Thu đã diễn tả được nỗi niềm yêu thương dành cho người cha đã chịu nhiều vất vả, hi sinh: “Bây giờ

tóc bạc, cha ơi/ Đôi chân teo tóp, nụ cười héo hon/ Ước mơ giờ cũng mỏi mòn/ Vẫn chăn đơn, vẫn áo sờn, cơm suông”.

Tình cảm với quê hương được chị bộc bạch khá rõ qua các bài thơ Phước Hòa quê ngoại, Dịu dàng Đà Lạt, Đường đêm cổ tích, Trăng Dương Biên,

Cảm ơn người đến quê tôi… Bằng thể lục bát và bằng những vần thơ chứa chan cảm xúc Lệ Thu đã bộc lộ được nỗi lòng của chính mình qua lời cảm ơn sâu sắc đến các chiến sĩ giải phóng quân quê miền Bắc: “Tôi ơn Người mãi mai sau/

Dám đem tuổi trẻ đổi màu trời xanh” (Cảm ơn Người đến quê tôi).

chẵn nhưng đôi khi vẫn có cách ngắt nhịp riêng để phù hợp với cảm xúc của mình. Lục bát là thể thơ dễ dàng chuyên chở những cảm xúc của người nghệ sĩ đến với bạn đọc. Đó cũng là thể thơ dễ dàng chạm vào xúc cảm bởi sự tinh tế, nhẹ nhàng và cách gieo vần uyển chuyển. Lệ Thu hay dùng lục bát để tìm về với những miền xưa cổ tích với những nhân vật xưa Tình Mỵ Châu, Trò chuyện với Nguyệt Nga để giải tỏa nỗi niềm, tâm sự của mình.

Những vần thơ lục bát của chị như một lời ru mát lành giữa bao bộn bề trăn trở. Trong Lời ru chim yến Lệ Thu đã hát lên khúc ru không chỉ dành cho mình mà còn là dành cho đời: “À ơi… con ngủ đi nào/ Ngủ ngon mai sẽ bay vào niềm

vui/ Con phù du giữa biển trời” (Món ăn đạm bạc một đời thanh liêm).

Lục bát còn là thể thơ giúp chị thể hiện được nỗi niềm, tình cảm riêng tư, đơn côi trong chính mình: “Cuối năm mình với một mình/ Đón xuân cùng với

một bình hoa tươi/ Lặng thinh người khóc, hoa cười/ Niềm vui ngắn tựa cuộc đời nở hoa” (Cuối năm). Những vần thơ thể hiện sự cô đơn trong ngày sum họp của thế gian, khiến lòng người đọc cũng không tránh được sự chạnh lòng.

Trong Mong manh bằng những câu lục bát chị khái quát nên quy luật cuộc sống: “Vẫn hoàng hôn, vẫn bình minh/ Đừng buồn một kiếp phù sinh.

Đừng buồn”. Câu thơ tám tiếng thứ hai được chị ngắt ra thành hai câu riêng,

để nhấn mạnh nỗi niềm, lòng mong muốn mà chị muốn nhắn nhủ cho người đọc và cho chính mình. Bởi sự thôi thúc yêu thương trong chị luôn dạt dào, và luôn mang một sự lo sợ cho hạnh phúc mỏng manh: “Nắm bàn tay, nắm bàn

tay/ Kẻo rồi như ở kiếp này lạc nhau” (Mong manh).

Lục bát là thể thơ vô cùng phù hợp cho sự thể hiện tình cảm giữa mẹ và con, tình yêu giữa người với người. Trong bài Lời mẹ Lệ Thu dành những vần thơ lục bát để dặn dò con mình thái độ sống với đời. Dặn con cũng chính là dặn mình, dặn đời: “Thôi con ở lại, giữ mình/ Đừng buồn thế thái nhân tình

sang”. Lục bát như những vần thơ dễ dàng đan xen, len lỏi vào tâm trí người đọc, để tìm ra những ngóc ngách, những góc khuất tâm hồn. Từ đó tìm thấy tiếng nói đồng cảm giữa những tâm hồn.

Lục bát trong thơ Lệ Thu như một sự nối kết giữa truyền thống và hiện đại. Nó vừa thể hiện sự gắn kết của giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa có những nét riêng, sáng tạo của riêng Lệ Thu. Hơn hết lục bát trong thơ chị còn là tiếng nói của tấm lòng của những điều thầm kín. Khi chị xuất hiện đã có rất nhiều nhà thơ thành công trong thể thơ này thế nhưng thơ chị vẫn dành được vị trí nhất định trong lòng bạn đọc. Bởi nó là sự gắn kết của những trái tim.

Ngoài ra Lệ Thu còn sử dụng khác nhiều các thể thơ 5 chữ có 28 bài chiếm 10,48 %. Thơ 5 chữ nhịp 3/2 thường không đổi về số câu, số vần, cách gieo vần thường là liên vận và cách vận, cách diễn đạt ý gãy gọn, nhanh, nhưng cũng đầy cảm xúc, niềm vui. Lệ Thu còn sáng tạo trong việc đan xen gieo vần liên vận và cách vận: “Có người đi không đến/ Cõi lòng mình thật xa/ Trăm ngọn triều

thương mến/ Biển nói lời hai ta/ Trang sách vượt phong ba/ Thương cánh buồm tác giả/ Câu thơ chừng vật vã/ Thông điệp từ trái tim” (Thông điệp).

Cạnh đó trong Điềm đạm Việt Nam còn có thể thơ 6 chữ, được sử dụng với số lượng 13/267 bài chiếm 4,86% cũng đan xen việc gieo vần gián cách và liên vận. Thơ 7 chữ cũng được Lệ Thu sử dụng với 16/267 bài chiếm 5,99%, vần ở tiếng 1, 3, 5 không kể. Ở tiếng 2, 4, 6 nếu tiếng 2, 6 là tiếng bằng thì tiếng thứ 4 là trắc và ngược lại. Ví như trong bài Khoảng trời thương nhớ chị viết: “Lá chuối, vườn tre làm giấy bút/ Trang đầu tập viết

dưới vầng trăng” giúp tái hiện lại những khó khăn gian khổ trong kháng chiến. Trong 16 bài thơ 7 chữ, có 5 bài theo luật bằng trắc chiếm 31,25 % ngoại lệ có 9 bài chiếm 43,75%. Ngoài ra trong hợp tuyển, Lệ Thu còn có 8/267 bài thơ 8 chữ chiếm 2,98% và duy nhất một bài thơ 9 chữ bài Thế chấp,

Như vậy Lệ Thu đã sử dụng khá đa dạng và nhuần nhuyễn các thể thơ trong sáng tác của mình. Chính nó đã cho thấy sự miệt mài sáng tạo của một nhà thơ có tâm với nghề với đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)