Giọng trữ tình đằm thắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 80 - 82)

6. Bố cục luận văn

3.3.1 Giọng trữ tình đằm thắm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức

của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca châm biếm [16, tr.122].

Mỗi tác giả luôn có giọng điệu riêng trong tác phẩm mình sáng tác. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng, giọng điệu là sự biểu hiện lập trường, tư tưởng,

cảm xúc chủ thể là nguyên tắc lý giải và chiếm lĩnh hiện thực của thi nhân. Trong lịch sử văn học các nhà thơ, nhà văn lớn bao giờ cũng vươn lên để xác lập giọng điệu cá nhân đặc biệt là trong văn học hiện đại.

Việc lựa chọn giọng điệu để phản ánh hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ là vô cùng quan trọng. Nó thể hiện tài năng nghệ thuật của nghệ sĩ. Trong thơ Lệ Thu giọng điệu trữ tình đằm thắm này chủ yếu thể hiện ở thể loại lục bát giúp thể hiện tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình qua bức tranh cuộc sống sinh động. Với giọng điệu êm đềm, nhẹ nhàng sự thực tàn khốc của chiến tranh được vẽ lên: “Hỏi ai chém chết đồng bào/ Ai đem tang tóc dội vào

nơi đây/ Đau từng ngọn cỏ, lá cây/ Hai mươi năm chẳng một ngày bình yên”

(Phước Hòa quê ngoại).

Tất nhiên là một nhà thơ sáng tác bằng cả trái tim yêu của mình thơ của Lệ Thu thấm đẫm giọng điệu trữ tình, đằm thắm với những tình cảm tha thiết dành cho quê hương, gia đình, mẹ con, đồng đội, tình yêu… Trong bài

Khoảng trời thương nhớ, Lệ Thu viết: “Thương nhớ khoảng trời ta bé thơ/

Bâng khuâng bông lúa trổ ngang bờ/ Ruộng nhà bà ngoại thăm từng bữa/ Ngan ngát hương đồng thuở mộng mơ”. Những kỉ niệm về bà, về tuổi thơ, về

quê hương… Lệ Thu, sử dụng kiểu câu thơ có giọng điệu đều đều trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng góp phần làm nổi bật vẻ đẹp yên tĩnh của bức tranh làng quê, vừa diễn tả tâm trạng nhẹ nhàng bâng khuâng, với quãng trời kỉ niệm.

Với tình cảm mẹ con, giọng thơ trữ tình, đằm thắm càng tha thiết, đằm thắm hơn. Nó là một điều kiện thuận lợi để những vần thơ tha thiết về tình mẹ con được cất lên: “Chỉ có tấm lòng tha thiết thương yêu/ Mẹ chép lại thành

những vần thơ nhỏ/ con giữ lấy và tìm trong đó/ Tình yêu thương, hình bóng mẹ, sự êm đềm” (Lời thương ở lại). Đối với tấm lòng của người mẹ, sự thương yêu là vô bờ bến. Là một người phụ nữ trải qua khá nhiều những tổn thương trong lòng, hơn ai hết ở chị có sự chín chắn và đằm thắm trong suy

nghĩ. Đó cũng là cách mà chị tư duy và viết. Giọng điệu trữ tình càng giúp Lệ Thu thể hiện rõ nỗi lòng của mình với những xúc cảm của tình yêu. Trong bài

Lời của mắt Lệ Thu viết: “Phút biết anh là phút gặp mắt anh nhìn/ Phút hiểu

anh cũng là phút ấy/ Vì giếng quá trong nên dễ nhìn thấy đáy/ Vì mắt quá trong nên mắt nói rất nhiều”. Tình yêu nhẹ nhàng, tha thiết như chính con người và giọng điệu thơ chị.

Bằng cách sử dụng ngôn từ giàu tính biểu tượng Lệ Thu đã mang đến cho độc giả những cảm nhận tinh tế về một hồn thơ đang yêu da diết cháy bỏng. Với giọng điệu trữ tình, đằm thắm thơ Lệ Thu đã mở ra cả một thế giới của tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu con người và tình yêu cuộc sống…đầy trữ tình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)