6. Bố cục luận văn
1.3.1 Các chặng đường thơ
Sáng tạo thơ cũng như cuộc sống là một hành trình dài có sự khởi đầu, phát triển và những khó khăn trở ngại. Mỗi người sáng tác trong hành trình đó phải tự mình vận động để phù hợp với cuộc sống, phù hợp với yêu cầu của độc giả và những tìm tòi sáng tạo sẽ giúp đào sâu bản thể người nghệ sĩ cũng như thể hiện tâm huyết với đời, với thơ. Thơ là để phản ánh cuộc sống, bởi vậy, theo tiến trình của lịch sử và sự vận động của thời gian sự đổi thay của nhân thế, nhà thơ cũng phải có sự thay đổi để thích nghi và tiếp tục vững bước trong hành trình của mình. Nhìn lại hành trình sáng tạo thơ Lệ Thu có thể thấy tác giả đã có sự biến đổi tư duy để thích hợp với hành trình phát triển của cuộc sống. Tuy nhiên sự biến đổi ấy không ngổn ngang, đơn độc, cô lẻ mà luôn có sự nhất quán.
Nam dày 435 trang, có 6 phần: Quê hương đất nước, Mẹ con, Bạn bè đồng đội, Tình yêu, Nhân thế và Trường ca quê hương, là sự chắt lọc, tập hợp tác phẩm từ 9 tập thơ đã xuất bản trước đó: Xứ sở loài chim yến (1980), Niềm vui cửa biển (1983), Hương gửi lại (1990), Nguyện cầu (1991), Chân dung tình yêu (1996), Tri kỷ, Khoảng trời thương nhớ (2000), Mây trắng (2005),
Tri âm của đất (2009) cùng những bài thơ mới được sáng tác trong vài năm gần đây chưa có mặt trong các tập thơ đã xuất bản. Có thể chia hành trình ấy qua hai chặng cơ bản và có tính tương đối là trước và sau Đổi mới (1986).
1.3.1.1 Chặng đường trước Đổi mới (1986)
Là người con có trách nhiệm cao với đất nước, mang trong mình trái tim yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc, những năm tháng gắn bó với chiến trường máu lửa đã nuôi lớn cảm hứng sử thi trong thơ Lệ Thu. Cũng như bao nhà thơ trong giai đoạn đất nước đang oằn mình vượt qua bão đạn thơ Lệ Thu trước đổi mới, tập trung khai thác chủ đề về lịch sử, quê hương, đất nước… góp tiếng nói vào phản ánh những năm tháng đau thương nhưng oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
Thời kì này dễ dàng bắt gặp trong thơ Lệ Thu những bài thơ mang tính chất ngợi ca. Đó là lời ngợi ca vẻ đẹp bình dị của quê hương, đất nước, một vẻ đẹp Việt Nam hiện ra vô cùng điềm đạm, gần gũi, bình dị vẻ đẹp đó được lấy làm tên tập thơ xem như sự “tổng kết” thơ Lệ Thu tập tuyển Điềm đạm Việt Nam. Lệ Thu nói: “Câu ca dao tưởng chừng mong manh/ Tà áo dài bay
trong trang sử/ Bao cuộc chia ly, bao mùa đoàn tụ/ Đôi mắt dịu dàng – đôi mắt ngời đen/ Hơi ngượng ngùng trước một lời khen/ Thoáng ngơ ngác trước điều phản trắc/ Thuộc lịch sử cha ông để tin yêu và đánh giặc/ Nhớ rõ người giúp mình để trả nghĩa, đền ơn”. Một Việt Nam nhẹ nhàng, điềm tĩnh, nhưng
đầy những tin yêu, khiêm tốn, nhân nghĩa, vẫn nụ cười an yên sau bao lần giông bão…được Lệ Thu tổng kết trong những vần thơ của mình.
dịu dàng nhưng vẫn đứng vững vàng trong mưa bão đạn bom của quân thù. Trong bài Làng ven sông, những hình ảnh: “Làng em bên bờ sông nhỏ/ Nơi
xanh bốn mùa ngọn gió/ …./Nhà em cuối mùa nước bạc/ Cây cầu bắc vội, hơi nghiêng”. Hình ảnh: bờ sông, ngọn gió mùa nước, là vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Việt đi qua năm tháng ngấm vào máu thịt từng người. Sự hiền hòa ấy lại chiến thắng kẻ thù khiến bao kẻ thù phải khiếp sợ: “Làng em hạt lúa củ
khoai/ Ba mươi năm trời đánh giặc/ Tình yêu để dành trong mắt/ Dòng sông chờ anh, chờ anh!”.
Trong Ngày hội Tây Sơn vẻ đẹp của vùng đất Tây Sơn – Bình Định hiện lên một cách đầy tự hào lòng tự hào về đất, về người, về lịch sử dân tộc thấm đượm thơ Lệ Thu thời kì này: “Ơi dòng sông xanh biếc niềm tin/ Soi ngọn tháp rê phong trầm mặc/ Người ở đây đời lại đời đuổi giặc/ Ngọn roi, quyền…cô gái nhỏ Tây Sơn…./ Ngày hội Tây Sơn về thăm lại Quang Trung/ Nghe lịch sử và tình yêu trò chuyện”.
Với Lệ Thu tình yêu với vẻ đẹp quê hương luôn là điều khiến chị tự hào và ngợi ca dù đó chỉ là những điều vô cùng bình dị, đơn sơ, đó chỉ là “màu
xanh cây lúa”, “rừng dừa”, “cổ tháp”, “vườn trầu”, “làng ven biển”, “mưa”, “đất”, “gió”, “trăng”… những hình ảnh đó xuất hiện ngay trong tiêu đề của những bài thơ để thấy chị yêu thương và tự hào với quê hương từ những gì nhỏ nhặt nhất làm nên đất nước là gió, là đất, là trăng, là biển, là mưa, là màu xanh, là con đường, là những tháp cổ, biển xanh….Những màu sắc từ trầm cổ đến tươi vui đầy sức sống đã giúp chị vẽ trọn vẹn vẻ đẹp quê hương mình.
Điềm đạm Việt Nam là một Việt Nam thu nhỏ bằng thơ. Lệ Thu vẽ nên vẻ đẹp của đất nước này bằng những câu thơ dịu nhẹ từ Bắc vào Nam từ Hà Nội trong ta: “Hà Nội trong ta là những ngày gian nan tay ôm con, tay viết
bài giữa tiếng bom gầm đạn xé” đến Khoảnh khắc Huế vẻ đẹp là: … “màu tím sông Hương chiều khép nép/ Trăng đêm rằm Vĩ Dạ nói giùm tôi” vào đến
Miền Trung là vẻ đẹp của: “Cát/ nắng/ và gió/ trùng trùng núi/ trùng trùng biển/ những dòng sông như yêu thác/ đất hẹp/ triền dốc” và vẻ đẹp tận cùng
của Phù sa Đất Mũi “Thầm thương cây đước giữa trời gió giông/ Bền lòng giữ biển gìn sông/ Bồi sa nên bãi nên đồng xanh tươi”. Chặng đường này
không thể không nhắc tới những bài thơ chị viết về chiến tranh, ở đó có sự ngợi ca những người anh hùng, ngợi ca lịch sử, ngợi ca những chiến công. Ở đó là sự thương xót đau thương tột cùng của mất mát, hi sinh. Ở đó là những năm tháng tuổi trẻ quên mình vì nước, vì dân, những chàng trai, cô gái dùng thanh xuân làm vũ khí mang vào chiến trường. Họ hi sinh cả tình yêu, hạnh phúc cá nhân và cuộc sống… để mang lại một bầu trời mãi xanh trong trong nắng hòa bình.
Trong Bình Định hình ảnh những cô gái mới tuổi mười lăm còn quá trẻ đẹp như một ánh trăng tròn đã phải đối diện với kẻ thù: “Nơi đó có những người con gái/ Tuổi mười lăm lộng lẫy mặt trăng rằm/ Dám đàng hoàng giữa chợ diệt ác ôn”. Những con người của mảnh đất Bình Định quê hương chị đã
mang lại cho kẻ thù nỗi khiếp sợ vì: “Đất Bình Định chúng không “bình định”
nổi/ Trong thử thách gian nan lòng không bối rối/ Nhẫn nại, khoan dung…”.
Chụp ảnh cho người du kích đã chụp lại hình ảnh người du kích đẹp trong chính sự quyết tâm: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” Gương mặt
ngoài đời/ Gương mặt trong hình/ Tất thảy trẻ măng/ …/ Đồng chí ấy đã ra đi dũng cảm”. Lệ Thu ghi lại hình ảnh những con người hi sinh cho đất nước không phải để bi lụy mà qua đó là cả sự trân trọng sự ghi nhớ công ơn lớn lao và đó chính là động lực cổ vũ tinh thần chiến đấu cho đồng đội cho lớp người đi sau. Họ phải xứng đáng với sự hi sinh đó. Chiến tranh chỉ với hai từ nhưng mang trong nó là tất cả những nỗi khiếp sợ, là máu, là nước mắt, là những kiếp người đã nằm lại với đất mẹ. Lệ Thu cũng không giấu những những nỗi niềm xót thương của mình.
Trong Ngôi mộ bên đồi những hình ảnh: “trưa vàng/ Bầu trời mây trắng
màu tang/ Áo anh/ Áo em/ đẫm màu máu đỏ” đã mang lại sự ám ảnh cho người đọc từ màu vàng, trắng, đỏ…tạo cảm giác ghê rợn đến ma mị, hãi hùng. Với Bốn lạy cho em màu trắng khăn tang được nhắc đến như một sự hi sinh, mất mát quá lớn lao: “Tang trắng trẻ mồ côi/ Một lạy tiễn đưa em/ Đi về nơi yên nghỉ …”.
Lệ Thu cũng dành những bài thơ để ca ngợi tình đồng chí, đồng đội, tình bạn cao cả nhất là tình đồng chí trong lao khổ nhưng vẫn cưu mang, hỗ trợ, tin yêu nhau dù trên đầu là mưa bom đạn địch. Bởi sự tin yêu gắn bó đó, mà sau khi hòa bình lập lại chứng kiến cảnh đồng đội mình “biến chất” vì đồng tiền, chị đã đau quặn lòng. Trong tuyển Điềm đạm Việt Nam, chị dành riêng phần III – Bạn bè - Đồng đội, với 55 bài thơ trên tổng số 267 chiếm 20,52%, để nhớ về những người đồng đội một thời máu lửa. Trong bài Tên anh Lệ Thu có một cách riêng để gọi tên những người đồng đội của mình: “Anh bước đi cả nước
nhìn theo/ Cả nước gọi tên anh là “giải phóng”/ Những người mẹ nghèo gọi
anh là hi vọng/ Em gọi anh là “đồng chí thân yêu!”. Hay trong bài Tên của một tiểu đoàn người đồng chí của chị không có tên riêng mà được gọi là: “Cái tên
hiền: Anh cả Năm Mươi/ Đơn vị bạn lấy anh là điểm sáng/ Cái tên quen, quân thù nghe hốt hoảng/ Tên anh, tên của một tiểu đoàn”. Tình đồng đội, đồng chí
ấy là sự thấu hiểu những khó khăn sớt chia những thiếu thốn: “giấc ngủ anh
rung cùng nhịp võng/ cơn sốt rét sau một ngày đánh lấn/ bát canh giang đồng đội để phần” để rồi từ đó Lệ Thu đúc kết rằng: “Nơi ác liệt và nơi gian khó nhất/ Là nơi tình người đơm nhụy mật hương thơm/ Nơi thù bạn phân minh sáng rực tâm hồn”, đó phải chăng là tình cảm của những người chung chí
hướng cùng chung mục đích lý tưởng cao đẹp sống và cống hiến trọn đời mình cho hai tiếng Tổ quốc thân yêu.
Hòa trong không khí chung của dân tộc phần lớn những vần thơ trước đổi mới của Lệ Thu hướng về lý tưởng quê hương Tổ quốc là niềm tự hào dân
tộc là tin yêu, là đau xót, là những thấu hiểu và chiêm nghiệm của chính bản thân mình. Với thời kì này thơ chị hướng vào sự ngợi ca và yêu thương, tự hào về tình đồng chí, đồng đội và tái hiện lại chân thực những gì của cuộc chiến tranh vệ quốc. Từ đó góp phần cho chúng ta cái nhìn thấu đáo về cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ.
1.3.1.2 Chặng đường sau đổi mới (1986)
Thời kì sau đổi mới 1986 với cảm hứng thế sự - đời tư, Lệ Thu góp cho nền văn chương nước nhà một tiếng nói riêng trong việc tái hiện cuộc sống đang trong giai đoạn phát triển xây dựng đất nước, những đổi thay chóng mặt của lịch sử xã hội, những biến đổi từ khoa học kĩ thuật, những phát minh mới ra đời phục vụ cuộc sống con người. Sau cuộc chiến như bao người lính chị cất chiếc áo xanh chiến sĩ vào balo quân hành để trở về tham gia công cuộc dựng xây nước nhà. Chị cũng trở về làm vợ, làm mẹ và trên vị trí ấy chị cũng không thôi trăn trở khi cuộc chiến nhân sinh lại bắt đầu. Cuộc đời bây giờ không còn là: “Nơi thù
bạn phân minh sáng rực tâm hồn mà là Chúng ta đang sống một thời nghiệt ngã/ Một thời phôi pha/ Một thời dối trá” (Một thời ta sống).
Vẫn mang trong mình sự thảng thốt của người rời khỏi cuộc chiến may mắn trở về trong chị vẫn còn những thương xót không nguôi cho bao người còn nằm lại: “Chợt thấy mình bơ vơ/ chợt thấy mình có lỗi/ khi đứng trước
một người ra đi vĩnh viễn không về/ Tấm ảnh trên bàn thờ lặng lẽ nhìn ta/ Ta lặng lẽ trước hai hàng nến chảy” (Khóc trước linh sàng).
Càng thương xót cho đồng chí mình đã hi sinh xương máu, tuổi xuân để mang lại bầu trời xanh trong nắng ấm hòa bình Lệ Thu càng trăn trở bao nhiêu trước thói đời đen bạc, xã hội bị đồng tiền nắm giữ con người vì đồng tiền mà tha hóa và đớn đau nhất chính là những người đồng đội xưa kia đã “bán mình” vì tiền. Chị khẳng định trong Một thời ta sống rằng: “Chúng ta đánh đổi hạnh
cuộc sống hôm nay có muôn vàn tủi cực/ bữa cơm chưa no, tấm áo chưa lành/ bầu trời kia ai nỡ xóa màu xanh? Chị chợt nhận ra rằng Sự sống quá mong manh/ Mà trăm nỗi chất chồng len mỗi kiếp người đơn độc/ Mưa nắng, giận hờn, tình yêu, nước mắt…” (Khóc trước linh sàng).Cuộc sống sau hòa bình là một cuộc chiến với tiền tài, ảo vọng, lợi danh, giả dối, … mà những con người sống với cái Tâm thì khó lòng dửng dưng. Lệ Thu chưa khi nào thôi trăn trở, chưa khi nào thôi day dứt lòng mình: “Quá nhàm chán thói tôn vinh mông,
ngực…/ Em hướng lương tri đến những giá trị vĩnh hằng/…/ Cái đẹp/ tự ngàn xưa / ai chẳng yêu chẳng thích/ nhưng có cái đẹp mang ngầm tội ác/ có cái đẹp trụi trần, băng giá, vô tri” (Vương miện cho em).
Trở về với hiện thực đời thường con người không thể chia nhau “bát
canh giang” mà sống chan chứa tình được nữa. Giờ đây cuộc sống như một
sân khấu ai cũng phải sắm nhiều vai mới có thể đeo đuổi lợi danh “Sống khác
bản thân/ trên sân khấu hóa thiên tài” (Sân khấu - Cuộc đời).
Thơ chị giai đoạn này luôn ẩn chứa sự thâm trầm thấu hiểu thời cuộc và sự đổi thay của thế sự bởi vậy trái tim ấy vẫn cứ đau đời khi những giá trị đích thực đã bị lu mờ đi. Con người cũng đổi thay và mất đi nhân cách của mình: “Thoắt tiên nữ, thoắt mộ phần xương khô/ Thân chồn cáo, kiếp ly hồ/
Nên trang cao thượng, thảy nhờ tình yêu” (Cõi liêu trai). Tuy đau xót trước những biến đổi của giá trị đích thực nhưng Lệ Thu vẫn thấu hiểu được lẽ đời một cách sâu sắc chứ không phải chán chường, tuyệt vọng. Chị hiểu quy luật của cuộc sống và chị chỉ mong đánh thức những giá trị thực đang ngủ yên trong mỗi con người: “Biết làm sao/ Dòng sông muôn thuở đục - trong/ Đời
muôn thuở đặt trước điều thiện – ác/ Ơi những gương mặt còn ngấn dài nước mắt/ Biết bao giờ lành được vết thương đau” (Một thời ta sống). Bởi chị quan niệm: “Ta sinh ra vốn là chiếc lá/ xanh hết mình cho tất cả tháng
và ta sẽ lìa cành/…/ ta thanh thản lẫn vào cùng vạn vật/ dâng chút mỡ màu cho sự sống sinh sôi” (Chiếc lá). Vẫn với tấm lòng trăn trở cùng thời cuộc Lệ Thu vẫn tiếp tục cống hiến cho đời đấu tranh với những điều sai trái: “Đêm đêm tôi cầu nguyện/ Quên mọi điều được, thua. Ảo sắc rồi tan hết/ Chỉ
còn hương bốn mùa” (Đêm đêm). Chị thẳng thắn chỉ vào người đã từng là đồng đội nhưng nay vì đồng tiền mà biến chất, phản trắc: “Anh giờ là ông
chủ giàu sang/ Trở lại Trường Sơn toan bán chỗ em nằm/ Mà nói rằng tìm mộ em nơi núi cao, rừng thẳm” (Ngọn cỏ Trường Sơn).
Lệ Thu hướng vần thơ của mình đau xót trước nhân thế trước những giá trị thực đổi thay trước những cuộc đời còn đầy vất vả: “Chị không con, chị
không nhà/ Trẻ nuôi cha mẹ giờ già đơn côi/ Vỏ bia, ấm sứt, vung nồi/ ni lông, giấy vụn… chị ngồi phân vân/ Lẽ đời chị chẳng quen cân/ Lấm lem đồng bạc mấy lần xòe ra/ Tôi thưa: cho chị đấy mà/ Rưng rưng đôi mắt sáng lòa, chị run” (Người đàn bà mua nhôm nhựa).
Trong Về hưu, Lệ Thu nói: “Bao nhiêu là nghịch cảnh/ Cứ tưởng rằng