Cái tôi nữ tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 53 - 58)

6. Bố cục luận văn

2.1.2 Cái tôi nữ tính

Thơ Lệ Thu xuất phát từ trái tim đầy yêu thương nhiệt huyết luôn trăn trở với cuộc đời vì thế cái tôi trữ tình trong thơ chị giàu nữ tính, gắn bó với đời. Thơ chị luôn là sự dịu dàng đến mê lòng người. Cái tôi nữ tính gắn bó với đời trước tiên được thể hiện ở tình yêu. Đó là cái tôi yêu thương đầy say mê, xúc cảm.

“Nữ tính vĩnh hằng nâng chúng ta lên cao!” (FaustGoethe). Đó là vẻ đẹp tinh thần bất tử cho sức mạnh và uy quyền của nữ tính. Thơ Lệ Thu dù nhìn ở khía cạnh nào cũng thật ấm áp vì cái tôi nội tâm cái tôi yêu thương và giàu trắc ẩn. Cái tôi yêu thương đó trong thơ Lệ Thu luôn động lòng với những gì nhỏ bé, bất hạnh, côi cút. Không biết bao nhiêu lần trong thơ vang lên tiếng “thương” da diết, đầy xúc cảm. Đấy là lúc thơ chị hướng về cuộc đời thường nhật, nơi có người thân có biết bao điều tốt đẹp bị vùi dập bởi xã hội chạy theo đồng tiền. Trái tim chị luôn thổn thức vì những điều trăn trở ấy.

Là một người phụ nữ hơn hết là một người phụ nữ đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống từ những khó khăn của hai cuộc chiến tranh khốc liệt, từ những năm tháng sống và cống hiến cho Tổ quốc, thậm chí hi sinh tình cảm

gia đình, tình cảm cá nhân, nên Lệ Thu càng ý thức hơn về thời gian, về cuộc đời, về những khát khao của cuộc sống thường nhật … Từ đó cái tôi nữ tính càng được thể hiện rõ nét trong thơ Lệ Thu.

Đọc thơ chị người đọc có thể thấu hiểu và cảm thông cho những nỗi niềm riêng của lòng người phụ nữ từ tình yêu, tình mẹ con, tình bạn và những khát khao sẻ chia đời thường cháy bỏng … Tất cả được thể hiện rõ nét qua cái

tôi nữ tính. Lệ Thu dường như mang cả cõi lòng, cả cảm xúc thiêng liêng của

trái tim mình lên từng câu chữ mà ở đó tình yêu được thể hiện một cách riêng biệt nhưng rất chân thành: “Tưởng như quen tự thuở nào/ Mắt anh hiền vậy

mà sao rối lòng/ Một trời thăm thẳm chờ mong/ Xốn xang sóng cuộn/ xoay dòng yêu thương” (Bâng Khuâng) hay: “Năm mười bảy tuổi thơ ngây/ Bông

hoa trắng ngần chân thật/ Trao đi mối tình thứ nhất/ Chẳng hình dung được chua cay” (Kỷ vật thời con gái). Những cảm xúc của tình yêu từ mối tình đầu ngây thơ trong sáng từ những cái rụt rè của người con gái, những xốn xang, lo lắng khi yêu đều được Lệ Thu tái hiện rất thật và rất gần khiến bất cứ ai đều có thể bắt gặp mình nơi những vần thơ ấy.

Thơ tình của Lệ Thu có một tiếng nói rất riêng trong tiếng nói của thơ ca về tình yêu. Ở thơ Lệ Thu ta bắt gặp một tiếng lòng của một người phụ nữ luôn thường trực những khao khát cháy bỏng của đời của cuộc sống. Tình yêu là điều người đọc luôn cảm nhận được trong thơ chị dù đó là tình yêu lứa đôi hay tình yêu quê hương, cuộc sống thì nó vẫn luôn mang trong mình nhịp thở của trái tim cháy bỏng yêu thương. Tình yêu trong thơ Lệ Thu không lên gân, không bóng bẩy, không xa vời mà đơn giản gần gũi như tình cảm của bao người con dành cho quê hương, xứ sở: “Em muốn đưa anh về thăm/ Làng em

bên bờ sông nhỏ/ Nơi xanh bốn mùa ngọn gió/ Thổi hồng đốm lửa trong đêm”

(Làng ven sông). Tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn là cảm hứng mãnh liệt cho Lệ Thu bung tỏa lòng mình với những thi hứng về quê hương:

“Nhớ Thác ta về thăm/ Sông Kôn mùa nước cạn/ Thác đã thành ánh sáng/

Người đã thành cố nhân” (Nhớ Thác). Lệ Thu luôn dành một khoảng riêng cho tình yêu quê hương với những nơi chị đã đi qua, những nơi chị đã sống với từng con hẻm nhỏ, từng ngôi nhà, mái ngói, từng vạt lúa xanh rì, từng mảnh tường rêu xanh … Tất cả được chị đưa vào thơ nhẹ nhàng mà sâu sắc vô cùng.

Lệ Thu nhẹ nhàng đặt lòng mình lên những con chữ sau nó là cả một trái tim nhân hậu, bao dung và đầy hi sinh. Đó luôn là sự dâng hiến trọn vẹn tình yêu và cầu mong hạnh phúc cho người mình yêu, dù cho chính bản thân mình phải chịu những đau khổ: “Em chỉ muốn gửi cho anh/ Toàn ấm áp tươi vui/

Những đau đớn xót xa…/ mình em cất giữ” (Tạ lỗi cùng ai). Sự hi sinh là đức tính cao đẹp của người phụ nữ, nó được Lệ Thu thổ lộ cùng với bạn đọc và dường như đó cũng chính là tiếng lòng của chị. Tiếng thơ là tiếng lòng - là người. Trong quan niệm của mình chị cũng quan niệm tình yêu và hạnh phúc rất giản đơn, không cầu kì, không tô hồng, đơn giản yêu và được yêu đã là một niềm hạnh phúc vô bờ như chị nghĩ:

Trong đời gặp một người xứng đáng luôn luôn hiểu mình và chia

sẻ được buồn vui với mình, làm cho mình tự tin, có ích và cao thượng hơn, thì dù có chung sống với nhau hay không, có con cái với nhau hay không, hạnh phúc tình yêu luôn mỉm cười với họ… [34, tr.29].

Bên cạnh những vần thơ khát khao yêu thương Lệ Thu vẫn không quên gắn với đời và nhìn vào sự thật. Đó là những mất mát, đổ vỡ trong tình yêu là điều không thể nào tránh khỏi: “Gặp nhau rồi xa nhau/ Bao đời qua vẫn vậy/

Nhưng mà anh có thấy/ Những gì nguyên, vẫn nguyên…” (Dòng sông). Gặp gỡ rồi chia xa vốn đã là quy luật chung của cuộc sống, Lệ Thu lần nữa khái quát nó như một quy luật tất yếu của tình yêu, để rồi không giận hờn không trách móc chỉ khẳng định rằng trong trái tim bản thể của mình cái gì “nguyên

của những nhịp đập tinh khôi và trong trẻo. Trong Hương gửi lại Lệ Thu đã nói: “Khi tuổi trẻ qua đi cùng nhan sắc/ Hoa cuối mùa xin gửi lại nguồn

hương”. Với chị có lẽ sự hi sinh cho tình yêu cho cuộc sống không bao giờ ngưng nghỉ dù cho đến giây phút cuối cùng của đời, dù cho khi tuổi trẻ tươi đẹp qua đi chị vẫn mong muốn gửi lại cho đời chút “hương” của “hoa cuối

mùa”. Phụ nữ dù bao năm tháng qua đi có in trong lòng mình những vết thương thì yêu thương vẫn luôn đau đáu vẫn luôn thường trực: “Muốn giữ mãi trong lòng mình im lặng/ Để người đi như một khách qua đường/ Chỉ e ngại trên dặm dài trưa nắng/ Anh cháy lòng không thấy suối yêu thương”

(Hương gửi lại). Người phụ nữ ấy cũng như bao người phụ nữ khác một khi đã hết lòng yêu ai dù cho có trải qua sóng gió qua khổ đau cuối cùng tình yêu trong họ vẫn âm ỉ cháy, vẫn không chết đi. Họ vẫn mong ngóng về nơi mình đã từng yêu, vẫn lo lắng trên mỗi chặng đường dài để rồi lo lắng họ không tìm thấy “suối yêu thương”. Phụ nữ bao đời vẫn thế yêu và được yêu luôn là thơ hòa vào dòng chảy của thời gian tích cóp cho riêng mình những màu sắc riêng của cuộc sống từng giai đoạn. Sau những tháng năm vùi mình trong khói lửa chiến tranh khúc ca khải hoàn cũng được cất lên tự hào trong lòng mỗi công dân Việt Nam. Lệ Thu cũng vậy chị reo lên: “Ôi đất nước cái ngày xong giông

bão/ Nắng mênh mông trong mắt chúng tôi cười”. Chính bản thân mình chị ý

thức được rằng: “Người con gái trở về làm mẹ/ Người con gái trở về băng vết

thương đau xé” (Mặt trận đời thường).

Và dường như cuộc đời của chị cũng được thể hiện qua những vần thơ: “Anh đi rồi … tất cả sẽ bơ vơ/ Chới với mình em bên miệng vực/ Đời vô nghĩa

vẫn làm ta cay cực/ Nén đau thương - nước mắt đẫm trong lòng/ Đốt lòng mình cho một sáng tình yêu/ Em chẳng nghĩ bao giờ tim tắt lạnh/ Dù chấp nhận riêng một mình bất hạnh/ Mỏi cánh bay đơn lẻ cuối phương trời” (Ký thác).

nằm ở khát vọng tình mẫu tử với tình yêu thương con và rộng hơn là yêu con người. Dường như bản thể nữ cho phép người phụ nữ có những khát khao mẫu tử đến mãnh liệt.

Viết về tình mẫu – tử, Lệ Thu dùng trái tim của một người mẹ, một người phụ nữ, lời thơ của chị tuy dịu dàng nhưng thấm đượm ân tình đầy thấu hiểu. Chị nói Đừng hỏi: “Đừng hỏi mẹ có đau gì không/ vì mẹ sẽ trả lời: không đau gì cả/

Đừng hỏi mẹ có buồn gì không/ vì mẹ sẽ trả lời: không buồn gì cả…”. Người

mẹ trên thế gian này đều vậy dành tất cả cho con mà không đòi hỏi gì cả. Vì vậy: “Tốt nhất hãy nhìn chân mẹ/ bước run trước bậc thềm nhà/ tốt nhất hãy nhìn tóc

mẹ/ trắng dần trước áng thờ cha/ Tốt nhất hãy nhìn lưng mẹ/ mỗi ngày còng xuống bên ta”. Con hãy nhìn và cảm nhận, “thời gian chạy qua tóc mẹ”.

Làm mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ nữ. Cảm nhận đứa trẻ đang lớn dần lên trong vòng tay là một niềm hạnh phúc của bất kì một người mẹ nào. Bởi vậy mất đi đứa con thơ của mình là một sự hi sinh quá lớn, mà chỉ những người mẹ mới có thể thấu hiểu. Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất cả đời người, không phải ngẫu nhiên mà tiếng gọi đầu tiên của con trẻ là má, là mẹ… Nó chứa đựng cả sự yêu thương, gắn liền, đó là máu, là thịt của mẹ. Nhưng trong Người mẹ chưa một lần sinh nở Lệ Thu đã kể về câu chuyện của Chị Sỏi: “Trọn một thời tuổi trẻ đi qua/ Chị làm mẹ khi chưa từng

làm vợ/ Chị làm mẹ khi chưa từng sinh nở/ Mà đàn con quấn quít quanh mình”. Đó là câu chuyện của một người con gái đẹp có người yêu hi sinh ở chiến trường Trường Sơn, còn chị: “Hai mươi năm mang trái tim người mẹ/

chị nuôi con cho cả hai miền/ …Đàn con thiếu mẹ thiếu cha/ đinh ninh chị là của nó/ Những đôi mắt rưng rưng bao lần gọi “Mẹ”/ Chị ôm chúng vào lòng/ và tất cả tình thương gửi vào đám trẻ”.

Từ trái tim thổn thức thương yêu Lệ Thu thể hiện nỗi lòng với những người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời khói lửa, với tất cả sự trân trọng,

kính yêu và xót thương cho những mất mát của các bà, các mẹ.

Trong Nơi mẹ đứng Lệ Thu nói: “Đất nước mình dằng dặc chiến tranh/

Những đứa trẻ sinh ra – những chàng trai chiến trận/ Trái tim mẹ yêu thương căm giận/ Cay đắng, ngọt ngào đời mẹ vẫn là con”. Mẹ chịu đựng những vất vả, đắng cay nhưng chỉ duy nhất con chính là nỗi niềm lo âu nhất của mẹ. Vì khói lửa chiến tranh mà các mẹ chấp nhận sự hi sinh cho con yêu ra chiến trường, thậm chí biết là: “người ra đi đầu không nghoảnh lại” (Đất nước –

Nguyễn Đình Thi)và thậm chí chấp nhận cái chết: “Ai biết chỗ nằm con mẹ lúc

hi sinh/ xin nhắn giúp về bà … ở xóm… thôn…huyện…tỉnh…/…Mẹ ơi/ hình hài dáng vóc/ con mẹ giờ phiêu dạt cánh rừng xa/ xương cốt chẳng còn đâu/ nhưng con có cửa nhà/ có lửa ấm đêm đêm từ trái tim mẹ vọng” (Nhắn tìm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ lệ thu (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)