3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm về liều lƣợng phân đạm
phân đạm
Tính hợp lý trong sử dụng phân bón nói chung đƣợc thể hiện ở hiệu quả của phân bón. Hiệu quả này đƣợc biểu hiện trên ba mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng.
Đầu tƣ phân bón và kết quả sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong thực tế ngƣời sản xuất không chỉ tính đến việc đầu tƣ để tăng cao năng suất, mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc đầu tƣ thêm. Nếu tốc độ tăng kết quả sản xuất lớn hơn tốc độ tăng đầu tƣ phân bón, thì hiệu quả kinh tế sẽ cao. Nhƣng ngƣợc lại khi tốc độ tăng đầu tƣ lớn hơn tốc độ tăng kết quả sản xuất thì ngƣời sản xuất sẽ bị lỗ vốn.
Để xác định liều lƣợng và tỷ lệ đạm bón cho cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm về các liều lƣợng bón phân đạm khác nhau cho cây ném và đã tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức bón phân đạm cho cây ném thu đƣợc kết quả ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm về liều lượng phân đạm
Liều lƣợng N (kg/ha) Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lãi ròng (triệu đồng/ha) Chỉ số VCR Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0 225,50 135,30 90,20 0 0,67 30 245,50 136,15 109,35 2,26 0,80 60 292,50 137,00 155,50 3,85 1,13 90 328,00 137,85 190,15 4,07 1,37 120 309,00 138,70 170,30 2,35 1,23 *Nhận xét:
Từ kết quả bảng 3.16 chúng tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở liều lƣợng bón 90 kg đạm/ha cho lãi rõng 190,15 triệu đồng/ha, lãi ròng đạt 170,30 triệu đồng/ha ở công thức bón 120kg đạm/ha, ở công thức không bón đạm lãi ròng đạt thấp nhất chỉ đạt 90,20 triệu đồng/ha.
Công thức không bón đạm và các công thức bón ít đạm (30kgN, 60 kg) do lƣợng đạm không đủ để cho cây sinh trƣởng và phát triển, nên đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Công thức bón nhiều đạm (120 kgN) lại thể hiện sự thừa đạm, cây đẻ nhánh nhiều nhƣng số củ chắc/bụi và trọng lƣợng P100 củ tƣơi thấp, nên năng suất cuối cùng và hiệu quả kinh tế đem lại không cao.
Riêng công thức bón 90 kg đạm nguyên chất(N) đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, với chỉ số VCR là 4,07 và tỷ suất lợi nhuận 1,37 lần. Đây là liều lƣợng đạm phù hợp nhất để ném cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, cần khuyến cáo ngƣời dân áp dụng vào thực tế sản xuất.
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN
a, Kết quả điều tra tình hình sản xuất ném của các xã vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị cho thấy:
Về trình độ học vấn và kinh nghiệm trồng ném của các chủ hộ: Trình độ học vấn đạt ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở khá cao, chiếm từ 23,5-47,5 %. Tỷ lệ các chủ hộ đƣợc tham gia 01 lớp tập huấn kỹ thuật trồng ném đạt cao nhất chiếm từ 52,8- 64,6%. Các hộ nghèo ít có thời gian tham gia hơn so với các hộ giàu, tỷ lệ tham gia trên 03 lớp tập huấn đạt thấp từ 0,6%-5,6%, khả năng thâm canh thấp. Về kinh nghiệm trồng ném của các chủ hộ không có sự chênh lệch nhau nhiều từ 7,8-8,5 năm.
Về nguồn nhân lực: Bình quân số nhân khẩu trong các nhóm hộ khá cao hơn các hộ trung bình và hộ nghèo: hộ giàu có số nhân khẩu cao nhất là 4,2 ngƣời/hộ, hộ trung bình 3,2 ngƣời/hộ, trong khi đó các hộ nghèo chỉ 1,8 ngƣời/hộ. Nguồn nhân lực sản xuất ném của các nhóm hộ chủ yếu là huy động lao động trong gia đình chiếm từ 75,5-90,5%. Các hộ nghèo không có đủ tiền thuê lao động bên ngoài, nên tỷ lệ thuê thấp hơn các hộ giàu (9,5%). Tổng mức đầu tƣ về công lao động khoảng 320 công/ha. Về diện tích trồng ném củ bình quân của các hộ hàng năm có sự tăng lên đáng kể từ 232,4-486,9 m2/hộ trong năm 2010 và tăng lên từ 349,7-785,3 m2/hộ trong năm 2014. Năng suất ném củ giữa các nhóm hộ cũng có sự tăng lên hàng năm, năng suất ném củ bình quân của các hộ đạt từ 265,9 -315,8kg/sào trong năm 2010 và tăng lên 294,3- 319,7kg/sào trong năm 2014.
Về tập quán canh tác chính về kỹ thuật trồng ném của các hộ cho thấy:
Thời vụ trồng đa số các địa phƣơng chủ yếu bố trí thời vụ gieo trồng ném tập trung từ 01/9 đến 20/9, chiếm tỷ lệ cao nhất đạt từ 62,7- 70,3%. Một số địa phƣơng bố trí thời vụ muộn tức là trồng sau ngày 10/10 chiếm tỷ lệ thấp 5-6%; Mật độ trồng ném từ 84-118 củ/m2. Trong đó các hộ nghèo gieo dày chủ yếu trồng ném bán cây, còn đối với các hộ khá thì chủ yếu để thu hoạch ném củ và bảo quản để bán giống, nhằm nâng cao giá trị của ném.
Về tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất ném của ngƣời dân cho thấy: Các hộ khá- giàu có mức đầu tƣ cao hơn các hộ trung bình và hộ
nghèo. Còn các hộ nghèo mức đầu tƣ phân bón thấp, thiếu cân đối, dẫn đến tỷ lệ sâu bệnh hại nặng và năng suất thấp.
Số lần bón thúc phân vô cơ, nƣớc giải gia súc, phân bón lá dƣới 5 lần trong 1 vụ chiếm tỷ lệ cao, đạt từ 68,7-82,3%. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật dƣới 3 lần chiếm tỷ lệ cao, đạt từ 42,4-55,0%. Số lần làm cỏ, vun gốc trên 3 lần/vụ chiếm tỷ lệ từ 51,5-72,2%; phần lớn các hộ không tƣới nƣớc khi trồng ném chiểm tỷ lệ cao, đạt từ 85-95%.
Thành phần các đối tƣợng sâu bệnh hại chính trên cây ném trong năm 2012– 2014 chủ yếu là: bệnh khô đầu lá (do nấm Stemphylium Botrysum), héo rũ gốc mốc trắng (do nấm Sclerotium rolfsii), bệnh thối củ mốc đen (do nấm Erwinia carotovora), sâu xanh da láng (Spedoptera exigua), và sâu khoang (Spedoptera litura). Mức độ hại các năm sau thấp hơn các năm trƣớc.
Đối với phƣơng thức thu hoạch bán sản phẩm thì các hộ khá chủ yếu bảo quản ném củ sau thu hoạch một thời gian để năng cao giá trị chiếm tỷ lệ cao đạt 79,5%, hộ trung bình đạt 47,5%. Riêng đối với các hộ nghèo chủ yếu bán ném cây chiếm tỷ lệ cao (65,6%). Giá trị và hiệu quả kinh tế trồng ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị đã đƣợc khẳng định, mỗi ha ném trừ đi chi phí đầu vào ngƣời dân cho thu nhập lãi ròng bình quân 161,06 triệu đồng/ha, cao gấp từ 3,5-5,0 lần so với một số cây trồng khác trồng trên cùng một chân đất canh tác.
b, Kết quả nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng:
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ đến trồng ném cho thấy: Ở thời vụ trồng ném sớm (05/09) thì khả năng sinh trƣởng và phát triển của ném củ đạt tốt nhất, với chiều cao cây đạt 44,46cm, số nhánh/cây đạt 20,7 nhánh, số nhánh hữu hiệu/cây đạt 17,26 nhánh và tổng thời gian sinh trƣởng đạt 225,0 ngày. Mức độ sâu bệnh hại ở thời vụ trồng ném sớm (05/09) thấp nhất. Bởi vậy, năng suất thực thu của ném củ ở thời vụ trồng ném sớm (05/09) đạt 66,12 tạ/ha cao hơn so với thời vụ khác.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng bón phân đạm đến trồng ném cho thấy: Ở liều lƣợng bón 120kg N/ha thì sinh trƣởng, phát triển của ném củ đạt tốt nhất so với các công thức còn lại, với chiều cao cây đạt 46,53cm, số nhánh/cây đạt 21,26 nhánh, số nhánh hữu hiệu/cây đạt 18,26 nhánh và tổng thời gian sinh trƣởng đạt 225,0 ngày. Nhƣng mức độ sâu bệnh hại ở công thức bón 120 kg N/ha cao hơn so với các công
thức còn lại, nên năng suất thực thu của ném củ không cao (61,8 tạ/ha). Riêng ở công thức bón 90kg N/ha, thể hiện sự cân đối, nên cho năng suất cao nhất đạt 65,62 tạ/ha.
- Về hiệu quả kinh tế:
Ở thời vụ trồng sớm (05/09) do thời tiết khí hậu thuận lợi, cây ném sinh trƣởng phát triển tốt, ít nhiểm sâu bệnh và đem lại hiệu quả kinh tế đạt cao nhất, lãi ròng 192,55 triệu đồng/ha.
Ở thí nghiệm về liều lƣợng bón phân đạm, thì hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở liều lƣợng bón 90 kg N/ha cho lãi rõng 190,15 triệu đồng/ha. Chứng tỏ liều lƣợng đạm này cân đối và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
4.2. ĐỀ NGHỊ
Đề nghị tiếp tục các đề tài nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của các loại phân khác nhƣ phân lân, kali, vi sinh, phân bón lá đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất ném củ, để có một công thức bón phân cân đối và phù hợp nhất cho cây ném trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị.
Đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế tập trung một số đề tài nghiên cứu để tìm ra phƣơng pháp bảo quản, lƣu giử ném củ một cách tốt nhất, nhằm tăng giá trị ném củ thƣơng phẩm.
Trƣớc mắt, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị đầu tƣ vốn sự nghiệp nông nghiệp xây dựng các mô hình nghiên cứu về tỷ lệ bón phân N:P:K cân đối, để bổ sung hoàn thiện quy trình sản xuất thâm canh ném củ trên đất cát ven biển, nhằm khuyến cáo ngƣời dân áp dụng trong thời gian tới.
Đồng thời, chính quyền các địa phƣơng quan tâm hỗ trợ chính sách xúc tiến thƣơng mại về sản phẩm ném củ để nâng cao giá trị trên thị trƣờng, nhằm định hƣớng chỉ đạo quy hoạch sản xuất và khuyến khích ngƣời dân mở rộng diện tích trồng ném củ hàng hóa trong thời gian tới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng vùng cát ven biển, giải quyết đƣợc công ăn việc làm trong những tháng nông nhàn, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
[1]. Đặng Thị Cúc, “Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh trong cải thiện độ phì nhiêu đất và khả năng kháng bệnh trên củ hành tím tại huyện Vĩnh Châu”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, 2007.
[2]. Giáo trình giảng dạy “Kỹ thuật trồng ném”, Trƣờng Trung học Nông nghiệp&Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, 2012.
[3]. Hồ Huy Cƣờng,“Nghiên cứu phục tráng giống tỏi ở Lý Sơn, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ, 2013.
[4]. Lăng Thị Vân Anh, “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây hành tăm, Đại học Y dƣợc Hà nội, 2010.
[5]. Lê Thị Hƣơng Hà, “Nghiên cứu chiết tách và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn- chống ôxy hóa của cao chiết từ củ hành tăm”, Kỷ yếu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Nha Trang, 2012.
[6]. Nguyễn Thị Lộc, “Nghiên cứu ứng
bệnh hại trên cây hành tím từ sản xuất tới bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng”, Báo cáo dự án nghiên cứu Khoa học vốn ODA,Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, 2012. [7]. Nguyễn Đức Thắng, “Điều tra hiện trạng canh tác, cách tồn trữ và bƣớc đầu thử nghiệm hiệu quả một số nông dƣợc trong việc bảo quản hành tím (Allium cepa group aggregatum)”, Luận án thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Cần Thơ, Việt Nam, 1999.
[8]. Trần Thị Ngọc Thanh, “Nghiên cứu chiết tách và định danh một số Phytoncid chủ yếu từ củ nén ở Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Đà Nẵng, 2012.
Tài liệu tiếng Anh
[9]. Lewis T. (1973), Thips: Their biology, and economic importancem Alcademic Press, London.
[10]. Lynn Jensen, Ben Simko (2001), Alternative methods for controlling onion thrips in Spanish onion, Malheur Country Extension Service, Malheur Experiment Station, Oregon State University Ontario, Oregon.
[11]. Monique Hunziker and Anne Bruntse (2009), Onion, Biovisition. http://WWW. Infonet. Biovision.org/default/ct/125/crop-1410.
[12]. Pureglove (1985), Tropical crops – Monocotyleedon, Printed in Singapore by champion office supplies Pte, Ltp, PP. 37-56.
[13]. Salunkhe (1984), Postharvest biotechnolory of vegetable. Volumn 1. CRC press, Inc, Boca Raton, Florida, pp. 1-33.
[14]. Vasquez, E.A. and C. E. Saise ( 1990), pests of sweetpotato: Insects, mites and discas, Philippine Root Crop Information Service, Philippine Root crop Research& Training Center, 65 p.
[15] Vishunu and V Shukla(1989), Response off onion to spacing, nitrogen and phophorus Level.
[16]. Yosuke Tashiro and Phan Thi Minh Huong,“Study on Diversity and Chromosome Numbers of Edible Allium Crops in Viet Nam”, J.Sci. Dev.2010.
Trang web
[17]. Trang thông tin điện tử Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngƣ tỉnh Nghệ An http://www.nghean. Gov.vn/adncws/default.asp.htlm.
[18]. http://faostat.fao.org/site/567/DesktopDefault.aspx?PageID=567#ancor. [19]. http://www.jic.ac.uk/science/molmicro/strept.html.
[20].http://www.khoahoccongnghevietnam.com.vn/khcn-diaphuong/11267/hƣớng đi mới cho cây trồng vùng cát xã Trung Giang, huyện Gio Linh, Quảng Trị,Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, 2016.
[21]. http://www.khoahocchonhanong.com.vn/Quangtrinoluckhaithacvungcatcohieuqua/ Trungtamnghiencuukhoahocnonghoi.html.
[22]. http://www.Baodanviet/nhanong/songkhoenhonem.2748.html.
[23]. http://www.khuyennongquangdien.com.vn/mohinhsanxuat/quangdiencaynemhieu quakinhtecaotrencat.365.html.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÉM - Họ và tên chủ hộ đƣợc điều tra, phỏng vấn:
- Nơi ở hiện nay:
- Phân loại hộ gia đình theo tiêu chí của xã áp dụng(Nghèo, TB, Khá-Giàu):
Bảng 1. Đặc điểm của các hộ dân sản xuất ném ở Quảng Trị
Đặc điểm hộ dân Trả lời
1. Số nhân khẩu (ngƣời/hộ) 2. Học vấn của chủ hộ
- Mù chữ - Tiểu học - THCS
- THPT trở lên
3. Kinh nghiệm trồng ném của chủ hộ
- Số năm trồng ném (năm)
4. Tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật ném
- Tham gia 01 lớp tập huấn: - Tham gia 02 lớp tập huấn: - Tham gia 03 lớp tập huấn: - Tham gia > 03 lớp tập huấn:
5. Nguồn lao động
- Huy động nguồn nhân lực sản xuất ném (%)
+ Trong gia đình: + Thuê ngoài:
Bảng 2:Điều tra về diện tích, năng suất, sản lượng, phẩm chất ném củ
TT Nội dung khảo sát 2010 2011 2012 2013 2014
1 Diện tích trồng ném(m2 ) 2 Năng suất ném củ trung
bình hàng năm(kg/sào) 3 Sản lƣợng ném củ trung bình hàng năm (kg) 4 Phẩm chất ném củ + Tốt: + Bình thƣờng: + Xấu:
Bảng 3.3: Điều tra về tập quán canh táctruyền thống
TT Nội dung câu hỏi Trả lời
1
Tình hình sản xuất ném:
Gia đình anh/chị đã trồng ném củ từ năm nào?
- Từ năm nào:
- Hiện nay, diện tích trồng ném tăng thêm so với năm mới trồng là bao nhiêu m2:
2
Cách để giống ném củ:
Gia đình thƣờng để ném giống nhƣ thế nào?
- Ủ trong đất cát khô: - Để trong lu, trong bao: - Phƣơng thức khác:
3
Làm cỏ:
Anh chị thực hiện việc làm cỏ, cho cây ném nhƣ thế nào?
- Bao nhiêu lần/vụ: - Cách làm nhƣ thế nào:
Bảng 4: Điều tra về một số biện pháp canh tác chính Chỉ tiêu Trả lời 1. Thời gian trồng - Từ 01/9 - 20/9 - Từ 21/9 - 10/10 - Sau ngày 10/10 2. Mật độ trồng - Số cây/m2 (… x ….)
3. Số lần bón thúc phân vô cơ, nƣớc giải gia súc, phân bón lá trong 1 vụ
- Dƣới 5 lần - Từ 5 – 7 lần - Từ 8 – 10 lần - Trên 10 lần 4. Số lần phun thuốc BVTV - Dƣới 3 lần - Từ 3 – 5 lần - Trên 5 lần 5. Phƣơng pháp tƣới - Không tƣới - Tƣới phun - Tƣới thủ công
6. Thu hoạch, bảo quản, phƣơng thức bán sản phẩm ném
- Thời gian nào thì thu hoạch ném củ: - Bán ném cây:
- Bán củ ngay khi thu hoạch:
- Bảo quản và bán sản phẩm sau khi thu hoạch ...
+ 3 tháng + 6 tháng
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất ném của người dân
Chỉ tiêu Trả lời
- Phân hữu cơ (tấn/ha) - Phân vi sinh (tấn/ha) - Phân đạm (kg/ha) - Phân kali (kg/ha) - Phân NPK (kg/ha)
- Thuốc BVTV (triệu vnđ/ha) - Phân bón lá (ngàn vnđ/ha)
Bảng 3.6.Điều tra, khảo sát tình hình sâu bệnh hại trên cây ném: