CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG Ở MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất ném củ trên đất cát ven biển của tỉnh quảng trị (Trang 54)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG Ở MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM

2.4.1. Thời vụ

- Thời vụ sớm: Trồng vào ngày 05 tháng 9 năm 2015. - Thời vụ chính : Trồng vào ngày 20 tháng 9 năm 2015. - Thời vụ muộn: Trồng vào ngày 05 tháng 10 năm 2015.

- Đối với Công thức thí nghiệm nghiên cứu tổ hợp phân bón: Trồng vào ngày 20 tháng 9 năm 2015 (vụ chính).

2.4.2. Giống, làm đất và kỹ thuật trồng

- Giống: Sử dụng giống ném địa phƣơng. Ném giống chọn những củ chắc, có đƣờng kính từ 1,2-1,5cm. Mỗi hecta cần 500-600kg củ giống (25-30kg/sào).

* Lƣu ý: Không dùng ném củ gốc (củ của thân chính) để làm giống, vì sau này ném củ nhỏ, cho năng suất thấp.

- Đất trồng Ném: Chọn đất cát pha ven biển tại thôn Diên Khánh xã Hải Dƣơng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, là vùng đất điển hình cho loại đất cát pha than bùn ven biển của tỉnh Quảng Trị.

- Độ pH 6,0-6,5, nguồn nƣớc không bị ô nhiểm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang.

- Trƣớc khi chuẩn bị vào vụ trồng ném tiến hành cày lật đất để xử lý cỏ dại và diệt các mầm bệnh nằm lại trong đất, trong cây cỏ.

- Đất trồng ném đƣợc làm kỷ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,5 m, rãnh rộng 0,3 m và độ cao luống là 20-25 cm. Sau khi lên luống, tiến hành rạch hàng bón phân lót.

- Rạch hàng ngang trên luống, mỗi hàng rộng: 40cm, gieo 4 hàng hạt (12cm x 10cm). Khoảng cách giữa 2 hàng là 20cm. Tƣơng đƣơng 88 cây/m2

- Sau khi đặt củ đúng mật độ thì tiến hành lấp củ, độ sâu lấp củ từ 3-5cm tùy từng loại đất. Khi trồng xong phủ một lớp rơm rạ, lá mục lên mặt luống với độ dày từ 3-5 cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc hoặc xói lở do mƣa to.

2.4.3. Phân bón và cách bón phân cho cây ném

- Phân hữu cơ chỉ dùng các loại phân đã hoai mục, có xử lý các mầm bệnh bằng cách ủ kín phân tƣơi với vôi bột trƣớc khi sử dụng phân để trồng 01tháng.

Cũng nhƣ cây hành và tỏi, ném không ƣa phân tƣơi, cần coi trọng phân lân và kali cũng nhƣ các loài cây lấy củ khác. Bón nhiều đạm quá bộ lá phát triển mạnh sẽ làm giảm độ lớn của củ, đồng thời dễ bị sâu bệnh gây hại.

-Đối với các công thức thí nghiệm tổ hợp phân bón thì lƣợng phân đạm (N) đƣợc bón theo các công thức đã bố trí. Còn lƣợng phân hữu cơ và các loại phân vô cơ khác bón theo nền giống nhau nhƣ các công thức thời vụ.

-Đối với các công thức nghiên cứu thời vụ lƣợng phân bón nhƣ sau:

Loại phân

Tổng số Bón lót Bón thúc (kg/sào)

Kg/ha Kg/sào Kg/ha Kg/sào Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

Phân chuồng hoai 20.000 1.000 20.000 1.000 - - - -

Đạm Urê 200 10 100 5 1,0 1,0 1,5 1,5

Lân Sunpe 500 25 500 25 - - - -

Kaliclorua 100 5 40 2,0 0,5 0,5 1,0 1,0

*Cách bón

- Bón lót: Sau khi làm đất đúng kỹ thuật tiến hành rạch hàng và bón toàn bộ lƣợng phân bón lót đúng theo bảng trên, sau đó lấp một lớp đất mỏng để tránh củ giống không tiếp xúc trực tiếp với phân.

- Bón thúc: Bón phân đạm và phân kali còn lại kết hợp với các đợt xới xáo, làm cỏ, vun gốc. Bón cách gốc 5–6 cm.

Sau khi ném mọc đƣợc 2-3 lá tiến hành pha 3-5 g Urê/lít nƣớc rồi tƣới, kết hợp làm cỏ vun gốc.

2.4.4. Chăm sóc

Tiến hành trồng khi đất đủ ẩm, nếu đất khô phải tƣới trƣớc khi trồng để tạo điều kiện thuận lợi cho củ ném nảy mầm.

Sau khi trồng xong, nếu đất khô tuyệt đối không đƣợc tƣới nƣớc để tránh thối giống. Khi cây mọc đều tiến hành tƣới thấm bằng cách cho nƣớc vào rãnh, để nƣớc thấm dần đếu lên luống sau đó mở cho nƣớc còn lại trong rãnh thoát đi.

tiếp lên lá nhƣng vẫn tƣới phun sƣơng tránh bị xói gốc. Ném là cây ƣa đất ẩm nhƣng không đƣợc úng nƣớc do đó ruộng trồng ném phải thoát nƣớc tốt khi mƣa và phải tƣới đủ ẩm khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng.

Tùy theo điều kiện thời tiết mùa vụ mà suốt cả thời gian sinh trƣởng cây ném có thể tiến hành tƣới nƣớc từ 4-5 lần/vụ. Trƣớc mỗi lần tƣới nƣớc nên kết hợp bón thúc phân hóa học (số đạm và kali còn lại).

Nếu trồng ném lấy thân lá, để giúp cây ném có bộ lá đẹp phù hợp với nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng và đồng thời giúp cây phát triển thuận lợi, chống chịu với các điều kiện bất lợi cho năng suất cao thì bên cạnh dùng các loại phân bón hóa học để bón thì nông dân trồng ném có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để phun định kỳ cho cây ném, tùy theo điều kiện thời tiết và tình hình sinh trƣởng của cây mà có thể phun lần 2 cách lần 1 từ 7–10 ngày.

Song song với công tác tƣới nƣớc, tỉa dặm, bón phân thì việc làm cỏ phải tiến hành thƣờng xuyên kết hợp xới xáo vun gốc để giúp cây ném phát triển tốt.

Cây ném vừa sử dụng lá, vừa sử dụng củ, cho nên việc phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời để bảo vệ bộ lá nhằm giải quyết vẻ đẹp bên ngoài là rất cần thiết. Tuy nhiên việc dùng thuốc BVTV để phòng trừ các đối tƣợng dịch hại phải đảm bảo theo quy trình đã đƣợc hƣớng dẫn, tránh tình trạng quá lạm dụng thuốc BVTV sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng nông sản và sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

2.4.5. Thu hoạch, bảo quản ném củ

Ném củ thƣơng phẩm đƣợc thu hoạch khi cây đã khô rụi gốc, các củ trong cây rã rời nhau với củ thân chính. Nhổ củ, rũ sạch đất, có thể dùng rỗ thƣa có lỗ phù hợp để sàng lọc lấy củ. Muốn bảo quản ném thƣơng phẩm một thời gian 2-3 tháng sau bán để có giá cao thì cần sử dụng cách bảo quản truyền thống của dân gian là dùng cát sạch đã phơi khô trộn với củ giống trãi nơi thoáng mát để giảm hao hụt. Trong quá trình bảo quản cần phải thƣờng xuyên theo dõi lô củ, thay cát kịp thời những chổ bị ẩm ƣớt và tiến hành loại bỏ các củ bị bệnh.

2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Các số liệu của thí nghiệm đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm Excel và phần mềm Statistix 9.0.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM NĂNG SUẤT NÉM CỦ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.1. Đặc điểm của các hộ dân sản xuất ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị Quảng Trị

Để tìm hiểu về đặc điểm các hộ dân trồng ném ở vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn các chỉ tiêu về số nhân khẩu trong gia đình, trình độ sản xuất ném, trình độ học vấn, nguồn nhân lực huy động và đã thu đƣợc kết quả tổng hợp ở bảng 3. 1.

Bảng 3.1. Đặc điểm của các hộ dân sản xuất ném ở Quảng Trị

Đặc điểm hộ dân Hộ khá Hộ Trung bình Hộ nghèo 1. Số nhân khẩu (ngƣời/hộ)

- Cao nhất - Thấp nhất - Trung bình 4,2 2,4 3,3 3,2 1,6 2,4 1,8 1,0 1,4 2. Học vấn của chủ hộ (%) - Mù chữ - Tiểu học - THCS - THPT trở lên 0 39,8 47,5 12,7 0 52,1 38,0 9,9 2,7 65,8 23,5 6,0

3. Kinh nghiệm trồng ném của chủ hộ

- Số năm trồng ném (năm) 7,8 8,3 8,5

4. Tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng ném của chủ hộ (%)

- Tham gia 01 lớp tập huấn - Tham gia 02 lớp tập huấn - Tham gia 03 lớp tập huấn - Tham gia > 03 lớp tập huấn

58,2 24,2 12,0 5,6 58,6 25,0 12,3 4,1 64,6 28,1 6,7 0,6 5. Nguồn lao động - Nguồn nhân lực SX ném (%) + Trong gia đình: + Thuê ngoài:

- Tổng công lao động(công/ha)

75,5 24,5 340,3 82,4 18,6 314,7 90,5 9,5 305,0

* Nhận xét:

Qua số liệu bảng 3.1. cho thấy: Bình quân số nhân khẩu trong các nhóm hộ khá cao hơn các hộ trung bình và hộ nghèo: hộ giàu có số nhân khẩu cao nhất là 4,2 ngƣời/hộ,hộ trung bình 3,2 ngƣời/hộ trong khi đó các hộ nghèo chỉ 1,8 ngƣời/hộ vì chủ yếu là những hộ neo đơn hoặc gia đình có ngƣời ốm đau dài ngày.

Trình độ học vấn của các chủ hộ đạt ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở khá cao, chiếm từ 23,5- 47,5 %. Trong đó bậc Tiểu học chiếm từ 39,8-65,8%; bậc trung học cơ sở chiếm từ 23,5-64,6%. Về kinh nghiệm trồng ném của các chủ hộ không có sự chênh lệch nhau nhiều 7,8-8,5 năm trồng.

Tỷ lệ các chủ hộ đƣợc tham gia 01 lớp tập huấn kỹ thuật trồng ném đạt cao nhất chiếm 52,8-64,6%, các hộ nghèo ít có thời gian tham gia hơn so với các hộ giàu, tỷ lệ tham gia trên 03 lớp tập huấn đạt từ 0,6%-5,6%.

Về nguồn nhân lực sản xuất ném của các nhóm hộ chủ yếu là huy động lao động trong gia đình chiếm từ 75,5-90,5%, Các hộ nghèo không có đủ tiền thuê lao động bên ngoài, nên tỷ lệ thuê thấp hơn các hộ giàu (9,5%).

Tổng mức đầu tƣ về công lao động khoảng 320 công/ha. Bao gồm công làm cỏ khoảng 30 công/ha; cày đất, lên luống và trồng 100 công/ha; công tƣới nƣớc, làm cỏ, bón phân thúc 110 công/ha; công thu hoạch bảo quản 80 công/ha.

3.1.2 Diện tích, năng suất ném củ/hộ của các xã vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị qua các năm (2010-2014) Quảng Trị qua các năm (2010-2014)

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp 135 hộ trồng ném tại 09 xã vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Trị để tìm hiểu về diện tích, năng suất ném củ hàng năm và tổng hợp số liệu cụ thể nhƣ bảng 3.2.

Bảng 3.2. Bình quân diện tích ném củ/hộ ở các xã điều tra qua các năm 2010-2014 T T Năm Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 DT (m2) NS (kg/s) DT (m2) NS (kg/s) DT (m2) NS (kg/s) DT (m2) NS (kg/s) DT (m2) NS (kg/s) Toàn vùng 374,6 278,7 398,4 286,9 444,4 295,2 483,9 300,6 515,2 304,5 1 Hải Dƣơng 606,8 260,0 810,0 280,7 963,3 284,0 1.160,0 291,3 1.326,7 287,3 2 Hải Quế 466,7 292,0 520,0 297,3 576,7 295,3 601.3 299,3 598,0 310,0 3 Hải Ba 324,7 270,0 345,3 282,0 368,7 294,7 396,7 293,3 396,7 299,3 4 Triệu Trạch 537,3 289,3 396,0 292,0 468,0 296,0 483,3 298,7 498,6 310,0 5 Triệu Sơn 337,7 265,3 341,0 265,3 373,0 296,0 395,0 301,7 396,3 299,7 6 Trung Hải 194,0 289,9 192,7 293,3 194,0 313,3 206,0 339,3 236,7 336,0 7 TrungGiang 263,3 272,0 286,0 285,3 300,0 293,3 321,3 298,7 321,3 305,3 8 Vĩnh Tú 295,0 278,7 338,0 295,7 384,7 290,7 413,3 288,0 452,7 290,0 9 Vĩnh Thái 346,7 291,3 356,7 291,3 372,0 293,3 378,7 295,0 410,0 303,0 * Nhận xét:

Diện tích trồng ném bình quân/hộ của toàn vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị hàng năm đều có xu hƣớng tăng lên, cụ thể diện tích trồng ném bình quân/hộ toàn vùng trong năm 2010 là 374,6 m2, nhƣng đến năm 2014 tăng lên 515,2 m2

. Trong đó, xã Hải Dƣơng của huyện Hải Lăng có bình quân diện tích trồng ném/hộ cao nhất toàn vùng, đạt 1.326,7m2 trong năm 2014, còn xã Trung Hải huyện Gio Linh có bình quân diện tích thấp nhất 236,7 m2/hộ, kế đến là xã Trung Giang 321,3 ha.

Sở dĩ các xã Hải Dƣơng và Hải Quế của huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị có diện tích trồng ném bình quân/hộ cao, là do quỹ đất cát pha trên nền than bùn ven biển khá lớn và ngƣời dân ở đây đã có truyền thống trồng ném từ lâu đời. Còn các xã thuộc huyện Gio Linh và Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị vì quỹ đất cát ven biển còn lại rất ít, do quy hoạch phát triển các khu du lịch, khu nuôi tôm công nghiệp…nên không mở rộng đƣợc diện tích trồng ném.

Năng suất ném củ bình quân/hộ toàn vùng năm 2010 là 278,7 kg/sào (tƣơng đƣơng 55,74 tạ/ha), năm 2014 năng suất ném đã tăng lên 304,5 kg/sào (tƣơng đƣơng 60,9 tạ/ha). Số liệu này phù hợp với số liệu thống kê năng suất ném bình quân của toàn tỉnh Quảng Trị năm 2014 là 62,5 tạ/ha (vì có diện tích ném đất đỏ bazan và đất đồi có tính chất đất tốt, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng cao, năng suất, sản lƣợng cao hơn ném trên đất cát ven biển).

Do giá trị và hiệu quả thu nhập từ cây ném ngày càng tăng lên, nên ngƣời dân đã chú trọng đầu tƣ thâm canh, bón phân, chăm sóc và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất. Bởi vậy, năng suất ném không ngừng tăng lên. Trong đó năng suất ném của các xã Hải Quế và xã Triệu Trạch cao nhất 310kg/sào(tƣơng đƣơng 62 tạ/ha); thấp nhất là xã Hải Dƣơng 287,3 kg/sào (tƣơng đƣơng 57,46 tạ/ha). Nguyên nhân là do bình quân diện tích/hộ của xã Hải Dƣơng quá lớn (1.326,7 m2/hộ), nên khả năng thâm canh kém hơn, nên năng suất ném củ thấp hơn so với các xã khác.

3.1.3. Bình quân diện tích, năng suất ném củ của các loại hộ điều tra

Để đánh giá mức độ đầu tƣ, khả năng mở rộng điện tích, trình độ thâm canh qua các năm của từng nhóm hộ Giàu-khá, hộ trung bình và hộ nghèo khác nhau chúng tôi tổng hợp kết quả điều tra và thống kê đƣợc số liệu bình quân về diện tích, năng suất của các nhóm hộ cụ thể theo bảng 3.3.

Bảng 3.3. Bình quân diện tích và năng suất ném củ giữa các loại hộ được điều tra thuộc 09 xã vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Trị qua các năm 2010-2014

TT Loại hộ Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1 Giàu-Khá Diện tích (m2/hộ) 486,9 555,1 626,2 729,1 785,3 Năng suất (Kg/sào) 315,8 294,0 304,9 311,0 319,7 2 Trung bình Diện tích (m2/hộ) 327,4 364,1 386,5 469,5 491,4 Năng suất (Kg/sào) 276,2 287,0 291,3 298,7 299,6 3 Nghèo Diện tích (m2/hộ) 232,4 269,8 299,3 331,5 349,7 Năng suất (Kg/sào) 265,9 280,0 289,4 278,0 294,3 *Nhận xét:

Diện tích trồng ném củ bình quân của các hộ đạt từ 232,4-486,9 kg/sào, trong năm 2010 và tăng lên từ 349,7- 785,3 m2

trong năm 2014. Về năng suất ném giữa các nhóm hộ đều có sự tăng lên hàng năm. Trong năm 2010 năng suất ném củ BQ của các hộ đạt từ 265,9 -315,8kg/sào và tăng lên từ 294,3- 319,7kg/sào trong năm 2014.

Các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhƣ chồng, vợ hoặc con bị bệnh dài ngày, một số hộ phụ nữ đơn thân,…nên không có đủ nhân lực và nguồn vốn để đầu tƣ thâm canh cây ném. Đặc biệt là không chủ động đƣợc nguồn phân chuồng hoai để đầu tƣ, vì

không có vốn chăn nuôi gia súc, do đó không thể mở rộng thêm đƣợc nhiều diện tích ném hàng năm. Cụ thể, diện tích ném bình quân của các hộ giàu khá năm 2010 là 486,9m2/hộ; năng suất 315,8kg/sào, nhƣng đến năm 2014 thì diện tích tăng lên 785,3m2 và năng suất là 319,7kg/sào, còn các hộ nghèo năm 2010 diện tích ném bình quân/hộ là 232,4m2/hộ; năng suất là 465,9kg/sào, đến năm 2014 diện tích tăng lên ít hơn 349,7m2/hộ và năng suất là 294,3 kg/sào.

3.1.4. Tập quán canh tác chính về kỹ thuật trồng ném của các hộ điều tra

Tập quán canh tác của ngƣời dân đã đƣợc tích lũy kinh nghiệm từ đời này sang đời khác đƣợc đúc kết lại, nhằm điều chỉnh quá trình sản xuất phù hợp với từng chân đất và điều kiện khí hậu thời tiết, thủy văn của từng vùng, từng địa phƣơng khác nhau. Bởi vậy, thời vụ trồng, mật độ gieo và chế độ bón phân chăm sóc cũng có phần khác nhau. Qua điều tra thực tế về tập quán canh tác chính về kỹ thuật trồng ném của các hộ chúng tôi tổng hợp số liệu cụ thể nhƣ bảng 3.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất ném củ trên đất cát ven biển của tỉnh quảng trị (Trang 54)