Diễn biến thời tiết khí hậu, thủy văn trong thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất ném củ trên đất cát ven biển của tỉnh quảng trị (Trang 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.2. Diễn biến thời tiết khí hậu, thủy văn trong thời gian nghiên cứu

Các công thức bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng về thời vụ và hàm lƣợng phân Đạm(N) đối với cây ném trong đề tài này chúng tôi đã triển khai thực hiện từ đầu tháng 9/2015 đến hết tháng 5/2016.Chúng tôi theo dõi thống kê số liệu của Đài Khí tƣợng thủy văn Quảng Trị về diễn biến thời tiết khí hậu, thủy văn trong suốt quá trình nghiên cứu mô hình thí nghiệm đồng ruộng từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016 đƣợc thể hiện qua Bảng 1.4.Hình 1.5 dƣới đây:

Bảng 1.4. Số liệu diễn biến thời tiết khí hậu, thủy văn trong thời gian nghiên cứu về cây ném tại Quảng Trị (từ tháng 9/2015 - 5/2016)

Tháng Nhiệt độ (0C) Mƣa (mm) Độ ẩm (%) Số giờ nắng (giờ) Ttb Tmax Tmin 9/2015 25.6 34.3 21.4 560.0 88 199 10/2015 23.4 32.2 16.2 180.1 89 174 11/2015 23.3 32.1 18.2 368.2 92 164 12/2015 20.1 30.8 13.6 17.8 91 141 01/2016 19.2 28.5 9.2 43.8 93 80 02/2016 16.7 33.5 12.0 0.1 84 124 3/2016 21.6 36.9 14.1 11.5 85 162 4/2016 27.1 39.3 20.2 76.8 76 187 5/2016 26.9 37.0 19.6 118.0 80 219

Hình 1.5. Biểu đồ diễn biến khí hậu thời tiết, thủy văn trong thời gian nghiên cứu về cây ném tại Quảng Trị (từ tháng 9/2015 - 5/2016).

* Nhận xét: Từ kết quả Bảng 1.4. và Hình 1.5 ở trên cho thấy:

Trong tháng 9: Lúc này trời bắt đầu có mƣa đỗ lớn, lƣợng mƣa đạt cao nhất 560 mm làm tăng độ ẩm đất, độ ẩm không khí tăng lên 88%, nền nhiệt độ trung bình 25,60C, tổng số giờ nắng là 199 h. Đây là điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để bố trí thời vụ trồng ném.

Trong tháng 10: Cây ném bắt đầu mọc mầm lên khỏi mặt đất, lƣợng mƣa trung bình 180,1mm, đất đủ ẩm, độ ẩm không khí tăng cao 89% và trời có nắng ấm, với tổng số giờ nắng trong tháng là 174 h, đây là điều kiện thuận lợi cho cây ném mọc mầm và phát triển của cây con.

Trong tháng 11: Cây ném đã mọc hoàn toàn và phát triển thân chính và bộ lá 3- 5 lá thật, thời gian này nhiệt độ trung bình là 23,30C, lƣợng mƣa tăng cao 368,2 mm và độ ẩm không khí trung bình tăng lên 92%, trời có nắng ấm tạo điều kiện cho cây ném sinh trƣởng bắt đầu thời kỳ đẻ nhánh và tăng chiều cao cây.

Trong tháng 12: Thời gian này bắt đầu có một số đợt rét kéo dài, nền nhiệt độ trung bình xuống thấp hơn 20,10C, nhiệt độ ban đêm xuống thấp dƣới 130C(Tmin). Thời gian này cây ném đang trong thời kỳ đẻ nhánh, phát triển chiều cao và thân lá. Nhƣng điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, đã làm ảnh hƣởng trực tiếp đến khả

Trong tháng 01: Trời bắt đầu có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ trung bình giảm xuống 19,20C, nhiệt độ thấp nhất chỉ còn 9,20C, đã làm cho cây ngừng sinh trƣởng và lƣợng mƣa giảm (43,8mm), nên ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển tăng sinh khối của cây ném.

Trong tháng 02: Thời gian này, thời tiết vẫn tăng cƣờng các đợt rét đậm, rét hại, nền nhiệt độ trung bình tiếp tục giảm xuống 16,70C, cộng thêm lƣợng mƣa rất thấp 0,1mm, cây vừa chịu rét vừa bị thiếu nƣớc. Đây là giai đoạn cây ném đang trong thời kỳ đẻ nhánh, phát triển thân lá, nên phải tƣới nƣớc đủ ẩm và chú ý bón phân thúc đầy đủ, nhất là phân kali giúp cây chống rét và đẻ nhánh thuận lợi.

Trong tháng 3: Trời bắt đầu kết thúc các đợt rét và có nắng ấm trở lại, nền nhiệt độ trung bình đã tăng lên 21,60C, số giờ nắng trung bình đạt 163h. Đây là thời kỳ thích hợp cho cây ném đẻ nhánh rộ.

Trong tháng 4: Đây là thời điểm cây ném đã kết thúc đẻ nhánh, cây chuyển từ giai đoạn sinh trƣởng dinh dƣỡng sang giai đoạn sinh trƣởng sinh thực cây ném bắt đầu ra hoa và phình to củ, yêu cầu ánh sáng ngày dài. Nhiệt độ trung bình (27,10C), ẩm độ tăng lên (76,8%) Số giờ nắng (187h). Đây cũng là thời điểm làm phát sinh các loài sâu xám đất ăn lá, là nguyên nhân làm giảm năng suất, đây là điều kiện thuận lợi để bệnh khô đầu lá tiếp tục phát sinh và gây hại.

Trong tháng 5: Lúc này là thời kỳ cây ném kết thúc thời kỳ ra hoa và bắt đầu thời kỳ tàn lụi cây, trời có nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày, nền nhiệt trung bình là 26,9ºC. Năm nay do biến đổi khí hậu, nên tổng lƣợng mƣa tăng cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ (118,0mm), độ ẩm không khí cao (80%) và số giờ nắng cũng tăng cao (219h). Trời nóng ẩm, độ ẩm đất cao nên không phù hợp cho quá trình chuyển chất dinh dƣỡng về củ. Tuy nhiên vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 thì trời bắt đầu khô nóng, độ ẩm đất xuống thấp, cho nên thân cây ném bị rụi hoàn toàn, củ ném đã rã nhau không còn dính với củ thân chính. Lúc này là thời điểm thuận lợi cho việc thu hoạch và đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu nhƣ số củ chắc/bụi; trọng lƣợng100 củ tƣơi, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất ném tại 09 xã vùng cát ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bao gồm các xã Hải Dƣơng, Hải Quế và Hải Ba của huyện Hải Lăng; xã Triệu Sơn và Triệu Trạch của huyện Triệu Phong; xã Trung Giang và Trung Hải của huyện Gio Linh; xã Vĩnh Tú và Vĩnh Thái của huyện Vĩnh Linh. Mỗi xã điều tra 15 hộ là những hộ thƣờng xuyên sản xuất ném. Trong đó, có 05 hộ giàu-khá, 05 hộ trung bình và 05 hộ nghèo.

- Địa điểm bố trí thí nghiệm nghiên cứu: Sau khi tiến hành điều tra thực tế tình hình sản xuất ném tại 9 xã vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Trị, chúng tôi chọn địa điểm triển khai các thí nghiệm của đề tài là vùng đất cát pha ven biển điển hình tại thôn Diên Khánh, xã Hải Dƣơng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

* Thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8/2015-5/2016. * Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón sau:

+ Phân chuồng đã đƣợc ủ hoai mục. + Phân đạm: urê 46% N

+ Phân lân: super lân 16% P2O5 + Phân kali: kaliclorua 60% K2O

2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu

- Các hộ dân trồng ném thuộc 09 xã vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Trị. - Cây Ném: Giống ném địa phƣơng.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra thực trạng, xác định nguyên nhân làm giảm năng suất, sản lƣợng ném củ trong sản xuất ném trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ đến sinh trƣởng, phát triển, sâu bệnh hại, năng suất và sản lƣợng của ném củ.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng bón phân đạm (N) đến sinh trƣởng, phát triển, sâu bệnh hại, năng suất và sản lƣợng ném củ.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ném củ tại các công thức phân bón (N) và các công thức thời vụ khác nhau.

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Điều tra tình hình sản xuất ném trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị:

- Nhằm mục đích xác định nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lƣợng ném củ trong sản xuất ném tại tỉnh Quảng Trị. Điều tra đƣợc tiến hành tại các vùng trồng ném trên đất cát ở 4 huyện là Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh.

- Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập tài liệu báo cáo thống kê tình hình sản xuất ném tại phòng Nông nghiệp&PTNT, phòng Thống kê các huyện và cán bộ chuyên trách tại các xã vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị. Thu thập các số liệu về: Diện tích, năng suất, sản lƣợng của cây ném trong 5 năm gần đây (2010-2014).

- Thu thập thông tin sơ cấp: Lập phiếu điều tra tình hình sản xuất ném và điều tra trực tiếp ngƣời dân của 9 xã có trồng ném trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị (Hải Dƣơng, Hải Quế, Hải Ba của huyện Hải Lăng; xã Triệu Sơn, Triệu Trạch của huyện Triệu Phong; xã Trung Giang, Trung Hải của huyện Gio Linh; xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thái của huyện Vĩnh Linh). Mỗi xã sẽ điều tra 15 hộ là những hộ thƣờng xuyên sản xuất ném. Trong đó, có 05 hộ giàu-khá, 05 hộ trung bình và 05 hộ nghèo.

Điều tra về các vấn đề: Đặc điểm của các hộ dân trồng ném đƣợc điều tra; Thời vụ trồng ném tại các địa phƣơng trong tỉnh; tình hình sử dụng giống ném, mức đầu tƣ phân bón và tập quán canh tác của ngƣời dân địa phƣơng; tình hình sâu bệnh hại và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây ném trong những năm qua; diện tích, năng suất, sản lƣợng, giá trị và hiệu quả kinh tế của cây ném.

2.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ đến sinh trƣởng, phát triển, sâu bệnh hại, năng suất, phẩm chất của ném củ: bệnh hại, năng suất, phẩm chất của ném củ:

- Công thức thí nghiệm:

Công thức Thời vụ Ký hiệu

Công thức 1 Sớm : 05/9-15/9 I

Công thức 2 Chính vụ: 15/9-25/9 II

Công thức 3 Muộn: 25/9-05/10 III

- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp Khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD gồm 03 công thức và 03 lần nhắc lại, sơ đồ bố trí thí nghiệm nhƣ sau:

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Bảo vệ Bảo vệ Bảo vệ Ia IIIa IIa IIb Ib IIIb IIIc IIc Ic Bảo vệ

Trong đó: I, II, III là các công thức; a, b, c là các lần nhắc lại. + Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10 m2

+ Diện tích toàn bộ thí nghiệm: 9 ô 10 m2

= 90 m2 + Diện tích bảo vệ: 60 m2

+ Tổng diện tích cả ruộng thí nghiệm: 150 m2

2.3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm(N) đến sinh trƣởng, phát triển, sâu bệnh hại, năng suất và phẩm chất ném củ. phát triển, sâu bệnh hại, năng suất và phẩm chất ném củ.

Tất cả các công thức đều đƣợc bón đủ trên nền là 20 tấn phân chuồng hoai, 80 kg P205 và 60 kg K2O/ha.

Còn đối với phân đạm(N) thì bố trí theo các công thức sau: - Công thức thí nghiệm:

Công thức Liều lƣợng N (kg/ha) Ký hiệu

Công thức 1 0 I

Công thức 2 30 II

Công thức 3 60 III

Công thức 4 90 IV

Công thức 5 120 V

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Bảo vệ

Bảo vệ

Bảo vệ

Ia IVa IIa Va IIIa

IIIb Vb Ib IVb IIb

Vc IIc IVc IIIc Ic

Bảo vệ

Trong đó: I, II, III, IV, V là các công thức; a, b, c là các lần nhắc lại. + Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10 m2

+ Diện tích toàn bộ thí nghiệm: 15 ô 10 m2 = 150 m2 + Diện tích bảo vệ: 80 m2

+ Tổng diện tích cả ruộng thí nghiệm: 230 m2 .

2.3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi thí nghiệm

Mỗi ô thí nghiệm chọn 1 ô diện tích 1m2, định 5 cây ngẫu nhiên theo nguyên tắc 2 đƣờng chéo góc, cố định cây bằng cọc và theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển của cây ném cụ thể nhƣ sau:

a, Tổng thời gian sinh trưởng (ngày)

- Tính từ khi bắt đầu gieo đến khi thu hoạch ném củ (khi củ ném đã rời khỏi thân gốc).

b, Chiều cao cây (cm):

Do cây ném là cây có thân giả nên đo chiều cao cây ta tính từ gốc lên đến đỉnh hoa. Cách làm: Khi cây kết thúc thời kỳ ra hoa. Nhổ 5 cây/ô thí nghiệm đo từ gốc đến đỉnh hoa. Sau đó tính trung bình chiều cao cây(cm).

c, Khả năng đẻ nhánh của cây (nhánh/cây)

- Đếm số nhánh/cây (bụi).

Cách làm: Sau khi kết thúc đẻ nhánh-ra hoa ta tiến hành nhổ 5 cây(bụi)/ô thí nghiệm để đếm số nhánh. Sau đó tính bình quân số nhánh/cây(bụi).

d, Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại

- Bệnh khô đầu lá:

Tỷ lệ bệnh(%) = Số cây bị bệnh *100 Tổng số cây điều tra - Bệnh thối củ nấm than đen:

Tỷ lệ bệnh (%) = Số củ bị bệnh * 100 Tổng số củ điều tra

e, Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Tổng số cây/m2

- Số lƣợng củ chắc/cây(bụi)

Cách làm: Trƣớc thu hoạch 5 ngày, nhổ 5 cây/ô thí nghiệm, loại bỏ những củ bị sâu, bệnh. Sau đó đếm tổng số củ tƣơi và tính trung bình số củ tƣơi/cây(bụi).

- Trọng lƣợng 100 củ tƣơi (gr).

Lấy ngẫu nhiên cho đủ 100g củ tƣơi (1). Cân, đếm số củ (2) và quy ra trọng lƣợng 100 củ. Lấy 5 mẫu/một ô thí nghiệm. Sau đó lấy giá trị Trung bình.

P100 củ (gr) = (1) * 100/(2)

- Năng suất lý thuyết = Số cây/m2 * số củ chắc/cây * P100củ * 7.500m2 100

- Năng suất thực thu = Cân trọng lƣợng ném củ ở các ô thí nghiệm. Sau đó lấy bình quân trọng lƣợng ném củ mỗi 1m2/ô TN * 7.500m2

f, Hiệu quả kinh tế của các công thức thời vụ và công thức phân bón:

- Tính mọi chi phí đầu vào (tổng chi) và sản phẩm bán ra (tổng thu) thành tiền rồi tính lợi nhuận mang lại theo công thức:

+ Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi

Tổng lợi nhuận thu đƣợc

+ Tỷ suất lợi nhuận = --- Tổng chi phí

+ Chỉ số VCR = Giá trị sản phẩm tăng thêm(giảm) do bón phân đạm (N)/chi phí tăng (giảm) do bón phân N.

Theo các nhà kinh tế với VCR = 1 thì việc đầu tƣ thua lỗ, VCR = 2 thì hòa vốn, VCR > 2 thì đầu tƣ có lãi và VCR > 3 thì mới thuyết phục ngƣời nông dân.

2.4. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG Ở MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM 2.4.1. Thời vụ 2.4.1. Thời vụ

- Thời vụ sớm: Trồng vào ngày 05 tháng 9 năm 2015. - Thời vụ chính : Trồng vào ngày 20 tháng 9 năm 2015. - Thời vụ muộn: Trồng vào ngày 05 tháng 10 năm 2015.

- Đối với Công thức thí nghiệm nghiên cứu tổ hợp phân bón: Trồng vào ngày 20 tháng 9 năm 2015 (vụ chính).

2.4.2. Giống, làm đất và kỹ thuật trồng

- Giống: Sử dụng giống ném địa phƣơng. Ném giống chọn những củ chắc, có đƣờng kính từ 1,2-1,5cm. Mỗi hecta cần 500-600kg củ giống (25-30kg/sào).

* Lƣu ý: Không dùng ném củ gốc (củ của thân chính) để làm giống, vì sau này ném củ nhỏ, cho năng suất thấp.

- Đất trồng Ném: Chọn đất cát pha ven biển tại thôn Diên Khánh xã Hải Dƣơng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, là vùng đất điển hình cho loại đất cát pha than bùn ven biển của tỉnh Quảng Trị.

- Độ pH 6,0-6,5, nguồn nƣớc không bị ô nhiểm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang.

- Trƣớc khi chuẩn bị vào vụ trồng ném tiến hành cày lật đất để xử lý cỏ dại và diệt các mầm bệnh nằm lại trong đất, trong cây cỏ.

- Đất trồng ném đƣợc làm kỷ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,5 m, rãnh rộng 0,3 m và độ cao luống là 20-25 cm. Sau khi lên luống, tiến hành rạch hàng bón phân lót.

- Rạch hàng ngang trên luống, mỗi hàng rộng: 40cm, gieo 4 hàng hạt (12cm x 10cm). Khoảng cách giữa 2 hàng là 20cm. Tƣơng đƣơng 88 cây/m2

- Sau khi đặt củ đúng mật độ thì tiến hành lấp củ, độ sâu lấp củ từ 3-5cm tùy từng loại đất. Khi trồng xong phủ một lớp rơm rạ, lá mục lên mặt luống với độ dày từ 3-5 cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc hoặc xói lở do mƣa to.

2.4.3. Phân bón và cách bón phân cho cây ném

- Phân hữu cơ chỉ dùng các loại phân đã hoai mục, có xử lý các mầm bệnh bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất ném củ trên đất cát ven biển của tỉnh quảng trị (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)