TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI NÉM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất ném củ trên đất cát ven biển của tỉnh quảng trị (Trang 26 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI NÉM

1.2.1. Bệnh khô đầu lá

a. Triệu chứng

Bệnh khô đầu lá ném là một trong những bệnh nguy hiểm nhất làm thất thu năng suất và sản lƣợng. Bệnh phát sinh ở giai đoạn bắt đầu hình thành củ và kéo dài tới trƣớc khi thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, làm giảm năng suất, chất lƣợng ném.

Bệnh chỉ gây hại trên lá ném ở phần giữa của lá bánh tẻ bị nám sau đó nấm xâm nhập và lan rộng kéo dài theo thân lá tạo thành vết bầu dục, lúc đầu có màu xám trắng,

bệnh năng chỉ sau 5–7 ngày thì gãy gục ở gié và khô lụi. Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10–20 cm.

Trời ẩm, mƣa phùn, bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen.

b. Nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh đốm khô đầu lá do nấm Stemphylium botryosum W gây nên. Nấm gây bệnh thuộc họ Dematiaceae bộ Molilales, lớp nấm bất toàn Deuteromycets.

- Nếu thời tiết âm u, sƣơng mù, sƣơng muối, nhiệt độ từ 22- 250C là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh.

- Mật độ trồng quá dày, bón nhiều phân đạm, ruộng tƣới nƣớc quá ẩm là nguyên nhân để bệnh phát triển nặng hơn.

c. Phòng trừ :

- Ở những chân đất độc canh trồng cây ném nên áp dụng biện pháp luân canh hoặc xử lý đất bằng vôi bột trƣớc khi trồng 20–30 ngày.

- Chọn thời vụ trồng ném thích hợp nhất cho cây sinh trƣởng, phát triển tốt và hạn chế bệnh khô đầu lá gây hại.

- Trồng đúng mật độ, khoảng cách: hàng cách hàng từ 20–25 cm, cây cách cây từ 8–10 cm.

- Tƣới nƣớc theo phƣơng châm “Chân ẩm đầu khô”. Vào những ngày có nhiều sƣơng có thể tƣới nƣớc rửa sƣơng vào buổi sáng để hạn chế bệnh phát triển.

- Bón phân theo phƣơng châm nặng đầu, nhẹ cuối. Bón lót ¾ lƣợng đạm hoặc có thể thay đạm bằng phân lân ngâm với nƣớc giải gia súc.

- Thƣờng xuyên thăm đồng, ngắt bỏ lá ném bị khô đầu lá hay bị lụi để hạn chế bệnh phát sinh lan truyền.

- Phun trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc trị sau: Altracol 70W 0,2-0,4%, Score 250ND 0,3-0,5lít/ha, Topsin M 0,4-0,6 lít/ha, Ridomil 72WP, Funuran 72WP… phun khi bệnh chớm phát sinh hoặc phun định kỳ 3-4 lần/vụ.

1.2.2. Bệnh nấm phấn trắng

a, Triệu chứng: Bệnh xuất hiện vào cuối tháng 11 dƣơng lịch. Khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao.

b, Nguyên nhân: Do nấm Sclerotium rolfsii gây hại

c, Biện pháp phòng trừ: Phòng bệnh tốt nhất là trƣớc khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch Boocdo 1% (pha theo lƣợng 1 kg phèn xanh + 1 kg vôi cục + 100 lít nƣớc) thực hiện pha trộn: Hòa 1 kg phèn xanh với 80 lít nƣớc, hòa riêng 0,1kg vôi với 20 lít nƣớc còn lại. Sau đó đổ từ từ dung dịch phèn xanh vào dung dịch vôi, vừa đổ vừa khuấy đều. Lƣu ý không hòa vôi vào phèn xanh vì khi phun dung dịch thu đƣợc sẽ làm cháy cây. Có thể dùng thuốc Zinep 0,3% liều lƣợng tuân thủ theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, những ngày có sƣơng nên rắc tro bếp cũng là biện pháp tốt để hạn chế bệnh lây lan.

1.2.3. Bệnh nấm than đen

a, Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản. Đặc biệt là khi thu hoạch ném có trời mƣa dông làm hạt ném bị ẩm là điều kiện cho nấm bệnh phát triển nhanh làm thối củ ném khi lƣu trữ. Biện pháp cách ly loại hết những củ đã bị nhiểm bệnh trƣớc lúc bảo quản, cất giữ ném củ sẽ hạn chế dịch bệnh lây lan.

b, Nguyên nhân: Do nấm Erwinia carotovora gây hại.

c, Biện pháp phòng trừ:

* Biện pháp canh tác:

Chú ý lƣu trữ ném ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để ném bị ẩm ƣớt, ủ đống nhiệt độ sẻ tăng cao làm ném bị thối củ.

* Biện pháp hóa học:

Dùng thuốc Zinep 0,3% để phun trừ.

Hiện nay có nhiều loại thuốc đặc trị cho từng nhóm bệnh này nhƣ Ridomil, Funguran, Anvil… cần sử dụng đúng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất và thực hiện tốt các biện pháp cách ly để đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.

1.2.4. Sâu xanh da láng

- Tên tiếng anh: Beet armyworm.

- Tên khoa học: Spodoptera exigua.

- Họ: Noctuidae.

a, Triệu chứng:

Sâu xanh da láng là một loài sâu đa thực, ngoài cây ném chúng còn gây hại khá nhiều loại cây trồng khác thuộc họ đậu đỗ, họ bầu bí, họ thập tự, họ cà, cây bông vải, cây bắp, cây nho... vì thế việc phòng trị chúng vốn đã khó (vì loài này kháng thuốc rất nhanh) lại càng khó hơn. Sâu non ăn lá, lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá, không hình dạng, mật độ sâu cao có thể làm ảnh hƣởng đến năng suất ném sau này.

b, Đặc điểm hình thái:

Thành trùng có kích thƣớc trung bình, thân dài từ 18-20 cm, sải cánh rộng 30- 35 cm, màu nâu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông. Trứng đƣợc đẻ tập trung vào nửa đêm thành từng ổ, mỗi ổ có hàng trăm trứng. Trên ổ trứng có phủ một lớp lông màu trắng hoặc vàng nhạt.

Sâu non có màu xanh nhạt, da bóng láng trên lƣng có năm sọc, 2 sọc ở mỗi bên hông rất to và đậm, sọc giữa lƣng có màu đen xen kẽ màu trắng.

Nhộng màu nâu sẫm hay đỏ sẫm thƣờng ở trong đất.

c, Đặc điểm sinh học:

- Vòng đời: 30 – 40 ngày.

+ Trứng: 2 – 5 ngày. + Sâu non: 15 – 20 ngày. + Nhộng: 7 – 10 ngày.

Hình 1.2. Vòng đời sâu xanh da láng

Sâu trƣởng thành chủ yếu hoạt động vào ban đêm, nhất là những đêm có trăng. Trứng đƣợc đẻ thành ổ trên lá. Sâu non mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, ăn chất xanh của lá để lại màng biểu bì.

Sâu tuổi 3 bắt đầu phân tán ăn toàn bộ thịt lá chỉ chừa lại gân, sâu còn ăn cả ngọn, hoa và đục vào trái.

Sâu non có 6 tuổi, sâu non ăn rất mạnh, cắn phá thành từng lỗ không hình dạng trên lá mật độ cao có thể làm các ruộng cây màu xơ xác. Sâu non ban ngày ẩn trong tán lá hoặc dƣới đất, phá hại mạnh vào ban đêm và những khi trời âm u, ít nắng. Sâu đẫy sức hóa nhộng trong đất, lùm cỏ hoặc dƣới lớp lá khô.

*Thiên địch:

- Nhóm ký sinh có hai loài ong kén nhỏ thuộc họ Braconidae. - Loài ruồi thuộc họ Tachinidae.

- Nhóm vi sinh vật có vi khuẩn tấn công.

d, Biện pháp phòng trừ sâu xanh da láng hại ném

* Biện pháp canh tác:

- Trƣớc khi trồng cần phải làm sạch cỏ dại, phát bờ ruộng kỹ. - Cày ải phơi ruộng kết hợp bón vôi để diệt sâu và nhộng. - Bố trí mật độ trồng thích hợp.

* Biện pháp cơ học: Ở những thửa ruộng nhỏ có thể ngắt bỏ ổ trứng và thu sâu non khi sâu non đang sống tập trung xung quanh ổ.

* Biện pháp hóa học: Dùng chế phẩm NPV đặc hiệu trừ sâu xanh da láng có hiệu quả cao. Nên kết hợp dùng thuốc thảo mộc Rotenone hay Azadirachtin. Thuốc vi sinh nhƣ: Biocin 16WP; Olong 55WP; Biocin 8000 SC; Vi-BT; Xentari 15FC; DelfinWG. Ngoài ra dùng các loại thuốc nhóm Pyrethroid, Abamectin để phun.

1.2.5. Sâu ăn tạp

a. Phân bố và ký chủ.

Sâu khoang là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới. Sâu ăn tạp là những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lƣơng thực, cây phân xanh...

b. Đặc điểm hình thái và sinh học.

Bƣớm có chiều dài thân khoảng 20- 25 mm, sải cánh rộng 35- 45 mm. Cánh trƣớc màu nâu vàng, giữa cách có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bƣớm có đời sống trung bình từ 1- 2 tuần tùy điều kiện thức ăn.

Trung bình một bƣớm cái có thể đẻ 300 trứng, nhƣng nếu điều kiện thích hợp bƣớm có thể đẻ từ 900- 2000 trứng. Thời gian đẻ trứng trung bình của bƣớm kéo dài 5- 7 ngày đôi khi từ 10- 12 ngày.Trứng có hình bán cầu, đƣờng kính từ 0,4- 0,5 mm. Bề mặt trứng có những khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đƣờng khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng sâu mẹ, thời gian ủ trứng từ 4- 7 ngày.

Thời gian phát triển của ấu trùng kéo dài từ 20- 25 ngày, sâu có 5- 6 tuổi tùy thuộc điều kiện môi trƣờng. Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài 35- 53 mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển thành màu nâu đậm.

Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ 8 của bụng, mổi đốt có một chấm đen rõ, nhƣng 2 chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất.

Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất cáng to dần và gần nhƣ giao nhau tạo thành khoang đen trên lƣng.

Thời gian phát triển nhộng kéo dài 7-10 ngày, kích thƣớc dài 18-20 mm. Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới đƣợc hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu

động đƣợc. Nhìn chung, vòng đời của sâu ăn tạp tƣơng đối ngắn trung bình 30,2 ngày, trong đó giai đoạn ấu trùng chiếm trung bình 21,7 ngày, đây là giai đoạn gây hại quan trọng của sâu ăn tạp. Khả năng sinh sản mạnh cùng với thời gian phá hại kéo dài vì thế sâu ăn tạp là đối tƣợng gây hại cho rau màu.

Đối với cây ném sâu ăn tạp cắn phá thân cây và lá vào ban đêm, chiều tối sâu bắt đầu bò lên cây để phá hại cho đến khi trời gần sáng thì sâu chui xuống đất để ẩn nấp, nên rất khó phát hiện sâu vào ban ngày.

Hình 1.3. Hình ảnh sâu ăn tạp

c. Tập quán sinh hoạt và cách gây hại.

Bƣớm thƣờng vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bƣớm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bƣớm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6- 7 mét. Sau khi vũ hóa vài giờ, bƣớm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng.

Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quang năm trên đồng ruộng. Sâu căn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhƣng khi có ánh nắng sâu chui xuống dƣới tán lá để ẩn nấp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.

Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1- 2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá.

Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu có tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, ...Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hóa nhộng.

d. Biện pháp phòng trừ.

+ Biện pháp canh tác.

Đất trƣớc khi trồng cần phải đƣợc cày, phơi và xử lý vôi bột để diệt nhộng, sâu non có trong đất. Phải thƣờng xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chƣa phân tán đi xa.

Ngài sâu ăn tạp có khuynh hƣớng thích mùi chua ngọt và ánh sáng đèn, do đó có thể dùng bẩy chua ngọt để thu hút chúng khi bƣớm phát triển rộ.

Bẩy chua ngọt: Gồm 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rƣợu + 1 phần nƣớc. Sau đó đem bả mồi vào chậu và đặt ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1m so với mặt đất.

+ Biện pháp sinh học:

Sâu ăn tạp thƣờng bị 4 nhóm ký sinh sau: Côn trùng ký sinh, nấm ký sinh, siêu vi khuẩn và vi khuẩn.

+ Biện pháp hóa học:

Atabron đƣợc dùng làm nền phối hợp với các loại thuốc còn lại hoặc với các loại thuốc Cúc tổng hợp sẽ cho hiệu quả phòng trị rất tốt

Sâu ăn tạp cũng rất dể kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc khác nhau để dùng mới đem lại hiệu quả cao.

+ Biện pháp phòng trừ tổng hợp:

- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt nhộng, rãi vôi bột trƣớc lúc cày đất, kết hợp phơi ải đất trƣớc khi trồng 20-30 ngày.

- Dùng hoa Hƣớng dƣơng hay các loài cây có thể dẫn dụ sâu ăn tạp, trồng xung quanh ruộng canh tác để dể dàng tiêu diệt.

- Dùng bẩy pheromone để dự báo trƣớc sự đẻ trứng của sâu ăn tạp.

- Hàng ngày theo dõi dự báo sự phát triển của sâu, thƣờng xuyên ngắt bỏ ổ trứng và diệt ấu trùng trên những ruộng dẫn dụ.

- Dùng sản phẩm sinh học có nguồn gốc nấm, vi khuẩn khi có những dấu hiệu cắn phá lá đầu tiên, thông thƣờng 10 ngày sau phải phun thuốc lại.

1.2.6. Bọ trĩ (Bù lạch).

Hình 1.4. hình ảnh Bọ trĩ trưởng thành

a. Triệu chứng

Ngoài cây ném và hành tỏi, bọ trĩ còn tấn công nhiều cây trồng khác nhƣ cây lúa, ngô, mía, thuốc lá, cây họ đậu ...

Bọ trĩ trƣởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ. Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu nhƣ bị quăn lại, không hồi phục đƣợc.

b. Đặc điểm hình thái

Trƣởng thành nhỏ, dài 1-2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trƣớc ở phần giữa thắt lại. Trƣởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá. Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt. Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhƣng không cánh màu vàng nhạt.

c. Đặc điểm sinh học và sinh thái

* Vòng đời: - Trứng: 3-4 ngày - Ấu trùng 10-14 ngày

- Trƣởng thành: có thể sống đến 3 tuần Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tƣơng đối nhanh nhẹn khi bị khua động chúng lẫn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất. Chúng ẩn lấp trong lá nõn hoặc các chót lá quăn do không ƣa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.

Tỷ lệ đực cái chênh lệch nhau rất lớn: 95% là con cái và 5% là con đực, những con đực không có vai trò sinh sản gì trong loài. Bọ trĩ sinh sản đơn tính là chủ yếu.

Bọ trĩ gây hại ngay từ khi cây ném bắt đầu mọc 3 lá thật, nó xuất hiện với mật độ tăng dần cho đến khi ném đẻ nhánh, sau đó giảm dần tới lúc ném kết thúc đẻ nhánh.

d. Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp canh tác:

Bón phân cân đối. Sau khi bọ trĩ phá hoại và đã phun thuốc diệt trừ thi cần phải bón thêm urê để giúp cây hồi phục nhanh.

- Biện pháp hóa học:

Đối với những ruộng số lƣợng bọ trĩ cao cần điều tra số lƣợng thiên địch trƣớc khi quyết định xử lý thuốc. Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Gaucho,…), Fipronil (Regent…) để phòng trừ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất ném củ trên đất cát ven biển của tỉnh quảng trị (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)