Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 26 - 31)

2.2.2.1. Tình hình sản xuất

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cây chè chỉ thực sự được quan tâm và đầu tư sản xuất bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX trở lại đây.

Ngành chè Việt Nam hiện đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Việt Nam hiện nay đang là nước sản xuất chè lớn đứng thứ 7 thế giới và đang đứng thứ 5 về xuất khẩu chè trên toàn cầu. Về sản lượng chè Việt Nam đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc).

Nước ta hiện đang có trên 130.000 ha diện tích trồng chè và hiện có hơn 500 cơ sở đang chế biến, sản xuất và phân phối các sản phẩm từ chè với công suất lên đến hơn nửa triệu tấn chè khô mỗi năm.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam qua các năm Năm Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (tấn)

2013 114.827 1.895,9 217.700 2014 115.436 1.978,2 228.360 2015 117.822 2.003,0 236.000 2016 118.824 2.019,8 240.000 2017 123.188 2.110,6 260.000 2018 116.633 2.314,9 270.000 Nguồn: FAOSTAT, 2019

- Về diện tích: Từ năm 2013 - 2017 diện tích chè tăng nhanh. Trong đó,năm 2017 diện tích chè đạt 123.188 ha, tăng 8361 ha (tương ứng 7,2%) so với năm 2013. Đến năm 2018 diện tích chè nước ta giảm nhẹ, chỉ còn 116.633 ha giảm 6555 ha (tương ứng 5,62%) so với năm 2017 (bảng 2.2).

- Về năng suất: Từ năm 2013 – 2018 năng suất chè nước ta dao động từ 1.895,9 - 2.314,9 kg/ha. Năm 2018 không phải là năm có diện tích trồng chè lớn nhất, nhưng lại là năm có năng suất cao nhất đạt 2.314,9 kg/ha tăng 22,1% so với năm 2013; tiếp đó đến là năm 2017 (năng suất đạt 2.110,6 kg/ha) và năm có năng suất chè thấp nhất là năm 2013 (đạt 1.895,9kg/ha) (bảng 2.2).

- Về sản lượng: Từ năm 2013 – 2018 sản lượng chè nước ta dao động từ 217.700 – 270.000 tấn. Trong đó, năm 2018 tuy không phải là năm có diện tích lớn nhất nhưng lại đạt sản lượng cao nhất đạt 270.000 tấn (tăng 24%) so với năm 2013 vì năng suất chè năm 2018 cao nhất; tiếp đó là năm 2017 (đạt 260.000 kg/ha) tăng 19,43% so với năm 2013 và năm có sản lượng chè thấp nhất là năm 2013 chỉ đạt 217.700 tấn (bảng 2.2).

2.2.2.2.Tình hình tiêu thụ

Phần lớn chè tiêu thụ ở thị trường trong nước là mặt hàng chè xanh. Chè Ô long ở thị trường Việt Nam có giá cao hơn nhiều so với giá xuất khẩu trung bình. Các mức giá thông thường cho sản phẩm chè cao cấp dao động từ 100.000đ/kg đến 1.000.000đ/kg. Các loại chè đặc sản có thể có giá 2.000.000đ/kg hoặc cao hơn.

Việt Nam được coi là “cái nôi” của ngành chè thế giới với chất lượng thơm ngon nổi tiêng thế giới. Theo Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS), Việt Nam có nền văn hóa uống chè lâu đời, tuy nhiên mức tiêu thụ chè trong nước vẫn còn thấp (chỉ đạt 30.000 tấn chè/năm): tương ứng bình quân đầu người chỉ đạt 300 gr chè/người/năm. So với tiềm năng của thị trường chè trong nước thì con số này còn thấp. Trong khi đó, mức tiêu thụ chè bình quân đầu người tại Trung Quốc đạt hơn 1kg chè/người/năm; ở Nhật Bản đạt 2,0 kg/người/năm; ở các nước Trung Đông đạt hơn 2,0 kg/người/năm; ở Nga, Anh đều đạt trên 2,5 kg /người /năm, gấp 10 lần mức tiêu thụ chè tại Việt Nam.

Theo đánh giá của VITAS, giá chè xuất khẩu hiện nay thấp hơn so với giá chè bán trong nước, giá trị kinh doanh thấp hơn so với giá nội tiêu. Theo tính toán của các chuyên gia ngành chè, tiềm năng ở thị trường trong nước dành cho mặt hàng chè còn rất lớn. Hiện nay Việt Nam gia tăng xuất khẩu chè thô để tăng sản lượng xuất khẩu, tuy nhiên giá thành thấp và thị trường trong nước lại chưa được các doanh nghiệp hướng tới. Trong một số năm trở lại đây, một số thương hiệu chè túi lọc nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam như: chè Lipton, Dimah, Ahmad Tea…và người tiêu dùng phải trả giá cao… Hiện nay, một số công ty chế biến chè trong nước đã chuyển hướng từ xuất khẩu chè sang phát triển thị trường trong nước, ngoài các mặt hàng

chè truyền thống như chè đen và chè xanh còn có thêm một số loại chè túi lọc đặc sản khác có nguồn gốc thảo dược nhưng sản lượng tiêu thụ còn hạn chế.

2.2.2.3.Tình hình xuất khẩu

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 108.155 tấn chè các loại, thu về 189,48 triệu USD, tăng 4,3% về lượng và tăng 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá chè xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm ở mức 1.751,9 USD/tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chè của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Pakistan (đạt 36.791 tấn) tương đương 73,74 triệu USD, chiếm 34% trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của cả nước và chiếm 38,9% trong tổng kim ngạch, tăng 30,2% về lượng và tăng 19,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu đạt 2.004,2 USD/tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan chiếm 14,6% trong tổng khối lượng và chiếm 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 15.786 tấn, tương đương 24,75 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu tăng 1,1%, đạt 1.567,8 USD/tấn.

Giá chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh 77,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.119 USD/tấn, nhưng lượng giảm 16,4%, đạt 7.052 tấn và kim ngạch tăng 48,3%, đạt 22 triệu USD, chiếm 6,5% trong tổng lượng và chiếm 11,6% trong tổng giá trị xuất khẩu chè của cả nước.

Philippines là thị trường đáng chú ý nhất trong xuất khẩu chè của Việt Nam 10 tháng đầu năm nay với mức tăng mạnh 68,7% về lượng, đạt 862 tấn và tăng 71,3% về kim ngạch, đạt 2,24 triệu USD; giá xuất khẩu tăng nhẹ 1,6%, đạt 2.594,6 USD/tấn. Ngoài ra, xuất khẩu chè còn tăng mạnh ở thị

trường Ấn Độ tăng 8,5% về lượng và tăng 67,3% về trị giá so với cùng kỳ, đạt 729 tấn, trị giá 1,07 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu chè sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Đức giảm 54,6% về lượng và giảm 60,8% về kim ngạch; Ba Lan giảm 54,1% về lượng và giảm 57,6% về kim ngạch; U.A.E giảm 57,7% về lượng và giảm 55,1% kim ngạch.

- Nhận định và dự báo:

Theo Hiệp hội chè Việt Nam, dự kiến đến năm 2020 sản lượng chè toàn ngành đạt 250.000 tấn (tăng 43%). Trong đó, xuất khẩu đạt 182.000 tấn, chiếm 73% tổng sản lượng) với tỷ trọng: Chè xanh và chè đặc sản 60.000 tấn, chè đen OTD 73.000 tấn và chè CTC 49.000 tấn. Đơn giá xuất khẩu bình quân đến năm 2020 đạt 1,99 USD/kg.

Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu chè lại tăng chưa tương ứng, một mặt do giá chè chung trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do phẩm cấp chè Việt Nam thấp, chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến chè các loại. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước trồng, chế biến và xuất khẩu chè diễn ra rất gay gắt. Việt Nam không những phải khai thác tối đa tiềm năng về trồng và chế biến chè mà còn phải tìm và chuẩn bị thị trường tiêu thụ. Không thể phát triển và mở rộng diện tích chè ồ ạt mà cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và chặt chẽ. Nhìn chung thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định. Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu là chính với giá thấp.

2.2.2.4.Tình hình sản xuất Chè Shan

Chè Shan là giống cây trồng gắn bó chặt chẽ với người dân miền núi phía Bắc ở nước ta Chè Shan là cây trồng mũi nhọn cho phát triển kính tế, cây

xóa đói giảm nghèo của người dân miền núi đặc biệt là các đồng bào dân tộc vùng cao.

Chè Shan là cây trồng bản địa, có sức sinh trưởng khoẻ, năng suất và chất lượng cao. Đặc biệt phù hợp với phương thức canh tác của người dân miền núi (không phải chăm sóc nhiều: không phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, không bón phân vô cơ, không tưới nước,..). Từ nguyên liệu chè Shan có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm chè có chất lượng và giá trị cao; đồng thời có thể là nguyên liệu an toàn cho việc điều chế các loại thực phẩm chức năng, các sản phẩm làm đẹp cho con người.

Giống chè Shan hiện chiếm khoảng 27% tổng diện tích chè cả nước, phương thức trồng chủ yếu bằng hạt (chiếm khoảng 15%), việc nhân giống bằng giâm cành còn nhiều hạn chế, quy trình thâm canh chè trồng tập trung, chưa khoa học, do đó chưa phát huy được ưu điểm về năng suất và chất lượng chè Shan. Trong những năm gần đây, chè Shan đã được quan tâm: đã có nhiều công trình ứng dụng khoa học vào sản xuất, chế biến chè Shan nên năng suất và chất lượng chè Shan đã được nâng cao, chiếm được vị trí trong các sản phẩm chè ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)