Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 33)

2.2.4.1.. Tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên thế giới

Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, hàng loạt hóa chất BVTV hữu cơ ra đời: đầu tiên là nhóm thuốc Thủy ngân ra đời vào năm 1913; tiếp đó là nhóm thuốc Lưu huỳnh và đến năm 1924, Zeidler đã tìm ra thuốc DDT & 666 ở Thụy Sỹ. Sau đó, hàng loạt hóa chất BVTV khác cũng lần lượt được ra đời: Hợp chất phốt pho hữu cơ vào năm 1924, hợp chất Clo hữu cơ vào năm 1940 – 1950, lân hữu cơ & nhóm cacbamat hữu cơ vào năm 1945 – 1950, thuốc diệt cỏ carbamat hữu cơ vào năm 1945.

Như vậy, ngay từ khi phát hiện ra thuốc hóa học BVTV đầu tiên, ngành hóa chất BVTV đã phát triển với tốc độ rất nhanh, nhất là sau đại chiến thế giới lần thứ hai, toàn thế giới đã sản xuất ra hơn 15 triệu tấn thuốc hóa học để phun trên diện tích hơn 4 tỷ ha cây trồng nông - lâm nghiệp. Thực tế cho thấy, số lượng sâu bệnh hại cây trồng giảm rõ rệt và năng suất cây trồng tăng lên xấp xỉ hai lần. Với những kết quả này, loài người lúc đó cho rằng: chỉ cần có thuốc hóa học, con người có thể bảo vệ được cây trồng trước tất cả các đối tượng dịch hại và khi đó biện pháp hóa học giữ vị trí quan trọng, gần như là độc tôn trong phòng trừ dịch hại cây trồng.

Từ giữa những năm 1950 trở đi, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học đã không ngừng tăng nhanh và phát triển rộng khắp trên nhiều đối tượng cây trồng, ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới với số lượng ngày càng nhiều. Vì vậy, việc sử dụng hóa chất BVTV trong phòng trừ sâu bệnh hại ở nhiều nước đã trở nên lạm dụng, tùy tiện, nhiều nơi phun 10 – 12 lần/1 vụ, thậm chí lên tới 20 – 24 lần/1 vụ mà năng suất cây trồng vẫn không thể tăng thêm, đồng thời sâu bệnh hại lại có chiều hướng gia tăng vì chúng xuất hiện hiện tượng nhờn thuốc và kháng thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Lúc này, nhiều người sản xuất nông nghiệp không dám sử

dụng hóa chất BVTV, thậm chí còn có người còn cho rằng cần phải loại bỏ hẳn hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp.

Từ năm 1960 – 1980, việc lạm dụng hóa chất BVTV trong phòng trừ dịch hại cây trồng không những giảm mà còn tăng lên mạnh mẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đến những loài có ích và sức khỏe con người. Lúc này, nhiều nơi trên thế giới đã khuyến cáo người nông dân hạn chế thậm chí cấm sử dụng các thuốc hóa học BVTV thuộc nhóm clo hữu cơ như DDT & 666, nên sử dụng những loại thuốc BVTV thuộc nhóm Pyrethroid, các chế phẩm trừ sâu sinh học,….

Từ năm 1980 – nay, vai trò của thuốc hóa học BVTV trong sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Nhưng vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm hơn, cho nên việc sử dụng những hóa chất BVTV có độc tính cao cũng được hạn chế.

2.2.4.2.Tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ở Việt Nam

Ở miền Bắc nước ta, hóa chất BVTV được dùng lần đầu tiên ở vụ Đông xuân năm 1956 - 1957 tại Hưng Yên. Ở miền Nam, hóa chất BVTV bắt đầu được sử dụng từ năm 1962.

Từ năm 1957 đến năm 1990, lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm ở nước ta dao động từ 6.500 – 16.000 tấn/năm; từ năm 1976 – 1980, lượng hóa chất sử dụng khoảng 16.000 tấn/năm. Từ năm 1986 đến 1990, trung bình mỗi năm sử dụng 14.000 tấn, trong đó có 55% hóa chất BVTV thuộc nhóm lân hữu cơ, 13% thuộc nhóm Clo hữu cơ, 12% thuộc nhóm carbamat hữu cơ, còn lại là các hợp chất hóa học Thủy ngân, asen. Phần lớn những loại hóa chất này đều có độ độc cao và tồn dư lâu trong môi trường. Đến năm 2003, lượng thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam gần 40 nghìn tấn/năm và đến năm 2008, lượng thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam hơn 100 nghìn tấn. Năm 2012, lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 105 nghìn tấn (744 triệu USD), tăng 23,41% so với năm 2011.

Năm 1996, ở nước ta chỉ có 4 – 5 hoạt chất và hỗn hợp hóa chất BVTV được đăng ký nhập khẩu. Đến năm 2009, Bộ NN&PTNT cho phép 886 loại hoạt chất và 2.537 loại thương phẩm được phép sử dụng ở Việt Nam. Năm 2011 nước ta có khoảng 900 loại hoạt chất và các hỗn hợp hóa chất BVTV được đăng ký nhập khẩu (trong đó 90% hóa chất BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc). Số lượng các hoạt chất BVTV sử dụng ở Việt Nam vượt xa so với các nước trong khu vực: năm 2009, Thái Lan và Malaisia có 400 – 600 loại; Trung Quốc có 630 hoạt chất BVTV.

Trung bình 5 năm (từ 2015 – 2019), mỗi năm Việt Nam chi từ 500 - 700 triệu USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Trong số này, 48% là thuốc diệt cỏ, tương đương 19.000 tấn, còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, khoảng trên 16.000 tấn.

Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1 ha cây trồng mỗi năm ở Việt Nam lên đến 2 kg, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ từ 0,2 - 1 kg/ha. Tình trạng lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật đã kéo theo hàng loạt hệ lụy đối với sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng và đe dọa đến nền nông nghiệp bền vững.

Với tình hình sử dụng lạm dụng hóa chất BVTV của phần lớn người nông dân trong sản xuất nông nghiệp cùng với tình hình nhập khẩu hóa chất BVTV và sự lưu thông tự do của thuốc BVTV trên thị trường như hiện nay thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ không thể kiểm soát được dịch hại cây trồng mặc dù chúng ta phun thuốc có độ độc và nồng độ cao gấp nhiều lần so với khuyến cáo.

Trước thực tế đó, nhà nước cần có chính sách quản lý chặt chẽ việc buôn bán và sử dụng hóa chất BVTV. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cần tìm ra giải pháp thay thế dần việc sử dụng hóa chất BVTV trong phòng trừ dịch

hại cây trồng nhằm phát triển nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất chè nói riêng một cách ổn định và bền vững.

* Thực trạng nhiễm độc hóa chất BVTV ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều và khó kiểm soát

Hóa chất BVTV ở Việt Nam được sử dụng từ năm 1957 đến nay. Trong 20 năm đầu người ta không chú ý nhiều về tác hại của hóa chất BVTV đối với môi trường và sức khỏe con người. Mãi đến năm 1980 mới bắt đầu có những công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và tác dụng độc hại của hóa chất BVTV đối với sức khỏe con người.

Theo Hà Minh Trung (2000), cả nước có 11,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp và số người tiếp xúc với hóa chất BVTV ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với tỷ lệ nhiễm độc hóa chất BVTV chiếm 18,26% thì số người bị nhiễm độc mãn tính trong cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người.

Từ năm 1980 – 1985 chỉ riêng 16 tỉnh phía Bắc đã có 2.211 người bị nhiễm độc nặng do hóa chất BVTV và 811 người chết. Từ năm 1994 – 1997, tại 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Tiền Giang và Cần Thơ đã có 4.899 người bị nhiễm độc hóa chất BVTV và 286 người chết (chiếm 5,8%). Năm 1997, lượng hóa chất BVTV sử dụng chỉ tính trong 10 tỉnh, thành phố là 4.200 tấn, nhưng đã có 6.103 người bị nhiễm độc và 240 người chết do nhiễm độc cấp và mãn tính.

Nguyễn Đình Chất (1994), nghiên cứu 62 bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc lân hữu cơ thấy: Tổng số người bị nhiễm khuẩn là 29/62 người, chiếm 46,78%. Trong đó, số người bị nhiễm khuẩn phổi – phế quản là 23/29 người, chiếm 79,32%. Những người bị ngộ độc càng nặng thì mức độ ngộ độc càng cao (Ngộ độc độ I: nhiễm khuẩn 0%; độ II: 39,29%, độ III: 62,5% và độ IV: 80%).

Nguyễn Văn Nguyên (1994) nghiên cứu trên 571 công nhân của 2 nông trường chè có sử dụng hóa chất BVTV thấy có 77,2% người bị mắc chứng bệnh đau đầu, kém ngủ; 75,5% người bị đau tức ngực & khó thở; 65,5% người bị đau lưng & xương khớp; 46,5% người bị mệt mỏi & run chân tay; 44,8% bị ho & khạc đờm; 29,3% người bị đau bụng không rõ nguyên nhân và 24,1% người chán ăn. Kết quả khám lâm sàng thấy, 25,0% người có hội chứng suy nhược thần kinh; 26,5% người có hội chứng rối loạn tiêu hóa; 16,3% người bị bệnh xương khớp; 12,4% người bị bệnh đường hô hấp và 10,0% người bị bệnh ngoài da. Những rối loạn sớm nổi bật là hoạt tính enzyme cholinesterase giảm xuống chỉ còn 75% so với nhóm chứng; 19,6% thiếu máu; 37,2% người có bạch cầu trung tính thấp.

Nguyễn Duy Thiết (1997) điều tra 100 hộ gia đình tại 5 đội xã Tam Hiệp, huyện Thanh trì, Hà Nội thấy: 73% số người có biểu hiện chứng nôn nao, khó chịu, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ, ngứa và nóng rát các vùng da hở.

Trần Như Nguyên và Lê Minh Giang (1998) điều tra trên 100 người ở Hà Nam, Thái Nguyên và ngoại thành Hà Nội từ năm 1995 – 1997 cho thấy: Việc sử dụng hóa chất BVTV ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi (xẩy thai, sinh non, dị dạng thai nhi, bệnh bẩm sinh,…).

Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Dư Loan và Hoàng Thị Bích Ngọc (1998) nghiên cứu trên 36 người dân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất BVTV ở 2 xã thuộc huyện Thường Tín, nhóm chứng là 32 sinh viên Học viện Quân y, kết quả cho thấy: Ở những người làm nông nghiệp, tiếp xúc dài ngày với hóa chất BVTV thì có độ enzyme cholinesterase là 5931 U/l, giảm hơn so với nhóm đối chứng (8359 U/l) là 2428 U/l.

Theo Phạm Văn Lầm (2000), số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho các loại cây trồng chính: lúa, rau, chè ở Việt Nam tăng từ 6,2 đến 35,6 lần/ năm và đặc biệt quan trọng là tỷ lệ cán bộ và người dân sử dụng hóa chất bảo vệ

thực vật còn ít: Theo Đào Trọng Ánh (2002), chỉ có 52,2% cán bộ kỹ thuật nông nghiệp - khuyến nông cơ sở hiểu đúng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ này ở người bán thuốc là 33%, ở nông dân 49,6%. Phần lớn, người dân sau khi sử dụng thuốc BVTV đều vứt vỏ thuốc xung quanh bờ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người (Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Huân, Trương Quốc Tùng 2002 & 2010).

Điều tra năm 2003 - 2005 tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, có tới 20 - 88,8% số nông dân vẫn dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục. Năm 2010, Cục BVTV cho biết còn 5,19% số hộ dùng thuốc cấm, ngoài danh mục, 10,22% không đúng thời gian cách ly, 51% không thực hiện theo khuyến cáo của nhãn.

Theo Bộ NN&PTNT (2019), hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1 ha cây trồng mỗi năm ở Việt Nam lên đến 2 kg và mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn bao bì, vỏ hộp các loại trong khi lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì.

Theo đánh giá của các chuyên gia Quốc tế, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí. 30% người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nồng độ. Tuy nhiên, để khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác là điều rất khó, một phần vì thói quen của người nông dân, mặt khác vì hiện nay, sự biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng sâu bệnh rất dễ bùng phát. Để tránh dịch bệnh lây lan, nhà nông thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu như một liệu pháp dập dịch nhanh chóng nhất mà không nghĩ đến hậu quả về lâu dài của nó. Hiện đại đa số nông dân vẫn dựa vào thuốc bảo vệ thực vật hóa học là chính, tỷ lệ sử dụng thuốc sinh học đạt rất thấp. Trong khi đó, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật an toàn,

hiệu quả trong bảo vệ thực vật chậm được nhân rộng... nên việc mất an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn cứ tồn tại.

Qua đó ta thấy, việc sử dụng lạm dụng hóa chất BVTV và tình trạng nhiễm độc hóa chất BVTV là một thực tế diễn ra thường xuyên, liên tục ở tất cả các địa phương trong cả nước và ngày càng trở thành một vấn đề lớn trong xã hội hiện nay.

Trước thực trạng đó, để hạn chế tình trạng sử dụng quá nhiều, quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của các loại hóa chất BVTV đối với môi trường cũng như sức khỏe con người, từ đó có ý thức sử dụng một cách hợp lý, không nên quá lạm dụng các loại thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Về lâu dài, các địa phương nên vận động và hỗ trợ nông dân xây dựng nhiều mô hình sinh thái hữu cơ và tìm thị trường cho các sản phẩm sinh thái hữu cơ vừa tốt cho đất đai, sức khỏe con người và môi trường nông thôn.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát tốt việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, loại bỏ dần các loại thuốc BVTV độc hại, lạc hậu, khuyến khích sử dụng thuốc BVTV sinh học, thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới, thuốc bảo quản rau, quả an toàn. Khuyến khích, mở rộng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và các chương trình IPM, ICM, chương trình canh tác lúa, chè, rau,... cải tiến, đẩy mạnh chương trình khuyến nông, sản xuất cây trồng an toàn theo quy trình VietGAP… Qua đó, giúp nông dân phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi điều tra

3.1.1. Đối tượng điều tra

- Cây chè.

- Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây chè shan.

3.1.2. Phạm vi điều tra

- Cây chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

3.1.3. Thời gian điều tra

Từ 01/07/2019 đến 30/11/2019.

3.1.4. Địa điểm điều tra

Đề tài được thực hiện tại tỉnh Hà Giang.

3.2. Nội dung điều tra

- Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội tại tại Hà Giang. - Đánh giá thực trạng sản xuất chè shan tại Hà Giang.

- Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây chè shan tại Hà Giang.

- Tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất chè shan.

- Đề ra được một số giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế chè tại Hà Giang trong những năm tiếp theo.

3.3. Phương pháp điều tra

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

*phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập qua các tài liệu, báo cáo của địa phương từ các phòng, ban của tỉnh có liên quan và các nguồn tài liệu khác như: Sách báo, tạp chí, internet…

- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội tại địa phương có tác động đến sản xuất chè tại Hà Giang: Số liệu được thu thập ở phòng Kinh tế tỉnh Hà Giang.

- Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất chè tại Hà Giang: số liệu được thu tập ở phòng Nông nghiệp – cục thống kê tỉnh Hà Giang.

- Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây chè tại Hà Giang: Số liệu được thu thập ở Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)