Các biện pháp kỹ thuật Phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 72 - 76)

4.3.4.1. Một số loại sâu, bệnh hại trên nương chè

Trong năm vừa qua, tình hình sâu bệnh phá hoại trên các nương chè đã ảnh hưởng lớn tới năng suất. Ngoài biện pháp phun thuốc BVTV hóa học, các

biện pháp khác chưa được quan tâm, áp dụng phổ biến. Thành phần các loài sâu, bệnh hại chính trên chè ở Hà Giang kết quả thu được ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Thành phần các loài sâu bệnh hại chính trên chè tại Hà Giang năm 2019

TT Tên sâu, bệnh Tên khoa học Tần suất

xuất hiện 1. Sâu hại

1 Rày xanh Empoasca flaescens Fabr +++

2 Bọ xít muỗi Helopelthis theivora Waterh. +++ 3 Bọ cánh tơ physothrips setiventris Bagn +++ 4 Nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Niet. ++

5 Rệp muội đen Toxoptera aurantii +

6 Sâu cuốn búp Homona coffearia Niet -

7 Sâu róm Arna pseudoconspersa +

2. Bệnh hại

1 Bệnh thối búp Colletotrichum theae Petch +++ 2 Bệnh đốm nâu Colletotrichum camelliae Marasmius +++ 3 Bệnh phồng lá chè Exobasidium vexans Mas. ++

4 Bệnh sùi cành chè Bacterium sp. -

5 Bệnh chấm xám Pestalozia theae Saw. -

Ghi chú: - :Tần suất xuất hiện < 5% + :Tần suất xuất hiện 5 - 25% ++:Tần suất xuất hiện 26 - 50% +++: Tần suất xuất hiện > 50%

Bảng 4.10 cho thấy, trên chè Hà Giang xuất hiện 7 loài sâu và 5 loại bệnh hại. Trong đó, có 3 loài sâu (rày xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ) và 02 loại bệnh (bệnh thối búp, bệnh đốm nâu) xuất biện nhiều với tần suất xuất hiện > 50%; tiếp đó đến nhện đỏ nâu và bệnh phồng lá chè xuất hiện với tần suất 26 – 50%; sâu cuốn búp, bệnh sùi cành chè & bệnh chấm xám xuất hiện với tần suất thấp nhất (<5%).

Rầy xanh: Rầy xanh trưởng thành có màu xanh lá mạ, rầy non màu xanh vàng. Rầy chích hút nhựa làm búp chè cằn cỗi, mất màu xanh bóng, làm cho lá chè có màu đỏ thẫm. Rầy xanh thường ẩn sau mặt lá chè và đẻ trứng vào cuộng búp chè. Qua điều tra nhận thấy đây là loại sâu thường gặp nhất và phá hoại nhiều nhất và được các bác nông dân phản ảnh nhiều nhất trên cây chè, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng chè búp tươi.

Bọ xít muỗi: Trưởng thành và ấu trùng của bọ xít muỗi gây hại do hút nhựa cây ở những phần non (búp, lá và cành non): vết chích của bọ xít muỗi làm thành các vết sậm màu sau đó chuyển màu đen. Trưởng thành gây nên vết chích lớn và thưa, ngược lại ấu trùng vết chích nhỏ và dày hơn. Búp và lá chè non bị mất nhựa và biến dạng cong queo, khô và đen làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trà.

Bọ trĩ: Bọ trĩ thưởng thành và ấu trùng thường lẩn trốn ánh sáng, tập trung trong búp chè, trong hoa hoặc ẩn mặt dưới lá non gây hại toàn bộ lá non trở nên sần sùi, cứng giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên, cọng búp có những vết nứt ngang màu xám.

Bệnh thối búp: Bệnh chủ yếu hại lá, cuống lá, búp non và cành non. Vết bệnh đầu tiên chỉ là các chấm nhỏ màu đen về sau phát triển nhanh và rộng (có thể rộng 2cm) khiến các lá non, cành non và búp chè trở nên có màu đen và rụng. Bệnh nặng có thể làm cho cây chè bị khô lá, rụng hết lá và búp không thể thu hoạch được. Khác với bệnh chết cành, bệnh không lan tới các cành già ở dưới mà bệnh thối búp thường dừng lại ở phần vỏ nâu của cành.

Bệnh đốm nâu chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá vết bệnh bắt đầu từ mép lá, màu nâu, không có hình dáng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh lá bị khô, màu xám tro đen lan dần theo hình gợn sóng bánh xe. Trên cành cũng có triệu chứng như vậy, bộ phận bị bệnh có thể bị rách (vỡ) ra.

* Phòng trừ sâu hại trên chè

Đối với rầy xanh: Chăm sóc cây khỏe (trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối…) giữ ruộng sạch cỏ, tránh trồng xen hoặc xung quanh ruộng các cây ký chủ của rầy xanh.Đốn, hái chè đúng kỹ thuật, đúng thời điểm tránh búp chè ra đúng thời điểm rầy rộ. Thu hái búp chè khi rầy rộ để hạn chế trứng rầy. Sử dụng các loại thuốc hóa học như Abamectin (Abatox 3.6EC; Plutel 0.9 EC; Shertin 5.0EC); Abamectin 35g/l+ Emamectin benzoate 1g/l; (Sieufatoc 36EC); Thiamethoxam (Actara 25WP), Imidacloprid (Midan 10WP), phun trực tiếp vào búp chè khi rầy rộ.

Đối với bọ xít muỗi: Mật độ trồng vừa phải, tỉa hình tạo tán chè theo tiêu chuẩn kỹ thuật, Vệ sinh đồng ruộng, xiết chặt lứa hái, hái kỹ các búp chè bị hại (chứa trứng và sâu non) nhằn hạn sự phát triển của bọ xít muỗi. Điều tra thường xuyên để phát hiện sớm sâu còn phát sinh ở diện tích hẹp và lúc sâu mới rộ để tiến hành phun thuốc hóa học như Imidacloprid (Midan 10WP); Oxymatrine (Vimatrine 0.6 L); Thiamethoxam (Actara 25WG, Tata 25WG); Citrus oil (MAP Green 10AS), Abemectin (Javatin 36EC); Abamectin 17.5g/l + Chlorfluazuron 0.5g/l (Confitin 18 EC)...

Đối với bọ trĩ: chăm sóc cây khỏe, bón phân, tưới tiêu, trừ cỏ... đúng yêu cầu kỹ thuật. Thu hái đúng lúc ngắt bỏ trứng và bọ trĩ. Sử dụng cây che mát, tuới phun mưa trực tiếp vào búp chè khi bọ trĩ rộ có thể giảm đáng kể tác hại của bọ trĩ. Hàng năm cần xới xáo, thu gom tàn dư và vun kín gốc chè để diệt nhộng. Bảo vệ thiên địch, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, hạn chế sử

dụng thuốc phổ rộng, Thường xuyên điều tra đồng ruộng và dực trên hệ sinh thái nhằm phát hiện sớm trước khi bọ trĩ đạt mật số gây hại kinh tế cần tiến hành phun thuốc diệt trừ. Có thể sử dụng thuốc Emamectin benzoate (Emaben 0.2EC, Golnitor 10EC, Hoatox 0.5ME, Agbamex 1.8EC, Abagro 4.0EC), Matrine (Agri - one 1SL, Sokupi 0.36AS), để phòng trừ bọ trĩ.

* Phòng trừ bệnh hại trên chè

Đối với bệnh thối búp: Vệ sinh đồng ruộng thu gom đốt tàn dư cây bệnh, lá già rụng trong vườn chè.Trong vườn ươm, khi bệnh chớm xuất hiện có thể dùng kéo cắt và gom đốt những cành bệnh để hạn chế sự lây lan. Để phòng trừ bệnh hiệu quả nên sử dụng một trong các thuốc như: Chitosan (Stop 15WP); Citrus oil (MAP Green 10 AS); Eugenol (Genol 0.3 DD; Lilacter 0.3 SL); Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP); phun ngay khi bệnh chớm xuất hiện ở đầu mùa mưa.

Đối với bệnh đốm nâu: Thường xuyên làm cỏ và vệ sinh vườn chè, không đốn tỉa quá sớm vì cành non rất dễ nhiễm bệnh. Thiết kế vườn chè với mật độ cây hợp lý giúp vườn chè thông thoáng và hạn chế ẩm độ trong vườn. Nếu cây che bóng quá rợp có thể giảm bớt bóng rợp. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Chitosan (Olisan 10DD); Cucuminoid 5% + Gingerol 0.5% (Stifano 5.5SL); Imibenconazole (Manage 5 WP); Ningnanmycin (Diboxylin 8SL) có thể phun liên tiếp 2 lần cách nhau 5 - 10 ngày đến khi thấy có thể khống chế được bệnh. Có thể chọn các thuốc gốc đồng nhưng lưu ý thuốc này có thể là điều kiện làm gia tăng mật độ nhện hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)