Phương hướng phát triển sản xuất chè của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 80 - 81)

Theo Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, chè được xác định là một trong các cây trồng chủ lực giúp người dân giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Để định hướng và phát triển cây chè bền vững cần:

- Tổ chức sản xuất và nâng cấp xây dựng các mối liên kết phát triển chuỗi giá trị chè Shan tuyết Hà Giang nhằm cải thiện thu nhập cho người dân. - Xây dựng các nhóm sở thích, đảm bảo người dân được tham gia liên kết với các cơ sở chế biến chè bền vững.

- Nâng cấp và mở rộng quy mô dây chuyền chế biến chè ra sản phẩm cuối cùng có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng bảo quản, sơ chế cho các cơ sở chế biến.

- Quy hoạch sử dụng đất lâu dài hợp lý, duy trì đảm bảo đất trồng chè không chuyển sang mục đích công nghiệp, dịch vụ, cần có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước và đất sử dụng cho nông nghiệp do chất thải công nghiệp.

- Có cơ chế chính sách thực sự khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nhằm góp phần giảm bớt khó khăn về giá cả vật tư, biện pháp kỹ thuật, tiêu thụ, rủi ro do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

- Tiếp tục quan tâm hỗ trợ vật tư giống, phân bón, đưa giống năng suất chất lượng tốt vào vùng thâm canh, giống chống chịu vào vùng đất bị ô nhiễm hay có nguy cơ ô nhiễm.

- Chú trọng tập huấn các biện pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất chè bền vững trong đó cần chú ý sử dụng hợp lý, tăng cường phân hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ dịch hại, áp dụng biện pháp IPM.

- Xây dựng thử nghiệm và nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả trên đất trồng chè.

- Đầu tư các mô hình sản xuất trình diễn để bà con nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm và áp dụng rộng rãi tại địa phương.

- Khuyến kích nông dân xây dựng các mô hình kinh tế trang trại kết hợp. - Tập trung đầu tư phát triển hệ thống giao thông thủy lợi phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)