Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè tại Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 76 - 78)

Hà Giang

4.4.1. Đánh giá chung

Người dân trong tỉnh có tinh thần cần cù, chăm chỉ, chịu khó, khả năng tiếp thu áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đảm bảo giữ ổn định về

sản lượng và kinh tế địa phương. Từ những kết quả điều tra và phân tích nêu trên, tôi rút ra những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè tại tỉnh Hà Giang như sau:

4.4.1.1. Thuận lợi

- Nguồn đất đai của tỉnh lớn, tương đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp nhất là cây công nghiệp như cây chè và cây ăn quả. Mặt khác diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn khá lớn là điều kiện tốt cho phát triển nông, lâm nghiệp theo tiểu vùng khí hậu. Hình thành các khu chuyên canh tập chung tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh thông qua việc tiếp tục tăng cường nguồn lực đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn như chính sách trợ giá giống, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 30a đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình khuyến nông... tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh phát triển.

- Cơ sở hạ tầng được trú trọng đầu tư và ngày càng được cải thiện là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa.

- Nguồn lao động dồi dào với truyền thống cần cù sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển sản xuất của tỉnh.

- Trình độ, năng lực sản xuất của người dân đã từng bước được nâng lên, nhiều nông dân đã chú trọng thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc và bảo vệ các loại cây trồng.

4.4.1.2. Khó khăn

- Thời tiết diễn biến khắc nghiệt, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài, nắng mưa xen kẽ một mặt giúp cây trồng sinh trưởng tốt, mặt khác cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh xuất hiện, phát sinh, phát triển và gây hại nhiều.

- Địa hình đồi núi, sản xuất manh mún nhỏ lẻ làm hạn chế việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm giảm hiệu quả đầu tư cho sản xuất.

- Tập quán canh tác lạc hậu còn khá phổ biến, tiềm lực kinh tế của nhiều hộ dân còn hạn chế trong khi giá cây trồng và phân bón tăng cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ nông dân cũng như khả năng đầu tư tái sản xuất.

- Công tác khuyến nông chưa thực sự phát triển, còn nhiều xã chưa hợp đồng cán bộ khuyến nông, trình độ chuyên môn khuyến nông một số xã còn hạn chế ảnh hưởng đến việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. - Cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế như đường giao thông, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc sản xuất, dịch vụ giống, phân bón ở các xã vùng sâu, vùng xa còn chưa có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)