Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 47 - 54)

4.1.2.1. Tình hình kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Giang năm 2018 ước 6,6% (đạt mức tăng trưởng trung bình so với 14 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc), thấp hơn so với mục tiêu Nghị quyết đề ra và thấp hơn so với mức tăng trưởng 7,36% của năm 2017.

Trong 6,6% tăng trưởng GRDP toàn tỉnh, khu vực nông lâm nghiệp - thuỷ sản đóng góp 1,48 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - XDCB đóng góp 2,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 2,85 điểm phần trăm; thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,33 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ tiếp tục có mức đóng góp cao nhất vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2018 mặc dù không đạt mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu đề ra 8,0%) nhưng ở một số ngành và lĩnh vực quan trọng tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đã xuất hiện nhiều điểm sáng ghi nhận sự tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền trong điều kiện khó khăn về nguồn lực.

* Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế (theo VA): Tỷ trọng Nông lâm nghiệp – Thủy sản chiếm 30,40%; Công nghiệp - XDCB chiếm 23,01%; Dịch vụ chiếm 46,9%.

- Khu vực I (Nông lâm nghiệp – thủy sản) tăng 5,03%. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với các dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng đang được triển khai và bước đầu thu được kết quả. Năm 2018 tiếp tục tập trung triển khai thực hiện GAP, VietGAP đối với cây chè và cây cam. Hiện nay toàn tỉnh có 7.153 ha chè được cấp chứng nhận GAP, chiếm 38,5 % diện tích thu hoạch; diện tích cam đã chứng nhận VietGAP 2.776 ha, chiếm 31,8% diện tích cam toàn tỉnh, chiếm 62,8% diện tích cho sản phẩm. Bên cạnh việc triển khai thực hiện sản xuất hữu cơ, các cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất theo đúng chất lượng, đề xuất cấp lại giấy chứng nhận sau khi hết hạn để nâng cao giá trị sản phẩm.

- Khu vực II (Công nghiệp - XDCB) tăng 10,55%. Trong đó, ngành công nghiệp chiếm 58,15 % giá trị tăng thêm khu vực II, tăng 13,28%, với mức đóng góp 1,48%. Các nhà máy thủy điện mới đi vào hoạt động đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng ngành công nghiệp của địa phương, giá trị tăng thêm của sản xuất thủy điện chiếm 60,3% tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp. Công nghiệp chế biến tập trung vào sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông sản, khoáng sản của địa phương…

- Khu vực III (Dịch vụ) tăng 6,25%, một số ngành, lĩnh vực chủ đạo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh như: Hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng 7,14%; vận tải kho bãi tăng 11,34%; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,64%; giáo dục và đào tạo tăng 7,31%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,25 %.

4.1.2.2. Tình hình xã hội

* Dân số, lao động và việc làm

Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển toàn diện nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Tình hình dân số và lao động của tỉnh Hà Giang trong năm 2018, kết quả thu được ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 cho thấy: Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2018 là 846.531,00 người. Trong đó, dân số nữ là 419.346,00 người (chiếm 49,54% tổng dân số toàn tỉnh) và nam giới là 427.185,00 (chiếm 50,46% tổng dân số toàn tỉnh).

Dân số khu vực thành thị 127.621,00 người (chiếm 15,08%) và dân số nông thôn là 817.910,00 người (chiếm 84,2%).

Bảng 4.3. Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn của tỉnh Hà Giang năm 2018

Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Số người 846.531,00 427.185,00 419.346,00 127.621,00 817.910,00 Tỷ lệ tăng (%) 101,54 101,66 101,42 101,90 101,48

Cơ cấu (%) 100,00 50,46 49,54 15,08 84,92

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2018

Như vây, dân số của Hà Giang tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ không nhiều; nhưng tỷ lệ chênh lệch giữa người thành thị với người nông thôn cao; người dân chủ yếu ở vùng nông thôn. Đây cũng là đặc điểm điển hình của vùng núi cao nói chung và của Hà Giang nói riêng. Để đánh giá được lực lượng lao động của tỉnh Hà Giang năm 2018, kết quả thu được ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính, thành thị và nông thôn của tỉnh Hà Giang năm 2018

Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Số người trên 15 tuổi 537.700 273.500 264.700 70.800 466.900 Cơ cấu (%) 100 50,86 49,14 13,17 86,83 Số người có việc làm 536.000 272.900 263.100 69.700 466.400 Cơ cấu (%) 100 50,91 49,09 13,00 87,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2018

Trong năm 2018 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 19.784 lao động, đạt 121% kế hoạch, tăng 18,8% so với năm 2017. Trong đó, có 9.843 lao động đi làm việc ngoại tỉnh; 657 lao động đi XKLĐ. Giải quyết cho 1.138 dự án vay vốn quỹ quốc gia về việc làm, với tổng số tiền 45.508 triệu đồng đạt 156,9 % kế hoạch năm, tăng 32,2% so với năm 2017; thu hồi vốn vay 35.412 triệu đồng đạt 131,2% kế hoạch. Tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề cho 10.050 lao động, đạt 201% kế hoạch; giới thiệu việc làm cho 1.719 người đạt 202,2% kế hoạch.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm. Tổng số lao động được tuyển sinh qua các khóa đào tạo nghề năm 2018 ước đạt 10.785 người (đạt 110,7% kế hoạch), trong đó: Cao đẳng nghề 481 người, Trung cấp nghề 789 người, Sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng 9.654 người. Trong tổng số lao động được tuyển sinh đào tạo năm 2018, đào tạo nghề theo cơ chế hỗ trợ đào tạo của tỉnh 7.758 người; nguồn khác và xã hội hóa 1.869 người.

Hiện nay tiềm năng về lao động của tỉnh còn rất lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít và chưa được sử dụng một cách hợp lý. Lao động nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ nên vẫn còn tình trạng dư thừa lao động đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải giải quyết trong thời gian tới.

* Đời sống dân cư

Trong năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng tiếp tục có những chuyển biến tích cực, giúp cho đời sống người dân có những cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người của Hà Giang năm 2018 ước đạt 1.725 ngàn đồng người/tháng.

Theo kết quả khảo sát hộ nghèo, cận nghèo năm 2018 toàn tỉnh có 8.307 hộ thoát nghèo, số hộ tái nghèo và phát sinh mới trong năm là 3.962 hộ. Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh hiện có 56.083 hộ, chiếm 31,17% (giảm 3,01% so với năm 2017); tổng số hộ cận nghèo 22.873 hộ, chiếm 12,71%.

* Giáo dục - đào tạo

Năm học 2018 - 2019 toàn tỉnh có 834 trường học và cơ sở giáo dục, giảm 18 trường so với năm học 2017 - 2018. Tỷ lệ vận động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo toàn tỉnh đạt 99,5% so với dân số trong độ tuổi; tỷ lệ vận động trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt 99,5% dân số trong độ tuổi (riêng trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8% dân số trong độ tuổi). Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ đổi mới giáo dục được cấp uỷ, chính quyền địa phương và ngành giáo dục quan tâm, tính đến cuối năm 2018 tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh đạt 28,42%; ngành giáo dục đã triển khai 19 chương trình, đề án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục trên địa bàn tỉnh.

* Văn hóa

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động phục vụ các sự kiện chính trị của địa phương; tập trung làm tốt công tác quản lý tổ chức lễ hội, quản lý các cơ sở dịch vụ văn hoá công cộng, đưa văn hoá, thể thao về cơ sở góp

phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở địa phương; từng bước nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao...

Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa năm 2018 ước đạt 61,0% tăng 3,1%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận tiêu chí văn hóa năm 2018 đạt 43% tăng 3,3% so với năm 2017, các chỉ tiêu này đều đạt 100% kế hoạch.

Năm 2018 toàn tỉnh có 04 làng được công nhận là làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới đạt 133% kế hoạch năm.

* Y tế

Các hoạt động truyền thông về y tế được triển khai tích cực với hình thức phong phú, tập trung vào các vấn đề ưu tiên của Chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản Việt Nam, An toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm... Hoạt động phòng chống HIV AIDS được đẩy mạnh, công tác kiểm tra, giám sát phát hiện được tổ chức thường xuyên, thông tin, giáo dục, truyền thông được thực hiện dưới nhiều hình thức

Hoạt động bảo đảm ATVSTP được chủ động thực hiện nhằm phát hiện các mối nguy từ các nhóm thực phẩm khác nhau, các vụ ngộ độc được điều tra, giám sát chặt chẽ và báo cáo kịp thời. Năm 2018 toàn tỉnh xả ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm với 196 người mắc, tử vong 03 người. So với năm 2017 số vụ ngộ độc không tăng, không giảm; số người mắc tăng 2 người; số người chết do ngộ độc thực phẩm giảm 03 người.

* Giao thông

Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh, hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã, hầu hết các thôn bản đều có đường bê tông liên thôn. Quốc lộ số 2 là tuyến đường huyết mạch chạy từ Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ đến Thủ đô Hà Nội với chiều dài trên 340

km. Ngoài tuyến đường trên, các tuyến đường nội địa khác được khai thông nối liền với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc.

* Thủy lợi

Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp.Trong nhiều năm qua các công trình thuỷ lợi của tỉnh đã được làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang nhiều hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi Hà Giang, toàn tỉnh hiện có 4.099 công trình thủy lợi, cấp nước tưới cho 36.868 ha lúa 2 vụ, với 4.289 km kênh. Trong đó, có 50 hồ chứa nước thủy lợi các loại, chủ yếu nằm ở các huyện “vùng thấp” như: huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên… Đa phần là các công trình vừa và nhỏ, được tích nước để phục vụ tưới và một phần để nuôi trồng thủy sản, không có tác dụng phòng tránh lũ cho vùng hạ du. Các hồ chứa có dung tích lớn hơn hoặc bằng 3 triệu m3 là: hồ Quang Minh tại xã Quang Minh - huyện Bắc Quang; hồ Trùng tại xã Vĩnh Phúc - huyện Bắc Quang và hồ Km 13 tại bản Bang thuộc xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên. Các hồ chứa còn lại hầu hết là dung tích chứa nước nhỏ (từ 0,1 - 2 triệu m3). Hiện vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tích nước và điều tiết sản xuất.

Hệ thống thuỷ lợi của tỉnh trong những năm qua đã được đầu tư. Song do đặc điểm địa hình của tỉnh đã ảnh hưởng không tốt đến việc tưới tiêu của một số nơi nên hàng năm tình trạng hạn hán, ngập úng cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

* Kết luận: Với những điều kiện hết sức thuận lợi về tự nhiên, kinh tế

- xã hội thì cây chè nói chung và chè Shan nói riêng ở tỉnh Hà Giang hoàn toàn có thể phát triển tốt trở thành một cây trồng kinh tế mũi nhọn và là một trong những sản phẩm đặc thù trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Hà Giang giúp người dân xoá đói, giảm nghèo, giúp các huyện phát triển kinh tế bền vững góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)